Đánh giá mức độ cập nhật nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 82)

Stt Nội Dung Phần trăm

1 Thường xuyên 25%

2 Thỉnh thoảng 30%

3 Không bao giờ 50%

4 Tổng cộng 100%

Bảng 2.14 : Đánh giá mức độ bị từ chối khi mƣợn tài liệu

Stt Nội Dung Phần trăm

1 Rất kịp thời 10%

2 Kịp thời 50%

3 Chưa kịp thời 40%

4 Tổng cộng 100%

Nhìn vào các bảng đánh giá cho thấy bạn đọc đến thư viện tỏ ra khá hài lòng về dịch vụ và hoạt động của thư viện, có 75% ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng tài liệu là tốt, vốn tài liệu đầy đủ 70%, không bao giờ bị từ chối là 50% . Bên cạnh đó có 15% ý kiến đánh giá chưa tốt về mức độ đáp ứng tài liệu, 25% ý kiến cho rằng thường xuyên bị từ chối khi mượn tài liệu, v.v.. Có được kết quả như vậy là do thư viện đã từng bước hoàn thiện, củng cố phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, như bố trí phòng làm việc gọn gàng, khoa học, tạo cảnh quan thoáng mát, tiện nghi cho bạn đọc; nguồn lực thông tin phong phú, đươ ̣c tổ chức một cách khoa học, dễ dàng ta ̣o điều kiê ̣n khai thác thông tin có hi ệu quả cho NDT; cán bộ phục vụ nhiệt tình, niềm nở, giờ mở cửa hợp lý với điều kiện đến thư viện của bạn đọc. Tuy nhiên, một số bạn đọc tỏ ra không hài lòng do các sản phẩm và dịch vụ thông tin còn hạn chế về nội dung và hình thức, chưa thực sự thuyết phục và lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện.

Từ những kết quả thu được cho ta thấy mức độ thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc về cơ bản đã đáp ứng được một phần nhỏ. Tuy nhiên để phát triển nhu cầu đọc cho mọi tầng lớp nhân dân thì yêu cầu đặt ra cho thư viện là cố gắng hơn nữa trong việc tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh thư viện, thu hút nhân dân trong tỉnh. Đồng thời làm tốt hơn nữa công tác bổ sung tài liệu. Cần sự quan tâm

2.6.4. Về sự quan tâm của địa phương đối với thư viện

Từ khi thành lập đến nay, TVTLC luôn nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND tỉnh Lai Châu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu ưu tiên đầu tư, vì vậy hàng năm số sách, báo tăng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, khẳng định vị trí, vai trò của thư viện đối với đời sống xã hội trong thời buổi có sự canh tranh về thông tin và giải trí như hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ nhà quản lý các cấp, ngành cho rằng đầu tư cho thư viện là việc đầu tư cho phúc lợi đơn thuần. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho thư viện thì có kinh phí nhưng trên thực tế, do đề cao các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể thao nên kinh phí cho thư viện bị cắt giảm. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của thư viện đối với việc nâng cao dân trí, phổ biến kiến thức khoa học – kỹ thuật cho nhân dân địa phương.

2.6.5. Về tác động của Thư viện tỉnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

Sử dụng thư viện, đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho con người trong việc nâng cao dân trí; nâng cao trình độ chuyên môn... Những lợi ích này không cần chứng minh. Chỉ biết rằng nhiều người với nền học vấn không cao nhưng do sử dụng thư viện, do đọc sách họ trở thành những nhà học giả, những nhà trước tác nổi tiếng. Mặt khác, cũng có thể dẫn ra hàng nghìn ví dụ về việc những người được đào tạo kỹ, có nền học vấn siêu đẳng nhưng sớm thỏa mãn, không chịu đọc sách, không chịu tìm tòi thông tin, trở nên những người học vấn thì cao nhưng kiến thức lại thấp. - Nâng cao ý thức xã hội, ý thức công dân của mỗi thành viên trong xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, thân thiện hơn. Những người đọc sách biết được nghĩa vụ và quyền hạn của mình và do đó họ sẽ đấu tranh để đạt được những quyền lợi đó. Trong Tuyên ngôn về thư viện công cộng năm 1994, UNESCO đã khẳng định: “Tự do, phồn vinh và phát triển của xã hội và cá nhân là những giá trị cơ bản của con người. Nhưng những giá trị đó chỉ đạt được với điều kiện là các công dân được thông tin tốt để họ có khả năng sử dụng các quyền dân chủ của mình và đóng vai trò tích cực trong xã hội. Việc tham gia có tính chất xây dựng và phát triển nền dân chủ phụ thuộc vào trình độ học vấn đầy đủ, sự tiếp cận tự do và không hạn chế tới tri thức, tư tưởng, văn hoá và thông tin”.

- Sử dụng thư viện, đọc sách là phương cách quan trọng để giữ gìn hòa bình trong nước và trên thế giới. Bởi vì chỉ có thông qua đọc sách (và các hoạt động văn hóa khác nữa), dân tộc này mới hiểu được các dân tộc khác, tìm ra tiếng nói chung của những vấn đề bất đồng, đưa ra những giải pháp chính trị phù hợp và không bạo lực để giải quyết thành công các bất đồng đó. Sứ mệnh đó của thư viện, đặc biệt là thư viện công cộng đã được nêu trong Tuyên ngôn nói trên về Thư viện công cộng: “Giúp phát triển đối thoại giữa các nền văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá (dân tộc)”.

- Có những quyết định đúng trong giải quyết các nhiệm vụ, công việc, học tập... của từng cá nhân, từng tổ chức và của cả xã hội

Thông tin, kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhờ nắm được những thông tin chính xác, những kiến thức khoa học, thông qua các nguồn khác nhau mà trước hết là tài liệu, mọi người, cơ quan, tổ chức và nói rộng hơn, cả dân tộc sẽ có những quyết sách đúng khi giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong sản xuất, chiến đấu, nghiên cứu, học tập, kinh doanh...

2.6.6. Về sự tham gia các hoạt động và chương trình của địa phương

TVTLC có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng các tài liệu phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, v.v.. Bên cạnh đó, TVTLC luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động và chương trình của địa phương. Điển hình như vào các dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ, Quốc khánh 2/9, Bầu cử, Đại hội Đảng các cấp, ... TVTLC tổ chức, phối hợp với các đơn vị khác trong Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch hoặc với một số cơ quan của các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh tổ chức triển lãm giới thiệu sách, báo theo chủ đề, trưng bày pa-nô tranh ảnh, băng zôn khẩu hiệu nhằm tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Với những hoạt động như trên vừa là để phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhưng đồng thời đã trực tiếp tác động đến nhận thức của các cấp lãnh đạo về vai trò của thư viện và đây cũng là dịp để TVTLC thu hút bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn.

2.7. Nhận xét chung về công tác tổ chức hoạt động của Thƣ viện tỉnh Lai Châu

2.7.1 Ưu điểm

- NLTT của thư viện được bổ sung luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với NCT của NDT, số lượng ngày càng được nhân lên và chất lượng thông tin ngày một nâng cao.

- Loại hình tài liệu của thư viê ̣n đa dạng và phong phú, các kho tài liệu được tổ chức sắp xếp một cách khoa học, tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp cận tài liệu cho NDT, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của NDT một cách đáng kể.

- Nguồn lực thông tin đươ ̣c tổ chức một cách khoa học, dễ dàng ta ̣o điều kiê ̣n khai thác có hiệu quả cho NDT.

- Luôn có kế hoạch bảo quản NLTT của thư viện, cả NLTT truyền thống và NLTT điện tử. Đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu của NDT ở mức cao nhất.

- Các hệ thống mục lục truyền thống vẫn được sử dụng, bên cạnh đó số lượng máy tính dùng cho hoạt động tra cứu là 5 máy, giúp cho NDT thuận lợi trong việc tra cứu thông tin.

- Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện dần được chú trọng phát triển, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu NDT, nâng cao uy tín và vị thế của thư viện trong xã hội.

- Công tác chia sẻ nguồn lực thông tin được thực hiện một cách khoa học và mở rộng, hợp tác chia sẻ những thông tin quan trọng, phù hợp với nhiệm vụ của thư viện. Mở rộng việc chia sẻ ở cấp tỉnh, cấp Liên hiệp và các thư viện trên toàn quốc.

- Tinh thần, thái độ phục vụ NDT của cán bộ thư viện được đánh giá tương đối tốt, vấn đề giao tiếp với NDT được lãnh đạo thư viện quan tâm, nhắc nhở để phục vụ ngày một tốt hơn.

- Thời gian mở cửa của các phòng phục vụ của thư viện giúp NDT có điều kiện đến thư viện nhiều hơn. Điều này thể hiện được hiệu quả hoạt động, thu hút NDT đến với thư viện. Qua đó giúp thư viện phát triển, củng cố các hoạt động để nhằm phục vụ tốt hơn nữa đối với NDT.

2.7.2 Hạn chế

- TVTLC đang trong giai đoạn phát triển từ một thư viện truyền thống dần dần trở thành một thư viện hiện đại, vì vậy quá trình này chưa được hoàn thiện về

các mặt hoạt động, xử lý chuyên môn, các khâu phục vụ, cơ sở vật chất nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ NDT.

- NLTT chưa đảm bảo được tính đầy đủ và cân đối giữa các nội dung với nhau bởi thành phần NDT là sinh viên, học sinh là chủ yếu. Các tài liệu về kỹ thuật, kinh tế còn chiếm tỷ lệ thấp, hơn nữa thành phần NDT sử dụng nhóm tài liệu này còn ít. Vốn tài liệu địa chí của thư viện cũng chưa được chú trọng phát triển, công tác bổ sung hồi cố chưa có kế hoạch cụ thể. Thư viện chưa có được một kế hoạch tổng thể để sưu tầm toàn bộ nguồn tài liệu địa chí hiện đang tồn tại trong nhân dân. Trong những năm qua TVLC tăng cường bổ sung tài liệu bằng nhiều loại hình như đĩa, các nguồn thông tin có thu phí,… tuy nhiên chưa phong phú và đa dạng để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu NDT.

- Tổ chức nguồn lực thông tin tuy có cố gắng nhiều nhưng vì cơ sở vật chất , đặc biệt là trụ sở còn chật trội nên ảnh hưởng đến việc khai thác NLTT của NDT.

- Bảo quản nguồn lực thông tin tuy có kế hoạch , phương án đảm bảo cho quá trình phục vụ nhu cầu NDT nhưng chưa đa dạng, chưa làm theo định kỳ vì còn vướng vấn đề kinh phí và nhất là NLTT điện tử chưa ổn định và đảm bảo tính bền vững.

- Vấn đề xử lý tài liệu cần chuyên môn hoá cán bộ, trình trạng thay đổi cán bộ ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng xử lý tài liệu.

- Vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin tuy có mở rộng , nâng cao giá trị nội dung nhưng kết quả đạt được chưa cao, quy mô chia sẻ tuy mở rộng nhưng chưa nhiều và phong phú, chỉ dừng lại ở mức độ trong nước.

- Hoạt động xây dựng và phát triển mạng lưới của thư viện huyện, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ dành cho bộ phận này quá ít (01 cán bộ), trong khi đó hệ thống này đang phát triển mạnh về số lượng và đang cần đầu tư để phát triển về chất lượng. Cơ chế chính sách cho hệ thống này còn nhiều bất cập và không được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở cơ sở.

Những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trên là

- Tuy việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện đã bắt đầu phát triển mạnh đã 5 năm, nhưng đội ngũ cán bộ tin học không được bổ sung, kinh phí dành cho đầu tư phát triển CNTT không thường xuyên và rất thấp so với nhu cầu thực tế.

- Trình độ tin học, ngoại ngữ trong cán bộ thư viện có phần nâng cao nhưng chưa đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới, từ đó dẫn đến việc triển khai các hoạt động đôi lúc còn chậm, mất thời gian và hiệu quả đạt được chưa cao.

- Mặt bằng chung thu nhập của các ngành khác đều có phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm nhưng đối với cán bộ thư viện chỉ có hưởng lương và một vài phụ cấp không đáng kể. Vì vậy chưa thu hút được cán bộ có trình độ, năng lực thật sự về làm việc, tâm lý lương thấp làm việc không cao, ít nhiệt tình đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thư viện rất nhiều.

Nguyên nhân khách quan:

- Các văn bản pháp luật của nhà nước về hoạt động thư viện không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, chính vì vậy khi áp dụng vào thực tế còn một số điểm bất cập, gây khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động của thư viện.

- Vấn đề chia sẻ, hợp tác về NLTT chưa được đẩy mạnh giữa các thư viện, nên NLTT chưa phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng NCT một cách tốt nhất. Các chuẩn nghiệp vụ đã được ban hành và thống nhất nhưng để thực hiện được vẫn còn một số rào cản về công nghệ, phần mềm quản lý và nhất là trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ.

- Vấn đề xã hội hóa hoạt động thư viê ̣n, sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với công tác thư viện nhìn chung là yếu, kéo theo đó ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo, công tác phát triển tổ chức và hoạt động trong tương lai.

Tóm lại, trong những năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể Ban giám đốc và tất cả cán bộ TVTLC, các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ trong thư viện và ngoài thư viện được củng cố, nâng cao và thực chất đã đi vào chiều sâu chuyên môn. Vấn đề tổ chức được quan tâm đúng mức, các phòng ban được thành lập với các ch ức danh lãnh đạo phòng cơ bản đầy đủ đã giúp cho ho ạt động thư viện ngày một phát triển góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Tuy nhiên, những khó khăn mà TVTLC đang mắc phải cũng là trở ngại không nhỏ trong quá trình tổ chức hoạt động của thư viện. Những vấn đề như: phát

triển nguồn lực thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong thư viện, tăng cường nguồn nhân lực nhân , thành lập thêm các phòng ch ức năng cần thiết, đầu tư đúng mức về con người cũng như kinh phí cho viê ̣c ch ỉ đạo phát triển mạng lưới thư viện huyện … cần phải đươ ̣c th áo gỡ kịp thời nhằm giúp cho hoạt động thư viện trong thời gian tới phát triển đúng hướng phù hợp với xu thế phát triển của thời đa ̣i . Chính vì vậy, để phát triển TVTLC trong thời gian tới c ần có những giải pháp đồng bộ đế khắc phục những hạn chế, những khó khăn đang mắc phải. Tập trung vào công tác tổ chức, tăng cường hoạt động nghiệp vụ đề hướng đến mục tiêu phát triển thư viện theo mô hình hiện đại. Khi đã phát triển và khẳng định được vị thế của mình với xã hội thì những đóng góp của thư viện về vấn đề thông tin, nâng cao dân trí, đáp ứng các nhu cầu thông tin của NDT sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TỈNH LAI CHÂU

Thư viện tỉnh là thiết chế văn hóa quan trọng của các tỉnh, thành trên cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)