Tái hình thành cộng đồng trong các nhà ở xã hội ở Minamisoma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 87 - 91)

3.2. Diễn tiến quá trình, và các hoạt động tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma

3.2.2. Tái hình thành cộng đồng trong các nhà ở xã hội ở Minamisoma

Để cuộc sống lánh nạn của các cƣ dân không bị rơi vào tình trạng lánh nạn lâu dài có thể sớm ổn định việc di chuyển từ các điểm lánh nạn tới nhà ở xã hội cần thiết thực hiện sớm. Dựa trên “kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội sau thảm họa tỉnh Fukushima lần thứ 2 vào tháng 12/2013, thành phố Minamisoma đã chuẩn bị 927 căn nhà ở xã hội. Số lƣợng căn nhà đƣợc xây dựng đƣợc điều chỉnh dựa trên các cuộc điều tra ý hƣớng cộng đồng dân cƣ. Cụ thể kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội ở Minamisoma đƣợc trình bày trong bảng dƣới.

46

http://www9.nhk.or.jp/archives/311shogen/detail/#dasID=D0007010896_00000 (03/12/2018)

Bảng 0-3: Kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội thành phố Minamisoma Địa phƣơng Chủ thể chuẩn bị Số căn Loại hình Bắt đầu nhập cƣ Nhận nhân viên giao lƣu Giai đoạn 1 Kitahara Haramachi Tỉnh Fukushima 264 Nhà tập thể 16.09.2016 T9.2016 Kamimachi Haramachi Tỉnh Fukushima 182 Nhà tập thể 15.12.2016 T12.2016 Giai đoạn 2 Tsujiuchi Haramachi Tỉnh Fukushima 176 Nhà tập thể 13/3&1/8 2016 T3.2017 Giai đoạn 3 Minamimachi Haramachi Tỉnh Fukushima 255 Nhà tập thể 1.12.2016 T12.2016 Nishimachi Kashima Tỉnh Fukushima 50 Nhà riêng 16.11.2016 T11.2016 Tổng cộng - 927 - -

(Nguồn: Chƣơng trình hƣớng tới hình thành cứ điểm cuộc sống cho ngƣời lánh nạn lâu dài – [42, tr 2] 47 )

Phần cứng của các nhà ở xã hội đƣợc thiết kế cả khu vực dùng cho cho các hoạt động giao lƣu giữa ngƣời vào ở, ngƣời lánh nạn khu vực lân cận và ngƣời dân trong khu vực. Về dịch vụ chăm sóc, cơ quan y tế trong thành phố Minamisoma, tình trạng thiếu nhân viên tại các điểm lánh nạn vẫn tiếp diễn. Do vậy, cùng với việc xây dựng các nhà ở xã hội, cần thiết bổ sung nguồn lực về dịch vụ chăm sóc sức khỏe việc theo dõi nắm bắt tình hình cụ thể tại các khu vực đƣợc tiếp tục thực hiện một cách triệt để. Để mối liên hệ giữa khu vực nhà ở xã hội với dân cƣ khu vực

47長期避難者等の生活拠点の形成に向けた取組

http://www.reconstruction.go.jp/topics/main-cat1/sub-cat1-4/com/20180330_8minamisouma.pdf (03/12/2018)

xung quanh diễn ra suôn sẻ, các công trình đƣờng xá, công viên đƣợc hoạch định và xây dựng...

Phƣơng pháp tuyển chọn ngƣời vào nhà ở xã hội đƣợc tiến hành là “nhà ở ƣu tiên”. Ƣu tiên các gia đình có ngƣời cao tuổi trên 65 tuổi và gia đình có ngƣời bị thƣơng cần ngƣời chăm sóc ở các hành lang tầng 1 hoặc nhà riêng và “đăng ký nhóm”- dành cho nhóm các hộ gia đình có thể đăng ký ở liền một khu vực nhằm duy trì liên kết cộng đồng cũ.

Cùng với việc thiết kế những khu vực chuyên dành cho hoạt động sinh hoạt cộng đồng, ở Minamisoma cũng tiến hành phái cử các nhân viên giao lƣu có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giao lƣu, lên kế hoạch xây dựng các hội nhóm tăng cƣờng mối liên hệ giữa ngƣời lánh nạn với ngƣời dân khu vực. Cụ thể, theo bản ghi chƣơng trình hƣớng tới hình thành cứ điểm cuộc sống cho ngƣời lánh nạn lâu dài số nhân viên giao lƣu 2016 là 7 ngƣời, năm 2017 con số tăng lên gấp đôi 14 ngƣời và tới 2018 là 18 ngƣời. [Nguồn: chú thích 40- Tr 3]

Không chỉ là sự mối liên kết tƣơng trợ những cƣ dân trong cùng một không gian sống nhà ở xã hội, câu chuyện của Wada Tomoyuki ở Otaka - ngƣời sáng lập ra Otaka worker’s Base – mô hình không gian làm việc tập thể đã cho thấy sự gắn kết cộng đồng tái sinh, hình thành từ những sinh hoạt đời đống thƣờng nhật.

Wada Tomoyuki (39 tuổi, năm 2016) là ngƣời sáng lập, đứng đầu Otaka worker’s base - một mô hình Coworking space ở quận Otaka thuộc Minamisoma.

Coworking space là nơi tập hợp nhiều ngƣời ở các lứa tuổi với đa dạng các ngành nghề, tại đó các thành viên sẽ vừa làm việc và giao lƣu. Wada là ngƣời xuất thân từ quận Otaka và đã từng đến Tokyo để học tập. Wada đã khởi nghiệp tại một công ty IT. Cho đến khi trở lại Otaka, ông vẫn duy trì công việc ở Tokyo từ xa. Sau thảm họa động đất gia đình ông đã lánh nạn ở Aizuwakamatsu. Để chuẩn bị cho việc quay về quê hƣơng 2012 anh đã nghỉ công việc ở Tokyo và vừa đi lại vừa bắt đầu hoạt động tại Otaka. Khi đƣợc hỏi về nguồn gốc ý tƣởng cho mô hình khu làm việc tập thể (cộng đồng) anh đã chia sẻ:

Chủ yếu là đối với hiện trường không còn gì sau thảm họa, sẽ có cảm giác thiếu kiên nhẫn nên dù cho các khu vực khác đang dần dần phục hưng, mà dù chúng tôi cùng với những người dân địa phương hiệp lực tạo ra các dự án và các hoạt động hướng tới phục hưng, và dù cho có nhiều người như chúng tôi cũng đã tới mà vẫn chưa mang lại một hiệu quả gì nên tôi chỉ nghĩ là cần phải làm một cái gì đó.

Khi suy nghĩ cần phải làm một cái gì đó, trước mắt nghĩ tới vấn đề tại nơi lánh nạn chỉ là tập trung con người về mặt vật lý mà không có môi trường để phát triển các dự án chuyên tâm tại chỗ, trong khi lúc bấy giờ mô hình Coworking space đang rất thịnh hành ở Tokyo. Và tôi đã nghĩ tới việc tạo dựng Coworking space ở khu vực lánh nạn sẽ giải quyết được những vấn đề ở đây theo chiều hướng khả quan.” 48

Mô hình Coworking space đã đƣợc hình thành và hoạt động hiệu quả đúng nhƣ những gì anh Wada đã đặt hi vọng. Và mô hình Otaka worker’s Base đã đạt giải thƣởng danh mục giải dành cho hoạt động khối, trong giải thƣởng tái thiết khu vực Hokkaido – Tohoku. Wada tiếp tục chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc xây dựng mô hình Coworking space và những thay đổi về quan niệm sống của mình sau thảm họa.

“Tôi có một suy nghĩ công việc mình đang làm như một mạch máu trong khu vực địa phương và khi công việc cá nhân này được vận hành sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề của Otaka, kết nối được nhiều người trong khu vực và sẽ có những doanh nghiệp (hoạt động kinh doanh) nào được tạo ra từ đó.

Dù thế nào đi nữa thì những người trẻ thường không muốn quay lại. Tại nơi lánh nạn một cuộc sống mới đã được định hình nên dù cho muốn trở lại cũng họ cũng không làm như vậy. Khi nghĩ làm như thế nào để tập hợp lại mọi người, tôi đã nghĩ nếu có một công ty mà công việc mang sức hấp dẫn, nơi làm việc mang lại cho người ta cảm giác nhất định muốn làm ở đó, khi kể cả

48

http://www9.nhk.or.jp/archives/311shogen/detail/#dasID=D0007710104_00000 (03/12/2018)

những người ở khu vực lánh nạn hay một nơi khác người ta cũng sẽ tới. Ngược lại, chỉ những người thực sự muốn sống ở đây sẽ quay trở lại. Những người không thích họ sẽ dời đi. Nên tôi đã nghĩ tới việc tạo ra một cộng đồng có cấu trúc là những người chung chí hướng yêu thích và muốn quay trở lại đây sống là một điều thật tốt lúc bấy giờ.

Điều tôi nhận thấy khi bắt đầu cuộc sống lánh nạn là những điều trước đây được đều được thực hiện một cách cá nhân như: kiếm tiền, kết hôn, sinh con, và đến việc trưởng thành lớn lên cũng trong dự định cá nhân nữa. Nhưng khi rơi vào thảm họa như vậy, khi mạng lưới an toàn bị mất đi, tôi nhận ra rằng chỉ bằng năng lực của mình thì không thể làm được điều gì cả. Cho đến lúc bấy giờ, mục tiêu của thế giới là công nghệ thông tin, với tầm nhìn đó mục tiêu là lo sinh kế gia đình một cách nhanh chóng, hiệu quả, vui vẻ.

Trước thảm họa tôi cũng đã làm việc theo quan điểm giá trị như vậy nhưng cuối cùng, dù có tiền thì cũng không có ích, cái gắn với sinh mệnh là những liên kết từ trước tới nay. Nhận thức được cuộc sống chỉ có tiền và tồn tại một cách cô lập khá là nguy hiểm và không tránh khỏi những rủi ro nên khi lánh nạn tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc cần thiết phải thay đổi công việc và cách sống.”49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)