Trong những năm gần đây, Nhật Bản vốn là quốc gia có số lƣợng không nhỏ những vụ ngƣời chết cô độc. Không có một định nghĩa pháp lý nào về cái chết cô độc, họ là những ngƣời qua đời một khoảng thời gian trong căn hộ trƣớc khi đƣợc ngƣời khác phát hiện ra. Từ sau thảm họa kép tháng 3/2011, cuộc sống của cƣ dân vùng bị ảnh hƣởng ở những ngôi nhà tạm hay nhà ở xã hội, cũng đã xảy ra những hợp chết cô độc trong các căn phòng cho tới một thời gian sau mới đƣợc phát hiện.
Theo tổng kết của báo Asahi, số ngƣời chết cô độc tại nhà tạm trú, nhà ở xã hội sau thảm họa lần lƣợt qua các năm, năm 2011: 16 ngƣời; năm 2012: 38 ngƣời; năm 2013: 41 ngƣời; năm 2014: 44 ngƣời; năm 2015: 51 ngƣời. Nhƣ vậy cho tới thời điểm 2015 số ngƣời chết cô độc là 190 ngƣời và không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó nhiều nhất là tỉnh Miyagi với 84 ngƣời, tỉnh Fukushima 66 ngƣời và tỉnh Iwate là 40 ngƣời. Trong 190 ngƣời có 137 ngƣời là nam giới và 81 ngƣời trong số đó dƣới 65 tuổi42.
Báo Jiji cũng đƣa tin về việc tại một khu nhà phục hƣng ở quận Miyagino thuộc thành phố Sendai (tỉnh Miyagi) gồm 28 hộ đƣợc hoàn thiện và bắt đầu tiếp nhận dân cƣ vào năm 2014 đã có 4 ngƣời chết sau một thời gian cƣ trú, trong đó có 2 ngƣời chết trong tình trạng cô độc. Tháng 10/2017, một ngƣời đàn ông độ tuổi khoảng 60 đã chết và không ai biết đến trong khoảng 10 ngày cho tới khi một ngƣời bạn tới thăm mới phát hiện ra. Theo cƣ dân ở đây ngƣời đàn ông này đã mất mẹ sau thảm họa sóng thần và sống cô độc một mình, không có nhiều các mối quan hệ và gần nhƣ không tham gia vào các nhóm hoạt động tự quản của khu vực. Trƣớc sự việc xảy ra nhƣ vậy, ông Yukio Matsutani, 65 tuổi, ngƣời đứng đầu hiệp hội khu phố vào thời điểm đó, cho biết: "Trận động đất vẫn chƣa kết thúc, chúng tôi đã vui vẻ chuyển tới nơi ở mới song vẫn cảm thấy sợ hãi và ám ảnh không ngừng. Các nạn nhân của thảm họa, bao gồm cả tôi trong đó, cần phải có thời gian để xây dựng các mối quan hệ, thích nghi với cuộc sống đã bị thay đổi sau thảm họa”.43
42https://www.asahi.com/articles/ASJ2L354YJ2LUBQU00N.html (03/12/2108) 43
Về bối cảnh hiện tƣợng ngƣời chết cô độc trong các nhà tạm trú ngày một tăng, tại cuộc họp về phúc lợi xã hội tại tỉnh Miyagi đã chỉ ra là liên kết hàng xóm, vùng phụ cận trở nên mờ nhạt, tính năng tƣơng trợ khó đƣợc đảm bảo.
Ngay sau khi thảm họa kép xảy ra, nắm bắt đƣợc tình hình về cái chết cô độc vốn đã xuất hiện từ khi xảy ra trận động đất Awaji-Hanshin năm 1995, Nội các Nhật Bản đã thực hiện một cuộc họp chuyên môn liên quan tới vấn đề phòng chống xảy ra chết cô độc với nạn nhân sau thảm họa kép vào ngày 8/6/2011 tại thành phố Sendai (tỉnh Miyagi).
Tại hội nghị trên, trên cơ cở các nghiên cứu liên quan tới “cái chết cô độc” sau thảm họa động đất Awaji-Hanshin năm 1995, các địa phƣơng ra đƣa ra những đối sách, xây dựng những chƣơng trình đối ứng phù hợp với tình hình mỗi địa phƣơng nhằm hƣớng tới cuộc sống an toàn, liên kết bền vững tại các khu vực sơ tán, tạm trú sau thảm họa. Một ví dụ có thể kể đến là mô hình “hiệp tác bảo vệ sự an toàn” ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Với phƣơng châm là “Bằng sự gắn bó, nuôi dƣỡng cảm giác an toàn để tái thiết lại cuộc sống và tái sinh từ thảm họa ”, thành phố Sendai đã đƣa ra mô hình cho sự chung sức hỗ trợ nhƣ dƣới đây:
Sơ đồ 0-4: Mô hình hợp tác hỗ trợ ngƣời sơ tán sau thảm họa thành phố Sendai
Nguồn: [71.2 , tr 7]
Cùng với việc xây dựng các mô hình hỗ trợ ngƣời yếu thế, cô đơn tại các nhà tạm trú sau thảm họa, hạn chế xảy ra hiện tƣợng chết cô độc tại các địa phƣơng và phát hành các đối sách dƣới dạng tài liệu, để các nội dung đó đƣợc phổ biến rộng rãi, Nội các Nhật Bản cũng đã đƣa ra thông điệp kêu gọi đoàn kết tăng cƣờng sức mạnh liên kết khu vực. Dƣới đây là một phần trích đoạn.
“Mọi người trong khu vực thiệt hại bởi thảm họa, nhất định hãy sử dụng tích cực tài liệu cuộc họp lần này, phổ biến rộng rãi tới dân chúng, hướng tới tăng cường liên kết trong từng khu vực, để bảo vệ những sinh mạng yếu đuối đã vượt qua thảm họa. Nếu bạn nhận thấy những người không được khỏe, những người chỉ ở liền trong nhà, xin hãy chia sẻ, hãy truyền năng lượng tới họ để tránh xảy ra những chuyện đáng buồn như cái chết cô độc. Vì vậy, những đơn vị cá nhân liên quan rộng rãi như người đứng đầu các thành phố, thị trấn, làng, người tổ chức phúc lợi, người hoạt động liên quan tới NPO, hãy chia sẻ.” [71.1, tr1]
Thông điệp trên của Nội các Nhật Bản đã cho thấy, ngay tại thời điểm sau thảm họa, khi công cuộc tái thiết, tái định cƣ lại cuộc sống mới bắt đầu, chính phủ trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng Nhật Bản đã chú trọng và nỗ lực phòng chống hiện tƣợng chết cô độc sau thảm họa kép.