1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phƣơng và
1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó và
và phục hưng sau thảm họa
Các hành động của chính phủ Nhật Bản sau thảm họa kép đƣợc tóm tắt lại trong bản “Đánh giá các hoạt động của Văn phòng Nội Các trong động đất Thái Bình Dƣơng tháng 3 năm 2011”18 . Nội dung cụ thể nhƣ sau:
1/ Thông qua chính phủ Nhật Bản tiếp nhận viện trợ cho khu vực thảm họa sau thiên tai. Xuất phát từ yêu cầu cần có một bộ phận tiếp nhận viện trợ của chính phủ
18
để có thể tiếp cận rộng rãi tới dân cƣ vùng chịu thiệt hại, ngày 5/4/2011, chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên đã thành lập bộ phận tiếp nhận viện trợ trực thuộc chính phủ.
Ban đầu thời gian tiếp nhận viện trợ là từ ngày 5/4/2011 tới cuối tháng 9/2011, nhƣng sau đó vì có yêu cầu từ các phía, thời gian hoạt động của bộ phận này đã đƣợc gia hạn hai lần và kết thúc vào tháng 9/2012. Tính tới thời điểm ngày 27/4/2012, tổng số tiền viện trợ tiếp nhận và đƣợc chuyển tới các khu vực chịu thiệt hại cụ thể nhƣ sau: Số lần tiếp nhận: 8.547 lần. Tổng số tiền tiếp nhận: 3.315.593.710 yên; số tiền chuyển tới địa phƣơng bị thiệt hại: 3.212.375.000 yên. Với vai trò, vị trí của mình, chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng bắt tay vào việc thiết lập tài khoản, bộ phận liên hệ, chuẩn bị hệ thống tiếp nhận viện trợ một cách linh hoạt và đƣa vào hoạt động có hiệu quả.
2/ Phái cử nhân viên hành chính tới các vùng thảm họa. Tổng cộng đã có 427 nhân viên hành chính đƣợc cử tới tỉnh Iwate (37 ngƣời), tỉnh Miyagi (172 ngƣời), tỉnh Fukushima (118 ngƣời). Ngoài ra, một nhân viên đã đƣợc cử làm phó thị trƣởng của thành phố Rikuzentakata. Báo cáo hoạt động của các nhân viên phái cử đƣợc tổng hợp lại và đăng lên thông báo của Nội các.
Sau hoạt động phái cử, những kinh nghiệm ứng phó, cứu trợ thảm họa của nhân viên phái cử đã đƣợc chia sẻ rộng rãi những nhân viên chính phủ khác để có những kinh nghiệm ứng phó thảm họa sau này.
3/ Trong điều kiện cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề sau thảm họa, ngƣời dân thực hiện di cƣ sơ tán ra khỏi địa phƣơng, để ngƣời dân có thể nắm bắt đƣợc những thông tin chính xác và có liên hệ với chính quyền địa phƣơng, phòng thông tin chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách, chƣơng trình, hƣớng tới đối tƣợng là ngƣời bị hại sau thảm họa nhƣ phát thanh những thông tin chính thức về thảm họa từ chính phủ, phát hành báo tƣờng, sổ tay hƣớng dẫn địa phƣơng để đăng thông tin về các trung tâm sơ tán, các thông tin tạm thời hữu ích cho việc tái thiết cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, chƣơng trình tivi hƣớng tới vùng chịu thiệt hại nhằm đƣa tin về các chính sách chính phủ và hoạt động ứng phó, tái thiết của địa phƣơng và thành lập các trang web đăng tải lại chƣơng trình đài và tivi đã phát…
Tập trung hƣớng tới đối tƣợng cƣ dân vùng bị ảnh hƣởng, tuy nhiên bên cạnh đó văn phòng thông tin chính phủ còn có các chƣơng trình truyền thông dành cho cƣ dân toàn quốc và nƣớc ngoài nhƣ, bài đăng cảm ơn sự giúp đỡ các quốc gia trong và ngoài khu vực trên các tờ báo quốc tế.
4/ Ngày 13/3/2011, các cơ quan về tài chính và kinh tế đã tổ chức cuộc họp xem xét tình hình kinh tế, dựa trên báo cáo về thực trạng và các hoạt động của các ngành, cục liên quan đã xây dựng chính sách cơ bản để tái thiết và tăng cƣờng quản lý tài chính trong thời gian ngắn, trung và dài hạn.
Bằng sơ đồ 1-1 “Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối quan hệ tƣơng trợ” dƣới đây, chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ các cấp hành chính trong công cuộc phục hƣng. Các cơ quan hành chính nhƣ chính phủ và chính quyền địa phƣơng không chỉ đóng vai trò quan sát ra chỉ đạo mà còn là đơn vị trực tiếp đƣa xuống các khoản kinh phí góp phần xây dựng cơ sở vật chất là tiền để quan trọng của cuộc sống. Dựa trên hạ tầng đó, đời sống đƣợc ổn định mối liên kết giữa cƣ dân dần dần đƣợc tái hình thành.
Sơ đồ 0-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối quan hệ tƣơng trợ
Nguồn: [19, tr 292].