Những khó khăn trong quá trình phục hưng ở thành phố Minamisoma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 111)

Vấn đề tái thiết sau thảm họa ở Minamisoma gặp phải những khó khăn lớn là sự suy thoái về cộng đồng khu vực và mất đi quyền tự chủ của chính quyền địa phƣơng. Cụ thể việc khử xạ ở Minamisoma đƣợc thực hiện do chỉ thị từ chính quyền thành phố, Tuy nhiên toàn bộ Otaka và một bộ phận Haramachi đƣợc chỉ định là khu vực nhiễm xạ đặc biệt nên việc thực hiện các nghiệp vụ tẩy xạ là do Chính phủ thực hiện. Kế hoạch việc khử xạ ở Minamisoma đƣợc công khai vào ngày 28/3/2012. Hƣớng tới việc thực hiện khử xạ, việc thu thập ý hƣớng cƣ dân về vị trí nhà tạm đƣợc thực hiện. Ở Minamisoma, các cuộc đàm phán thống nhất ý kiên dân cƣ đƣợc thực hiện từ ngày 12/4/2012. Dựa trên tình hình đó công cuộc khử xạ ở Minamisoma đƣợc bắt đầu từ ngày 26/8/2012. Cho tới thời điểm tháng 9/2012, việc

tẩy xạ ở Minamisoma diễn ra song song bởi sự điêu hành chính phủ và chính quyền thành phố.

Liên quan tới đặc điểm cộng đồng cƣ dân sau thảm họa, cơ cấu dân cƣ theo độ tuổi ở Minamisoma cũng có thay đổi theo hƣớng bị già hóa. Nguyên nhân là do tỉ lệ ngƣời ở độ tuổi trẻ, thành niên di cƣ ra khỏi thành phố tƣơng đối cao và có xu hƣớng tăng lên. Điều này dẫn tới hệ quả sự thiếu hụt về nguồn lao động trẻ, ảnh hƣởng tới cục diện chung của nền kinh tế. Theo kết quả thống kê từ Minamisoma, số lƣợng công nhân lao động trong các xƣởng sản xuất ban đầu là 1.967 ngƣời, tới thời điểm ngày 28/8/2013, số công nhân giảm xuống còn 1.373 ngƣời, tƣơng đƣơng với 70% số lƣợng trƣớc khi xảy ra thảm hoạ kép. Bên cạnh đó là một loạt các vấn đề liên quan tới điều dƣỡng phúc lợi đặt ra đối với một cộng đồng kết cấu dân số già.

Liên quan tới một số vấn đề cần giải quyết sau thảm họa nhƣ tẩy xạ, địa điểm xây dựng các nhà tạm trú, việc thống nhất ý chí của cộng đồng dân cƣ ở Minamisoma cũng đã gặp phải những khó khăn. Trong vấn đề giải quyết môi trƣờng ô nhiễm phóng xạ sau sự cố nhà máy điện hạt nhân, cụ thể là vấn đề tẩy xạ, hầu nhƣ không có sự khác biệt trong ý kiến của cƣ dân trong vùng. Song về địa điểm xây dựng nhà tạm trú, việc có đƣợc sự đồng thuận ủng hộ từ những cƣ dân khu vực lân cận không phải là vấn đề đơn giản. Công cuộc xây dựng nhà tạm trú, cần thiết những cuộc trao đổi giữa cƣ dân địa phƣơng và nhân viên hành chính. Tuy nhiên cơ cấu thể chế trao đổi trực tiếp cƣ dân và nhân viên hành chính từ trƣớc cho tới nay có những điểm hạn chế nên trong lần trao đổi lần này vẫn tồn tại những khó khăn nhất định. Cụ thể cho tới thời điểm tháng 6/2013, giữa chính quyền Haramachi và Kashima đã có 130 cuộc đàm phán trao đổi giữa nhân viên hành chính và cƣ dân nhƣng chỉ 10 trong số đó đƣợc giải quyết triệt để. [39, tr 21]

Tại một số cộng đồng dân cƣ còn tồn tại những vấn đề lớn nhƣ tính liên kết yếu, mối liên hệ giữa cƣ dân trong cộng đồng mờ nhạt, sức ảnh hƣởng vai trò lãnh đạo khu vực không rõ rệt. Ngoài ra việc bồi thƣờng cho các nạn nhân chịu ảnh hƣởng bởi sự cố điện hạt nhân có nhiều mức khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây tới sự bất đồng, bất hòa trong cộng đồng dân cƣ.

Tiểu kết

Liên kết cộng đồng khu vực bền vững hay không có sự ảnh hƣởng mạnh mẽ tới quá trình phục hƣng sau thảm họa. Cùng với việc thực hiện xây dựng các nhà ở xã hội thực hiện các cuộc khảo sát ý hƣớng cƣ dân hàng năm qua đó đƣa ra những chính sách hỗ trợ về phúc lợi, tăng cƣờng giao lƣu liên kết cộng đồng cƣ dân, có thể nhìn thấy sự chuyển biến tích cực của công cuộc tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma. Tuy nhiên ở một số khu vực tính “yếu” của cộng đồng cũng đã gây ra một số khó khăn trong công cuộc xây dựng nhà tạm trú và khử nhiễm sau thảm họa. “Khoảng cách” này không chỉ xuất hiện trong các cộng đồng mới đƣợc hình thành mà còn tồn tại ở những cộng đồng cũ. Liên quan tới tái thiết tại Minamisoma, là ví dụ hiện thực hóa khoảng cách giữa chính phủ và khu vực. Trong bối cảnh phục hƣng sau thảm họa cần thiết tính chủ động từ chính quyền địa phƣơng thì ở Minamisoma liên quan tới vấn đề khử xạ và phân phối tài chính, việc phát huy tính tự chủ của chính quyền địa phƣơng gặp khó khăn, bị giới hạn bởi sự can thiệp của chính phủ.

Một nhân viên trong phòng đối sách nhiễm xạ thành phố Minamisoma lo sợ rằng với tình trạng trẻ em và ngƣời trẻ tiếp tục ra khỏi thành phố nhƣ hiện nay, thành phố sẽ sớm rơi vào trạng thái phá sản. [22, tr 21]. Nguyên nhân là do thảm họa kép với động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân làm thay đổi môi trƣờng sống và cơ sở vật chất. Trƣớc khi thảm họa xảy ra, việc giảm quy mô dân số, liên kết cộng đồng yếu đã tồn tại nhƣ một vấn đề của thành phố Minamisoma. Do ảnh hƣởng của thảm họa kép các vấn đề đã phơi bày và gây ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình tái thiết cũng nhƣ phục hƣng sau thảm họa. Để cho tới nay thời điểm hơn 7 năm sau thảm họa, Minamisoma đã có những hồi phục nhất định về các mặt kinh tế, phần nào ổn định đời sống xã hội cho cả bộ phận dân cƣ lánh nạn lâu dài hay những cƣ dân quay về phục hƣng trên quê hƣơng.

KẾT LUẬN

Thảm họa kép tháng 3/2011 với tính chất phức hợp cả thảm họa tự nhiên và sự cố nhà máy điện hạt nhân đã trở thành mốc biến cố thiệt hại lớn nhất đối với nền kinh tế xã hội Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đến thời điểm hiện tại trải qua hơn 7 năm sau thảm họa, các khu vực địa phƣơng ảnh hƣởng vẫn đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển trở lại. Thông qua tìm hiểu về bối cảnh diễn biến quá trình di cƣ sau thảm họa và mối quan hệ giữa di cƣ và yêu cầu tái hình thành cộng đồng đã làm sáng tỏ vai trò, tính tất yếu, cấp thiết của hoạt động tái hình thành cộng đồng trong quá trình phục hƣng. Và qua việc tìm hiểu cụ thể hoạt động tái hình thành cộng đồng trƣờng hợp thành phố Minamisoma, tỉnh Fukushima đã cho thấy quá trình tái thiết, phục hƣng sau thảm họa đƣợc chi phối bởi những nhiều yếu tố nhƣ là thay đổi điều kiện tự nhiên - xã hội của từng khu vực, quản lý của chính quyền địa phƣơng.

Trong chƣơng 1, thông qua những con số thống kê về thiệt hại thảm họa kép tháng 3/2011 gây ra, bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc với một loạt các hệ lụy xã hội liên quan đã đƣợc làm sáng tỏ. Những thiệt hại về ngƣời và của từ trong thảm họa đã gây ra chấn động tâm lý nhất định với cƣ dân vùng chịu ảnh hƣởng. Mặt khác là rất nhiều những khó khăn phát sinh trong quá trình ứng phó và phục hƣng. Ở mỗi tỉnh vùng Đông Bắc, do điều kiện địa lý và kinh tế xã hội khác nhau mà chịu ảnh hƣởng của thiên tai ở một mức độ khác nhau. Tuy nhiên, dù ở trong bối cảnh thiệt hại nặng nề nhƣ thế nào- tái hình thành cộng đồng cũng là nhiệm vụ hàng đầu trờ thành nền tảng cho toàn bộ quá trình phục hƣng sau thảm họa.

Trong chƣơng 2, bằng việc làm sáng tỏ khái niệm “cộng đồng” đã đƣợc ứng dụng vào tìm hiểu đặc trƣng quá trình tái hình thành cộng đồng tại các “loại hình cƣ trú” phổ biến sau thảm họa. Ở mỗi giai đoạn và môi trƣờng hoàn cảnh sống khác nhau, liên kết cộng đồng đƣợc duy trì, tái hình thành, hay hình thành mới từ những hành động cá nhân mang tính chất tự phát hay là chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng; tổ chức tình nguyện cũng đều hƣớng tới mục đích tƣơng trợ lẫn nhau, tăng cƣờng sức mạnh nguồn lực con ngƣời - chủ thể quá trình phục hƣng. Thảm họa

là nguyên nhân nhƣng cũng chính là điều kiện hình thành các liên kết mới, chặt chẽ trong cộng đồng cƣ dân vùng thiệt hại. Dữ liệu khảo sát hàng năm của NHK đã cho thấy sự chuyển biến từ nhận thức tới thực tế hành động của cƣ dân vùng thiệt hại sau thảm họa. Cùng với quá trình tái hình thành cộng đồng ý thức của cƣ dân về các mối liên hệ xã hội cũng thay đổi.

Trong chƣơng 3, thông qua tìm hiểu và phân tích quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa tại thành phố Minamisoma thấy đƣợc đặc điểm quá trình tái thiết trong mối quan hệ với những chính sách chỉ đạo từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Là một địa phƣơng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ thảm họa kép, tuy nhiên sau thảm họa chính quyền địa phƣơng Minamisoma đã nhanh chóng đƣa ra các đối sách ổn định nơi cƣ trú cho cƣ dân lánh nạn. Cùng với đó trên cơ sở thực hiện các cuộc khảo sát ý hƣớng hàng năm có những điều chỉnh chính sách hỗ trợ về phúc lợi, tăng cƣờng giao lƣu liên kết cộng đồng cƣ dân. Nhờ vậy cho tới nay thời điểm hơn 7 năm sau thảm họa có thể nhìn thấy những hiệu quả từ công cuộc tái hình thành cộng đồng cũng nhƣ phục hƣng trên mọi mặt của thành phố.

Oyane Jun đã đƣa ra định nghĩa về phục hƣng nhƣ sau. “Phục hƣng là quá trình dẫn đến “tái thiết cuộc sống”, nghĩa là một hình ảnh hiện trạng cuộc sống bị thảm họa sẽ đạt đƣợc trong tƣơng lai, nó đƣợc hình dung trên cơ sở lồng ghép các mô hình biến động xã hội trong tƣơng lai gần (biến động cấu trúc của đời sống xã hội một cách quyết liệt thông qua quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực tƣơng đƣơng với sáng tạo xã hội mới) vào hình ảnh cụ thể của việc thực hiện “phục cổ” (khôi phục nguyên hình dạng ban đầu của luật định hoặc khôi phục cải thiện) [8, Tr 6]. Từ khái niệm phục hƣng này, Oyane cũng đã nhấn mạnh quá trình này là quá trình chính trị mang tính địa phƣơng có tính vi mô với rất nhiều chủ thể… Trọng tâm cơ bản của quá trình này có lẽ là việc tái xây dựng những mối quan hệ xã hội đã bị tổn hại. Để thiết lập đƣợc kế hoạch phục hƣng phù hợp cần dựa trên mức độ ảnh hƣởng của thảm họa và đặc trƣng từng khu vực. Với thảm họa kép tháng 3/2011, Nhật Bản đã áp dụng triệt để lý thuyết phục hƣng này.

Lấy hoạt động tái hình thành cộng đồng làm trung tâm, ý thức hƣớng tới xây dựng cộng đồng mới sau thảm họa của mỗi cá thể đƣợc phát huy một cách hết sức tự nhiên, nhƣ là một nét tính cách, đặc trƣng của ngƣời Nhật. Sau thảm họa, những đặc điểm nổi bật tính cách ngƣời Nhật Bản đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ là: đoàn kết, giữ vững kỷ luật, trật tự xã hội xuất phát từ “tinh thần tập thể” và lòng kiêu hãnh, trọng danh dự; khả năng chịu đựng gian khổ, sự nhẫn nại và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cùng với tinh thần tập thể là sự phục tùng, tin tƣởng của nhân dân vào bộ máy chính quyền, sự trung thành tuyệt của ngƣời lao động với lợi ích của công ty, lịch sự, tự chủ, tránh làm phiền ngƣời khác. Những tinh thần đó lại là kết quả của một loạt các nhân tố từ điều kiện địa lý tự nhiên, tới lịch sử văn hóa- xã hội và giáo dục quyết định. Kết quả là quá trình phục hƣng ở vùng Đông Bắc trên cơ sở các tổ chức liên kết - tƣơng trợ cộng đồng đã diễn ra nhanh chóng nhƣ mong đợi với nhiều thành tựu nổi bật. Mỗi năm, qua mỗi lần tƣởng niệm nạn nhân thảm họa là thời điểm nhìn lại diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống dân cƣ 3 tỉnh thiệt hại đƣợc khôi phục, phát triển.

Tuy nhiên, trong toàn bộ quá trình tái hình thành cộng đồng vẫn có những vấn đề tiêu cực tồn tại nhƣ là trƣờng hợp không thích nghi làm quen với cộng đồng tại khu vực tạm trú dẫ tới chết cô độc, vấn đề kỳ thị ngƣời lánh nạn từ Fuksuhima, tỉ lệ ngƣời trẻ quay trở về quê hƣơng ít....Đây vốn là những vấn đề chung của toàn xã hội Nhật Bản tuy nhiên đặt vào bối cảnh sau thảm họa kép, những sự việc nhƣ vậy đã làm phá vỡ đi liên kết cộng đồng cần có tại thời điểm khó khăn này. Vì vậy việc tăng cƣờng những hành động những tổ chức liên kết, hoạt động thiết lập cộng đồng, đƣa tất cả mọi ngƣời trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau sẽ góp phần hạn chế sự việc đáng tiếc nhƣ vậy xảy ra.

Việt Nam là một đất nƣớc nhiệt đới nhƣng cũng có vị trí nơi tiếp giáp các mảng lục địa, kiến tạo chƣa đƣợc ổn định. Đặc biệt, Việt Nam nằm ở vị trí giao tranh của các yếu tố tự nhiên khác nhƣ địa hình giữa lục địa và biển, khí hậu gió mùa.. nên thiên nhiên cũng mang tính chất phức tạp. Do vậy ảnh hƣởng của những thảm họa từ

tự nhiên cũng luôn là vấn đề đe dọa ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống cƣ dân Việt Nam. Cuộc sống của ngƣời Việt trong và sau thiên tai luôn chứa đựng sự bất ổn, thiếu thốn và tạm bợ. Học tập tinh thần, tác phong ứng phó với thảm họa, đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực tƣơng trợ, tái hình thành cộng đồng của ngƣời Nhật sẽ là một bài học quý giá cho Việt Nam trong quản lý xã hội nói chung và trong công cuộc ứng phó, vƣợt qua ảnh hƣởng của tự nhiên tới đời sống kinh tế xã hội nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt :

1. Hải Anh (2011), “Hội thảo khoa học về động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 4

(122), tr 72.

2. Hồng Dƣơng (2011), “Cơ chế động đất ở Nhật Bản hồi tháng 3”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 5 (123), tr 77.

3. Trần Thị Thanh Hà (2009) “Phát triển cộng đồng cho sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn”, Đại học Nông Lâm Huế, thành phố Huế.

4. Đông Hƣng (2011), “Con đƣờng phục hồi và tái sinh của Nhật Bản (thƣ ngỏ của Thủ tƣớng Nhật Bản Naoto Kan gửi báo International Herald Tribune)”,

Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 5 (123), tr 76.

5. Nguyễn Tuấn Khôi (2015), “Hành động tƣơng trợ của cƣ dân vùng thảm họa trong Thảm họa kép tại Miền Đông Nhật Bản”, trong Võ Minh Vũ (Chủ biên) (2015), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Thảm hoạ và phục hưng”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

6. Trần Quang Minh, Đặng Xuân Thanh, Phạm Quý Long, Dƣơng Minh Tuấn, (2011), “ Về ảnh hƣởng của động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại Nhật Bản ngày 11/3/2011”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 3 (121), tr 3 – 4.

7. Phan Hải Linh, 2004, Bài giảng Địa Lý Nhật Bản, Bộ Môn Nhật Bản học – đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Oyane Jun (2015) , “Hình ảnh – thực tế về phục hƣng thảm họa và Chu trình “Phục hƣng trƣớc – Giảm thiểu thiệt hại sau thảm họa” tại Nhật Bản: quan điểm, luận điểm về sửa đổi. “Luật cơ bản đối phó thảm họa”(2003)”, trong Võ Minh Vũ (Chủ biên) (2015), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Thảm hoạ và phục hưng”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

9. Suga Yutaka (2015), “Những chuyên gia lợi dụng thảm họa – Quản trị hiệp đồng (collaborative governance): lí tƣởng và hiện thực”, trong Võ Minh Vũ

(Chủ biên) (2015), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Thảm hoạ và phục hưng”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

10. Yamamoto Hiroyuki (2015), “Tái thiết sau thảm họa bắt nguồn từ khu vực –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 111)