“tái hình thành cộng đồng” sau thảm họa kép tháng 3/2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 43 - 45)

Hoạt động tái thiết sau thảm họa kép tháng 3/2011 đã diễn ra đồng thời trên hai phƣơng diện. Phƣơng diện thứ nhất là về mặt vật lý, tái thiết cơ sở vật chất. Ở phƣơng diện này, dựa trên tính toán về thiệt hại vật chất do thảm họa gây ra, các kế hoạch xây dựng nhà tạm trú, khôi phục cơ sở hạ tầng, xử lý các vấn đề môi trƣờng.. đƣợc đƣa ra và áp dụng vào phục dựng lại “phần cứng”, đảm bảo đời sống về mặt vật chất. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng, tính bức thiết của công cuộc tái thiết “phần cứng” sau thảm họa. Phƣơng diện tái thiết thứ hai- cũng là nhiệm vụ không thể thiếu là hồi phục về mặt nhân sinh, con ngƣời. Thông qua hoạt động gắn kết cộng đồng, tăng cƣờng mối liên hệ giữa ngƣời với ngƣời làm xoa dịu nỗi đau, mất mát về tinh thần với cƣ dân trong vùng chịu ảnh hƣởng của thảm họa. Thời điểm sau khi thảm họa xảy ra, cuộc sống bị rơi vào trạng thái sự xáo trộn biến động lớn nhất cũng là lúc tâm lý ngƣời trong khu vực thảm họa đối đầu với những khủng hoảng đỉnh điểm về mất mát ngƣời thân, nơi chốn... Sự hồi phục về cơ sở vật chất hạ tầng có thể dễ dàng quan sát thấy và đƣa ra chính sách phù hợp. Tuy nhiên nỗi đau, sự ám ảnh tinh thần con ngƣời là thứ không thể nhìn thấy đƣợc do vậy việc “tái thiết” phần mềm có những khó khăn nhất định và mất nhiều thời gian. Trong khi đó, quá trình tái thiết “phần mềm” diễn ra càng chậm càng khó trở về trạng thái ban đầu.

Đối mặt với khó khăn chồng chất sau trong và sau thảm họa, cƣ dân vùng thảm họa vẫn đứng vững trong sự bình tĩnh, đoàn kết, kỷ luật, kiên cƣờng. Nhiều nghĩa cử tƣơng trợ và quan tâm lẫn nhau đã đƣợc ghi nhận chính trong thời điểm nguy cấp này. Nói một cách khái quát hơn, mọi điều đó đều có xuất phát điểm từ một tinh thần chung là hƣớng tới xây dựng- tái hình thành lại cộng đồng - yếu tố quan trọng trong ứng phó với thiên tai về phƣơng diện tâm lý, đời sống tinh thần.

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, khác với tất cả các trận động đất trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản, thảm họa kép tháng 3/2011 là phức hợp hai thảm họa tự nhiên là động đất và sóng thần khổng lồ với sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima - làm bầu không khí bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng. Do đó, yêu cầu di

cƣ sơ tán càng trở nên cấp thiết. Thay đổi về môi trƣờng sống là hoàn cảnh tất yếu đòi hỏi sự tái hình thành một cộng đồng mới. Chính vì vậy, vấn đề tái hình thành cộng đồng tại các điểm sơ tán, khu tạm trú trở thành một trong những tiêu điểm để ứng phó với thảm họa kép tháng 3/2011. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực hình thức sơ tán, do mức độ chịu ảnh hƣởng thiên tai của các địa phƣơng khác nhau mà hoạt động tái hình thành cộng đồng cũng diễn ra khác nhau.

Trong các khái niệm cộng đồng đƣợc định nghĩa ở trên, điều đặc biệt cần đƣợc lƣu ý là mối quan tâm, liên hệ giữa các thành viên. Trong bối cảnh cộng đồng đƣợc tái hình thành sau thảm họa thì mối liên hệ đó có thể hiểu là sự tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau. “Dựa trên các cấp độ tổ chức có liên quan trong thời kỳ thảm họa, các tổ chức phòng chống thiên tai của Nhật Bản có thể chia thành thành 3 nhóm: nhóm tự cứu trợ (bảo vệ bản thân và ngƣời trong gia đình), nhóm tƣơng trợ công cộng (việc thực hiện các hoạt động giúp đỡ lẫn nhau, cứu trợ, cứu viện dựa vào các lực lƣợng nhƣ hàng xóm, các tổ chức dân sự hoặc các đoàn tình nguyện viên…), nhóm cứu trợ từ chính quyền (hoạt động cứu trợ, cứu viện của các cơ quan công quyền nhƣ nhà nƣớc hoặc các tổ chức có liên quan đến chính quyền địa phƣơng” [5, tr 77]. Nhƣ vậy, sự “tƣơng trợ” có nguồn gốc từ những liên kết khác nhau sẽ mang đặc điểm khác nhau. Theo Nguyễn Tuấn Khôi, sau thảm họa kép tháng 3/2011, ngƣời ta đã quan sát thấy có sự tƣơng trợ, sự quan tâm lẫn nhau phát sinh từ những mối quan hệ tƣơng đối thân mật nhƣ bạn bè, ngƣời thân trƣớc đó hay mối quan hệ quen biết trong mạng lƣới quan hệ xã hội tại khu vực, và cũng có những hành vi tƣơng trợ xuất hiện cả giữa những ngƣời vốn hoàn toàn xa lạ [5, tr 92 ].

Việc xây dựng mối liên kết cộng đồng chặt chẽ là nền tảng duy trì cuộc sống ổn định và hồi phục và phát triển về kinh tế xã hội tuy nhiên với bối cảnh các cộng đồng dân cƣ cũ bị phân tán, xáo trộn trên một phạm vi rộng sau thảm họa kép là khó khăn lớn đối với hoạt động tái hình thành cộng đồng nói riêng và công cuộc phục hƣng sau thảm họa nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)