2.2. Tái hình thành cộng đồng dân cƣ tại các nơi cƣ trú, di cƣ sau thảm họa kép tháng
2.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú
Tại các điểm sơ tán: do tính chất đặc thù của thời điểm ngay sau khi thảm họa xảy ra là tính cấp bách của cứu trợ mạng sống con ngƣời nên ở giai đoạn này hầu nhƣ không có sự can thiệp của cơ quan chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Hoạt động cứu trợ nổi bật ở giai đoạn ngay sau khi thảm họa xảy ra là gia đình và những ngƣời đang ở cùng một chỗ. Trong bối cảnh không thể trông chờ vào sự cứu trợ từ phía hành chính, theo Nguyễn Tuấn Khôi trong trƣờng hợp này những trƣơng trợ cá nhân tự phát hình thành và trở thành đặc trƣng của mối liên hệ cộng đồng tại thời điểm này. Sau khi đã di chuyển an toàn tới các điểm sơ tán, các hoạt động cứu trợ cộng đồng bắt đầu hình thành: các tình nguyện viên cứu trợ về thực phẩm và đố dùng tại nơi sơ tán. Trong đó có sự chăm sóc và cứu trợ đặc biệt đối tƣợng ngƣời yếu thế nhƣ: trẻ em, ngƣời già và ngƣời bị thƣơng.
Ở đây, khái niệm “ngƣời yếu thế” đƣợc nhắc đến là những ngƣời gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ trong sơ tán, sinh hoạt sau thảm họa nhƣ là ngƣời cao tuổi, trẻ em, ngƣời mang thƣơng tích.
Một ví dụ mà ngƣời viết quan tâm trong trƣờng hợp này là những ghi chép lại của Hiệp hội UNICEF Nhật Bản về việc bảo vệ các trẻ em trƣờng mầm non ở tỉnh Iwate từ thời điểm xảy ra thảm họa. Theo ghi chép, vào thời điểm xảy ra thảm họa, các bé từ 0 đến 2 tuổi đƣợc giáo viên cõng trên lƣng hoặc đặt lên xe sơ tán, các bé từ 2-3 tuổi trở lên thì theo hƣớng dẫn của giáo viên, đi bộ hoặc chạy nhanh tới nơi sơ tán. Trên các phƣơng tiện sơ tán cùng với trẻ em còn có quần áo, chăn, bỉm, lƣơng thực khẩn cấp…Tại nơi sơ tán giáo viên và những trẻ em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời dân trong khu vực nhƣ là hƣớng dẫn từ đội cứu hỏa, sự giúp đỡ từ ngƣời của tổ chức phòng chống thảm họa, hay nhƣ là khi leo lên bức tƣờng cao đƣợc học sinh trung học đƣa tay ra kéo lên, hay ngƣời dân ở gần đó đã giúp đƣa các em nhỏ vào nơi trú ẩn an toàn. [37, tr 8]
Cuộc sống tại nơi trú ẩn sau thảm họa, trẻ em vẫn luôn đƣợc ƣu tiên chăm sóc. Do mất điện và không mang theo đủ quần áo ấm nên các em nhỏ bị lạnh. Các cô giáo đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để giữ ấm cho các em nhƣ là dùng khăn tắm, rèm cửa, tấm cách nhiệt bằng bạc hay đƣa các em nhỏ vào những nơi kín nhƣ bếp làm nơi trú ẩn. Ngƣời dân địa phƣơng cũng đã mang chăn vào quần áo ấm đến để viện trợ cho các em. Trong vị trí sơ tán, trong các bữa ăn nhẹ dành cho trẻ em có lƣơng thực khẩn cấp nhƣ là kẹo và bánh quy. Tình hình thực phẩm khác nhau ở từng nơi nhƣng đa số đều là bánh mỳ, mỳ ăn liền, súp ăn liền... Nguồn thức ăn chủ yếu là mang theo từ trƣờng học hoặc là đồ viện trợ nhận đƣợc. Tuy không đáp ứng đƣợc hết yêu cầu về dinh dƣỡng nhƣng các giáo viên đã cố gắng cho các em nhỏ đƣợc ăn ở mức đảm bảo. Sữa cho các em nhỏ 0 tuổi vẫn đƣợc chẩn bị chu đáo và các em có thể uống sữa tại nơi sơ tán. Nhà bếp đã cam kết đảm bảo lƣơng thực cho tới khi các em đƣợc trở về với gia đình. [37, tr 14]
Trong quá trình sơ tán và tạm trú, nhà trẻ với tƣ cách nhƣ là một thành viên của khu vực đã có liên kết chặt chẽ với cƣ dân địa phƣơng, sở cứu hỏa và sự hợp tác
với các tổ chức quản lý thiên tai. Vì đối tƣợng là nhiều em nhỏ nên nơi tạm trú của trƣờng mầm non nhận đƣợc nhiều quan tâm, viện trợ, giúp đỡ đặc biệt nhƣ là đồ giữ ấm, đƣợc đảm bảo về thực phẩm và có những bác sỹ và y tá trông nom thƣờng trực. Có thể nói trong chuỗi hoạt động cứu trợ ứng phó ngay sau khi thảm họa xảy ra, các em nhỏ là bộ phận “yếu thế” và đã nhận đƣợc sự hỗ trợ chăm sóc đặc biệt.
Một dẫn chứng khác về cứu trợ ngƣời yếu thế sau thảm họa là câu chuyện sơ tán ở Viện Dƣỡng lão Akaiko thành phố Iwanuma thuộc tỉnh Miyagi qua lời kể nhân chứng viện trƣởng Suzuki - ngƣời trực tiếp thực hiện sơ tán thành công tất cả 96 ngƣời trong viện về nơi sơ tán an toàn trƣớc khi thảm họa sóng thần ập tới. Viện Dƣỡng lão Akaiko có vị trí cách bờ biển 250m, sau khi nắm bắt đƣợc thông tin về cảnh báo sóng thần sẽ diễn sau khoảng một tiếng từ khi động đất xảy ra, nhận thấy việc sơ tán 96 ngƣời tới nơi sơ tán đƣợc chỉ định cách đó 15km là điều không thể, Viện trƣởng Suzuki đã chọn phƣơng án đƣa mọi ngƣời ở đây tới sơ tán tạm thời nơi có địa hình cao gần nhất là sân bay Sendai cách đó 1,5km. Việc sơ tán đƣợc thực hiện bằng 9 chiếc ôtô sẵn có tại trung tâm và bằng 3 lƣợt đi về đã sơ tán an toàn toàn bộ số ngƣời trong viện lúc bấy giờ. Khi di chuyển tới sân bay, nhờ sự giúp đỡ của nhân viên sân bay và những ngƣời dân đã sơ tán đến trƣớc đó việc sơ tán đã diễn ra nhanh chóng và hoàn thành trƣớc khi sóng thần ập tới. Sau đó bộ phận ngƣời cao tuổi đã đƣợc di chuyển đến các cơ sở lánh khác trong thành phố một cách an toàn23.
Bằng những dẫn chứng ở trên có thể nhận thấy hỗ trợ “ngƣời yếu thế” là một biểu hiện trong chuỗi những hành động hƣớng tới tinh thần “tƣơng trợ” cộng đồng sau thảm họa. Việc đảm bảo trạng thái thể chất và đời sống tinh thần cho bộ phận này có ý nghĩa hết sức lớn lao trong công cuộc tái thiết và phục hƣng. Thể hiện một mối liên kết chặt chẽ của xã hội sau thảm họa mà nguồn gốc thiết lập và duy trì chính là tình cảm gắn bó, yêu thƣơng, che chở và đùm bọc lẫn nhau qua khó khăn.
23
https://www9.nhk.or.jp/archives/311shogen/fa/se2/third.html (03/12/2018)
Ảnh 0-1: Hỗ trợ sơ tán ngƣời già trong các cơ sở chăm sóc
[Nguồn: 68, tr 185]
Nhƣ đã trình bày ở trên, sau thảm họa tại các địa phƣơng chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng đã nhanh chóng tiến hành việc xây dựng các khu nhà tạm trú giải quyết vấn đề nơi ở cho số lƣợng lớn ngƣời tại các địa điểm sơ tán. Do ảnh hƣởng của sự cố hạt nhân mà cuộc sống ở các khu vực nhà tạm trú sau thảm họa kép tháng 3/2011 kéo dài hơn so với các thảm họa trƣớc đây trong lịch sử. Cho đến thời điểm 2018, tức là 7 năm sau khi xảy ra thảm họa, vẫn có 12.648 ngƣời sống tại các nhà tạm trú trên tổng số 73.349 ngƣời đang tiếp tục cuộc sống sơ tán24.
Ở giai đoạn này, vai trò của chính phủ Nhật Bản và chính quyền địa phƣơng đã đƣợc thể hiện qua việc chỉ đạo thực hiện xây dựng các trung tâm hỗ trợ, các không gian giao lƣu cộng đồng trong khu vực nhà tạm trú.
Trong công văn gửi các Bộ Y tế-Phúc lợi Xã hội, Cục Y tế Chăm sóc của các tỉnh và Trung tâm Giám sát Sức khỏe Phúc lợi xã hội ngƣời cao tuổi vào tháng 4/2011, Nội các Nhật Bản đã đƣa ra mô hình xây dựng trung tâm hỗ trợ cho nhà tạm trú nhƣ sơ đồ dƣới đây. Nhìn vào sơ đồ 2-2 trang bên, chúng ta có thể nhận thấy tại mỗi cứ điểm nhà tạm trú trung tâm hỗ trợ đƣợc hình thành, thực hiện những vai trò đối ứng trên cả phƣơng diện đời sống vật chất và đời sống tinh thần nhƣ thăm hỏi, chăm sóc đặc biệt với đối tƣợng ngƣời yếu thế nhƣ ngƣời cao tuổi hay ốm đau... [70, tr 2]
24
https://mainichi.jp/articles/20180311/k00/00m/040/045000c (03/12/2018)
Ảnh 0-2. Khám bệnh tại các điểm sơ tán (Trung tâm y tế Kajima)
Nguồn: [68,tr 75]