Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú tại thành phố Minamisoma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 85 - 87)

3.2. Diễn tiến quá trình, và các hoạt động tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma

3.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú tại thành phố Minamisoma

Sau thảm họa, nhà chính trị học Imai Akira đã thực hiện cuộc điều tra về những ngƣời lánh nạn do thảm họa hạt nhân lần thứ 2 trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 28/9/2011. Trả lời câu hỏi về cảm nghĩ hiện tại, 50% số cƣ dân của Minamisoma tham gia khảo sát đã trả lời rằng “tôi sẽ cố gắng”, 22% ngƣời tham gia khảo sát “nghĩ là không còn cách nào khác”, 10% nghĩ là “năng lƣợng đang bị mất đi”, 13% câu trả lời là “cảm thấy không bình tĩnh” [13, tr 32].

Nhƣ vậy, nhìn chung về mặt tâm lý cƣ dân thành phố vào thời gian đó đã bình tĩnh lại và muốn hƣớng tới cuộc sống tốt hơn cho tƣơng lai. Bộ phận những ngƣời còn cảm thấy suy sụp bởi thảm thảm họa chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Càng về thời gian sau này, dựa vào sự tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, sức mạnh của tập thể đƣợc thiết lập đã giúp mọi ngƣời dân thành phố đều có thể vƣợt qua khó khăn, ổn định cả về tâm lý và cuộc sống.

Nhà tạm trú khẩn cấp đƣợc bắt đầu xây dựng ở Kashima từ ngày 11/4. Vào thời điểm này, phạm vi trong vòng 30 km từ nhà máy điện đƣợc chỉ thị lánh nạn trong nhà (từ sau ngày 22/4 trở thành khu vực chuẩn bị lánh nạn khẩn cấp) nên việc xây dựng nhà tạm trú ở Haramachi chƣa đƣợc chấp nhận. Nhà tạm trú khẩn cấp ở Kashima bắt đầu tiếp nhận cƣ dân vào ngày 28/5.

Sau ngày 30/9, khi khu vực chuẩn bị lánh nạn khẩn cấp đƣợc xóa bỏ thì việc xây dựng nhà tạm trú khẩn cấp ở Haramachi mới bắt đầu đƣợc tiến hành và tới ngày 15/11 đã có thể tiếp nhận dân cƣ vào sinh sống. Song song với đó việc xây dựng các căn nhà ghép tạm trú, các công trình nhà ở xã hội cũng đƣợc xây dựng và đƣa vào hoạt động. Những công trình này đóng vai trò bƣớc ngoặt, nền tảng trong việc tái thiết lại cuộc sống của cƣ dân sau thời gian sống lại nhà các nhà tạm trú.

Việc hòa nhập, tham gia vào các liên kết cộng đồng xã hội mới tái hình thành sau thảm họa giai đoạn thay đổi cƣ trú từ các điểm lánh nạn tới các nhà tạm trú không chỉ cần thiết với đối tƣợng là ngƣời trƣởng thành hay các hộ gia đình, mà với đối tƣợng các em học sinh cũng việc hòa nhập trƣờng lớp tại nơi lánh nạn cũng hết sức cần thiết. Trong câu chuyện của em Sato Nagomi- học sinh tiểu học năm thứ 6 thuộc Minamisoma (thời điểm tháng 3/2017) – ngƣời nhiều lần phải chuyển trƣờng vì sự cố hạt nhân, đã thể hiện rõ ràng điều đó.

Nhà của Sato thuộc quận Otaka cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 10km. Trƣớc thảm hoạ kép, Sato theo học tại trƣờng ở địa phƣơng. Tuy nhiên, do sự cố nhà máy điện hạt nhân, Sato đã buộc phải sơ tán đến một khu vực cách nhà khoảng 50km là thành phố Date (tỉnh Fukushima). Sato đã đƣợc chuyển từ trƣờng học địa phƣơng sơ tán sang trƣờng tiểu học Date. Trong một sự kiện đƣợc tổ chức dành cho trẻ em sơ tán ở thành phố Date, cho đến thời điểm đó, Sato vẫn nghĩ mình có thể quay lại và tiếp tục đến học ở trƣờng cũ. Tuy nhiên, không nhƣ suy nghĩ của em, sau thời gian lánh nạn tại Date, Sato tiếp tục đƣợc chuyển tới một trƣờng học xa hơn. Sau đó, trƣờng học của Sato vẫn liên tục bị thay đổi. Sau 3 tháng, do địa điểm sơ tán thay đổi nên Sato lại bị chuyển qua trƣờng tiểu học Fukuura – cơ sở giáo dục mƣợn phòng của trƣờng tiểu học quận Kashima để tổ chức lớp học. Tuy nhiên chỉ 5 tháng sau, trƣờng tiểu học Fukuura lại chuyển sang một khu học xá tạm khác. Khi Sato lên lớp 3, do phƣơng châm của thành phố Minamisoma thay đổi, tập trung 4 trƣờng học của quận Otaka tại một chỗ nên Sato lại phải chuyển trƣờng. Mỗi lần nhƣ vậy, Sato chia sẻ mình rất ghét việc phải đi tới

trƣờng vì cảm giác mãi không thể làm quen đƣợc. Tuy nhiên sau một thời gian Sato cũng đã quen với việc tới lớp, hòa đồng hơn với các bạn .

Em cũng không hiểu nữa, nhưng lúc nào đó trường học đã trở thành nơi vui chơi quen thuộc, các bạn không quen xuất hiện và cùng nhau học bài nên tinh thần cũng đã trở nên mạnh mẽ hơn. ”

Tại hội phát biểu học tập của học sinh lớp 6 vào mùa thu, 4 em học sinh đã tập trung diễn 1 vở kịch nói về nỗi nhớ ngôi trƣờng cũ bị ảnh hƣởng của sự cố hạt nhân. Các em đều thể hiện niềm yêu mến quê hƣơng và mong muốn đƣợc trở về. Vào cuối năm 2016, cuối cùng trƣờng của Sato cũng đƣợc chuyển tới một ngôi trƣờng mới ổn định. Đối với các em học sinh nhƣ Sato việc học diễn ra ở các trƣờng học tạm thời đã thành trải nghiệm không thể quên.

“Chính nhờ vào thảm họa mà em đã nhận ra được nhiều điều. Tâm trạng cũng đã thay đổi rất nhiều. Theo một nghĩa nào đó, đây có lẽ là một sự kiện quan trọng. Trường học tạm có thể sớm bị phá hủy tuy nhiên kỉ niệm nhớ nhất vẫn là nơi đây. Và em muốn nói là “cảm ơn từ trước tới nay”46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 85 - 87)