3.1. Khái quát về thành phố Mianamisoma và tình hình sau thảm họa
3.1.3. Kế hoạch tái thiết ở thành phố Minamisoma
Theo bản tóm tắt kế hoạch phục hƣng của thành phố Minamisoma, thành phố Minamisoma đã đƣa ra kế hoạch phục hƣng với 4 điểm đáng chú ý. Đó là: 1) Kế
hoạch tái thiết cuộc sống của ngƣời dân, 2) Kế hoạch phát triển hƣớng tới phục hồi kinh tế bằng những ý tƣởng mới, phát triển mô hình phục hƣng sáng tạo an tâm - an toàn, 3) Hƣớng tới quy tụ cả tri thức ngoài thành phố, 4) Ngƣời dân là trung tâm của việc phục hƣng.
Thời hạn của kế hoạch phục hƣng là 10 năm, đƣợc chia thành các bƣớc “trở lại và phục hồi” từ 1 đến 3 năm, “thời kì phục hƣng”. Mỗi giai đoạn đƣợc áp dụng những dự án và biện pháp tƣơng ứng. Mục tiêu về dân số cho đến năm 2021 sẽ đạt số dân nhiều hơn thời điểm trƣớc thiên tai là 62.000 ngƣời [45, tr 2].
Ba chính sách cơ bản của kế hoạch phục hƣng thành phố đã đƣợc đƣa ra trong bản sơ lƣợc kế hoạch [45, tr 3].
Chính sách 1. Tái sinh thành phố bằng việc liên kết lại cộng đồng giữa tất cả mọi ngƣời trở về quê hƣơng. Ngƣời dân lánh nạn do ảnh hƣởng thiên tai quay trở lại quê hƣơng, đến lúc này tái sinh cuộc sống cơ bản từng ngƣời trong thành phố bằng mối liên hệ trong cộng đồng khu vực đã đƣợc nuôi dƣỡng.
Chính sách 2. Phục hƣng kinh tế từ sự sáng tạo và sức sống, vƣợt qua nghịch cảnh và thay đổi. Mặc dù chịu nhiều thiệt hại từ động đất, tuy nhiên không bỏ cuộc vì nghịch cảnh, hƣớng tới mục tiêu phục hƣng bằng tái sinh sản xuất, sáng tạo ra năng lƣợng mới.
Chính sách 3. Khắc phục thiệt hại từ thảm họa hạt nhân, tạo niềm tin trên thế giới về một thành phố an toàn, an tâm. Để thúc đẩy thành phố an toàn với sự tồn tại của năng lƣợng hạt nhân, chủ trƣơng đề cao vai trò của chủ đạo của những trí thức trong thành phố.
Riêng về mục tiêu tái hình thành lại cộng đồng cƣ dân sau thảm họa có những biện pháp chủ yếu để xây dựng lại đời sống cƣ dân nhƣ: tái tạo cuộc sống an toàn cho toàn bộ ngƣời dân thành phố với mục tiêu cụ thể tạo môi trƣờng sống lành mạnh, an toàn cho tất cả đối tƣợng từ trẻ em tới ngƣời già bằng những biện pháp nhƣ là chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống hỗ trợ y tế dành cho ngƣời tàn tật ngƣời cao tuổi, phòng chống tự tử; phát triển nhà ở xã hội sau thảm họa và
chính sách thứ 2 là phục hƣng liên kết khu vực, cộng đồng với mục tiêu là đảm bảo cộng đồng cƣ dân ở cả vùng lánh nạn ngoài thành phố, ngƣời phải tản cƣ và ngƣời sống trong nhà tạm trú đặc biệt, cùng với dựa vào kế thừa văn hóa truyền thống làm sâu sắc thêm các liên kết cộng đồng, để tạo ra thành phố dễ sống. Biện pháp cụ thể đƣợc đề ra là tập hợp, hỗ trợ hoạt động tái thiết ở khu vực cộng đồng đƣợc tái hình thành sau thảm họa và phát triển đời sống tinh thần bằng các văn hóa truyền thống, lễ hội khu vực [45, tr 7].
Chính sách quan trọng về lĩnh vực tăng cƣờng phát triển con ngƣời và môi trƣờng chăm sóc trẻ em. Trẻ em là một đối tƣợng quan tâm đặc biệt. Tại Minamisoma, một hệ thống các biện pháp đƣợc đƣa ra hƣớng tới xây dựng môi trƣờng phát triển lành mạnh cho trẻ em phát triển sau thảm họa. Các biện pháp đƣợc đƣa ra là hỗ trợ trẻ em bị ảnh hƣởng của thiên tai qua sự tƣ vấn hƣớng dẫn cuộc sống hàng ngày từ các chuyên gia, các khoản tài trợ hỗ trợ trẻ mồ côi..; phát triển hệ thống hỗ trợ thanh nhiên trong khu vực; giáo dục về tình yêu quê hƣơng và quí trọng tính mạng, khắc phục thiên tai và tầm quan trọng của sự trù bị nhân tố con ngƣời cho phục hƣng; thực hiện giáo dục thiên tai về những vấn đề nhƣ là các phòng chống, hành động khi thiên tai và sự chuẩn bị cho thời bình…;tái thiết mối liên hệ giao lƣu con ngƣời qua hoạt động thể thao, nghệ thuật, văn hóa. Để chuẩn bị sự phát triển môi trƣờng dễ dàng nuôi dƣỡng trẻ em có những biện pháp tăng cƣờng hệ thống tƣ vấn, đầu tƣ cho dịch vụ chăm sóc trẻ em và cải thiện cơ sở vật chất nhƣ là chăm sóc trẻ tạm giữ, tăng cƣờng liên kết nuôi dƣỡng trẻ em ở môi trƣờng khu vực, gia đình và môi trƣờng [45, tr 9].
Trên đây là sơ lƣợc kế hoạch tái thiết của thành phố Minamisoma trên mọi lĩnh vực. Tất cả đều hƣớng tới xây dựng một môi trƣờng cộng đồng hòa nhập, an toàn, gắn kết bền vững là cơ sở để hồi phục và phát triển sau thảm họa.