Thống kê tình hình phục vụ NDT qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 60)

Hình 2.3: Thống kê lƣợt NDT đến thƣ viện và lƣợt quay vòng của tài liệu

Tuyên truyền giới thiệu tài liệu

Công tác triển lãm sách báo là một hình thức hoạt động khá thường xuyên tại thư viện. Đây là một hình thức trưng bày trực quan có hệ thống bộ sưu tập các loại hình tài liệu công bố của TVTLC đã sưu tầm được theo những nguyên tắc chọn lựa nhất định thông qua hệ thống các tủ trưng bày, các pano trực quan. Tổ chức triển lãm sách có thể giúp NDT thư viện theo dõi kịp thời những sự kiện thời sự hoặc có thể tiếp cận với một chủ đề được lựa chọn theo cách rộng và sâu nhất có thể. Triển lãm sách cũng là cơ hội để giới thiệu các tài liệu mới tại thư viện tới NDT, giúp cho NDT tiếp cận nhanh nhất với tài liệu mới.

Phòng Đọc của Thư viện thực hiện việc trưng bày, triển lãm tài liệu khoảng gần 10 đợt mỗi năm với trên 1.000 tư liệu thông qua hệ thống tủ trưng bày. Bên cạnh đó, vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thư viện tiến hành treo băng zôn trực quan theo chủ đề tại khu vực trước cổng thư viện nhằm thu hút sự quan tâm của cán bộ, nhân dân tại khu vực trung tâm thành phố Lai Châu.

Ngoài ra, Thư viện còn tổ chức các cuộc tuyên truyền lồng ghép dưới hình thức vừa trưng bày tranh ảnh, sách báo, áp phích với việc biên soạn các thư mục chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc.

Hằng năm, vào các dịp hè thư viện phát động trong toàn tỉnh tổ chức cuộc thi thiếu nhi đọc sách, kể chuyện với các chủ đề khác nhau. Cuộc thi đã lôi cuốn được đông đảo các em thiếu nhi, học sinh từ các trường tham gia tìm hiểu lịch sử truyền thống tốt đẹp của tỉnh, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần vượt khó hiếu học, động viên được các em tham gia sinh hoạt hè, làm nhiều việc có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Cuộc thi đã mang lại hiệu quả thiết thực, được lãnh đạo và nhân dân khen ngợi, cổ vũ và động viên kịp thời. Qua việc tổ chức các cuộc thi đọc sách, tìm hiểu các sự kiện của tỉnh và đất nước, thư viện giúp đông đảo nhân dân hiểu rõ hơn về các sự kiện lịch sử trọng đại. Hơn nữa việc làm này có tác dụng giới thiệu cho bạn đọc về vốn tài liệu của thư viện.

Hội Báo xuân:

Từ năm 2008 đến nay, mỗi đợt đón mừng Xuân mới, Thư viện luôn có kế hoạch tổ chức triển lãm báo Xuân với quy mô lớn, cùng phối hợp với Hội nhà báo tỉnh Lai Châu, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Trung bình có khoảng 200 đến 250 loại báo - tạp chí Xuân được đưa ra trưng bày và phục vụ NDT trong dịp đón Xuân mới, cùng với đó là các hoạt động khác như triển lãm ảnh báo chí, trao giải ảnh báo chí hàng năm, thực hiện trong 15 ngày trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.

Các dịch vụ khác trong thư viện

- Dịch vụ trao đổi thông tin:Đây là hình thức tổ chức hội nghị Bạn đọc của thư viện, hàng năm thường xuyên tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả công tác phục vụ NDT, khả năng đáp ứng NCTcủa thư viện đối với NDT. Qua hội nghị này, thư viện nhận được nhiều ý kiến thẳng thắn từ NDT góp ý về tác phong của cán bộ thư viện, khả năng giao tiếp, cung cách phục vụ, các trang thiết bị thiếu thốn và quan trọng là vấn đề NCTcủa NDT đã được đáp ứng đến đâu, giúp cho thư viện có định hướng, kế hoạch bổ sung cho phù hợp. Thư viện còn có hòm thư góp ý dành cho NDT phản ánh những vấn đề cần phản ánh, những vấn đề bức xúc mà ngại báo cáo với lãnh đạo thư viện.

- Dịch vụ sao chụp tài liệu: là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho NDT trong trường hợp họ muốn có tài liệu để sử dụng lâu dài, hoặc những tài liệu đó không được mượn về nhà.

Để có thể phục vụ tốt được dịch vụ này, thư viện đã trang bị máy photocopy, máy in để ở bộ phận văn thư của thư viện nhằm phục vụ nhu cầu sao chụp tài liệu cho NDT. Dịch vụ này do Phòng Hành chính đảm nhiệm.

- Dịch vụ tra cứu, truy cập Internet

Dịch vụ tra cứu Internet được thư viện triển khai ngay từ khi phòng đa phương tiện đi vào hoạt động và đặc biệt từ khi tiếp nhận Dự án“Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (tháng 10/2014). Với đường truyền cáp quang, Thư viện đã trang bị hệ thống máy tính kết nối Internet với số lượng 40 máy tính nhằm phục vụ nhu cầu truy cập internet, tìm kiếm thông tin, hoặc truy cập đến các thư viện lớn trong nước và trên thế giới hoặc có thể sử dụng E-mail để trao đổi thông tin.

Ðối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ này là sinh viên, học sinh. Theo thống kê, số lượt người sử dụng đến sử dụng dịch vụ này khoảng 40 người/1ngày, Mặc dù dịch vụ này có rất nhiều tiện lợi, cần thiết cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của NDT, nhưng bên cạnh đó dịch vụ này còn rất nhiều hạn chế vì những thông tin đưa lên mạng không được kiểm soát, còn nhiều thông tin không lành mạnh..

- Dịch vụ luân chuyển sách và hỗ trợ nghiệp vụ:

Dịch vụ luân chuyển sách từ TVTLC tới các thư viện cơ sở trên địa bàn tỉnh . Đây là một trong những hoạt động quan trọng của thư viện nhằm đưa sách tới NDT ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Mục đích của hoạt động này là nhằm hỗ trợ hệ thống thư viện công cộng cấp cơ sở, các tủ sách điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh về nguồn tài liệu để phục vụ nhân dân khi mà hệ thống này còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển NLTT phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn của thư viện đó. Việc luân chuyển sách xuống cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động của thư viện, tạo được phong trào đọc sách tại các địa phương, hình thành thói quen đọc sách trong nhân dân và thế hệ trẻ ở vùng nông thôn, giúp nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần người dân địa phương.

Hiện nay toàn tỉnh có 95 xã, phường thị trấn với 8 huyện, thành phố. Hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn gồm có 6 thư viện cấp huyện, thành phố, 22 thư

viện, tủ sách cơ sở đang luân chuyển sách. Hiện nay phần lớn các thư viện này còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ về cơ sở vật chất, nhân lực mà còn hạn chế cả về vốn tài liệu. Việc luân chuyển sách từ thư viện tỉnh xuống các thư viện này sẽ tăng cường được NLTT cho thư viện cơ sở, tạo sự hấp dẫn và thu hút người dân đến với thư viện. Với phương châm đưa sách tới tận tay người dân, thư viện tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình thư viện như: Thư viện, tủ sách của ngành văn hóa quản lý; Thư viện, tủ sách phối hợp với Bộ đội Biên phòng; Thư viện, tủ sách phối hợp với Hội Nông dân; Tủ sách trại giam; Thư viện Trường học; Thư viện tủ sách Hợp tác xã nông nghiệp và đặc biệt là việc luân chuyển sách xuống các Điểm Bưu điện Văn hóa xã theo Chương trình phối hợp công tác số 589b/CTPH-SVHTTDL-STTTT ngày 11 tháng 10 năm 2013 về việc Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phụ vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2020. Đây là một nỗ lực lớn của cán bộ thư viện trong việc xây dựng nhiều mô hình để đưa sách báo về tận tay người dân. Mỗi điểm luân chuyển sẽ nhận khoảng 300 bản sách về nội dung phù hợp, phong phú và đa dạng để phục vụ trong 3 tháng/ lần, hàng quý thư viện tỉnh sẽ có lịch cụ thể về việc đổi sách định kỳ. Hiện nay, số lượng điểm tăng lên hơn 22 điểm luân chuyền trong khi đó cán bộ phụ trách chỉ có 1 người nên rất khó khăn cho công tác luân chuyển phục vụ, mở rộng điểm luân chuyển. Chính vì vậy , để tránh tình trạng dàn trải nên c ủng cố và chọn lọc những tủ sách hoạt động tốt để đầu tư, đào tạo cán bộ giúp tủ sách phát triển lên thành thư viện, đi vào chất lượng của công tác phục vụ từ đó tạo bề nổi để các huyện, xã khác làm theo.

- Chia sẻ nguồn lực thông tin

Thực tế hiện nay, hoạt động chia sẻ NLTT giữa các thư viện với nhau chưa có sự kết hợp và liên kết cùng nhau. Các hoạt động và cơ chế phục vụ còn mang nhiều tính biệt lập. Hơn nữa hệ thống thư viện công cộng chưa tạo ra nhiều CSDL, nhiều sản phẩm thông tin để cùng nhau chia sẻ, chưa có sự trao đổi với nhau dẫn đến sự lãng phí về tài chính, về công sức cán bộ đồng thời giảm hiệu quả phục vụ thông tin cho người sử dụng. Vì vậy, việc mở rộng quan hệ hợp tác chia sẻ NLTT với các thư viện hệ thống và ngoài hệ thống là việc làm hết sức cần thiết.

TVTLC cũng thấy rõ lợi ích của việc chia sẻ nguồn lực thông tin, tuy nhiên, để thực hiện được việc đó cần sự hợp tác của nhiều cơ quan đơn vị.

Thư viện tỉnh đã nỗ lực rất lớn việc chia sẻ NLTT với hệ thống thư viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh, giúp cho các thư viện huyện thực hiện tra trùng biểu ghi thư mục tại thư viện tỉnh để nhằm xây dựng hệ thống mục lục trên máy tại các thư viện huyện, tăng cường luân chuyển sách đến các thư viện huyện, cơ sở theo định để tăng cường phục vụ cho NDT ở địa bàn nông thôn thông qua việc luân chuyển đến tận nơi để đổi sách, luân chuyển tại điểm thư viện, tủ sách ở địa phương.

- Chỉ đạo nghiệp vụ mạng lưới thư viện huyện - cơ sở

Hiện nay mạng lưới thư viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh Lai Châu phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh có 6 thư viện huyện, thị và 22 thư viện, phòng đọc sách của cấp cơ sở. Thư viện huyện và cấp cơ sở được thành lập và tổ chức hoạt động theo “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) và “Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành tháng 8 năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của thư viện, tủ sách ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn như: lương cho cán bộ phụ trách, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì cho hoạt động của thư viện.

Những năm qua, nhờ vào chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho các thư viện huyện, ngoài ngân sách địa phương còn có thêm được nguồn sách mới đáng kể từ chương trình mục tiêu. Trung bình mỗi thư viện huyện được tài trợ khoảng 30 triệu đồng/năm. Kinh phí dành cho kho sách luân chuyển cũng được tăng lên hàng năm nên số lượng vốn tài liệu cũng tạm đủ đáp ứng công tác luân chuyển sách, nếu tăng điểm luân chuyển thì sẽ thiếu vốn tài liệu để luân chuyển.

TVTLC với chức năng là cơ quan hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, Ban giám đốc thư viện đã từng bước đề xuất cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí cho hoạt động văn hóa cơ sở trong đó có mảng thư viện, lồng ghép các hoạt động, các phong trào như “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu phố văn hóa ở khu dân cư”, hoặc phong trào xây dựng nông thôn mới vào việc xây dựng

thiết chế thư viện, … Thư viện tỉnh định kỳ cử cán bộ đi kiểm tra, khảo sát thực tế hàng quý, hàng tháng, để có những đề xuất, kiến nghị kịp thời lên lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình hoạt động của thư viện cấp huyện và cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các ngành như Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Bưu điện tỉnh, các lãnh đạo Phòng VHTT - TT, Trung tâm VHTT - TT các huyện, thành phố trong công tác chỉ đạo mạng lưới thư viện huyện - cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Hoạt động thư viện huyện trong những năm qua có sự khởi sắc như: về trình độ cán bộ, đa số là trình độ đại học, vốn tài liệu được bổ sung hàng năm tương đối thông qua chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, những khó khăn cũng rất nhiều như viện huyện thường chỉ có 1 người và luôn nằm trong tình trạng bất ổn định: bị thay đổi, thuyên chuyển nhiều, cho dù có nơi cán bộ đã được đào tạo ở trình độ đại học chuyên ngành Thông tin - thư viện. Do đó, thư viê ̣n huyê ̣n không đủ điều kiện để vừa tổ chức các hoạt động phục vụ tại chỗ vừa chỉ đạo phát triển thư viện, phòng đọc sách ở cơ sở.

Hệ thống thư viện cơ sở mô hình hoạt động không bền vững, có khi hoạt động theo nhiệm kỳ của lãnh đạo xã. Dù có quy chế mẫu về tổ chức hoạt động nhưng với ảnh hưởng và uy tín của ngành không cao nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì điều này toàn mạng lưới cả tỉnh chỉ mới có 22 thư viện, tủ sách hoạt động và luân chuyển sách phục vụ cho nhân dân trên tổng số 95 xã, phường, thị trấn. Thư viện tỉnh chỉ có chức năng hướng dẫn về chuyên môn nên không thể có được những biện pháp mạnh, hữu hiệu để thúc đẩy mạng lưới này phát triển như ý muốn.

2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Thƣ viện tỉnh

2.5.1. Cơ chế , chính sách đầu tư

Về cơ chế tài chính: TVTLC hoạt động với kinh phí chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Hoạt động thực hiện theo các quy định của Nhà nước trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được giao.Với cơ chế hoạt động nêu trên thì việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của thư viện gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, hành chính hóa. Công tác quản lý biên chế còn nhiều bất cập, định mức biên chế chưa hợp lý, cơ chế tuyển dụng kém hiệu quả; Cơ chế giao nhiệm vụ, chức năng mang tính hoạt động hành chính, vì vậy

chưa thực sự bám sát nhu cầu thị trường (nhu cầu người dùng tin), chưa gắn với hiệu quả hoạt động kinh tế giữa thu tài chính với kinh phí được cấp phát; Cơ chế ra quyết định còn trông chờ, ỷ lại cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo và đùn đẩy trách nhiệm; Chế độ khen thưởng còn mang nặng hình thức, chưa khuyến khích khen thưởng đúng đối tượng.

Về Chính sách đầu tư: Tại Điều 4 Pháp lệnh Thư viện “Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hoá hoạt động thư viện; ...”. Hoạt động thư viện được xếp vào lĩnh vực sản xuất phi vật chất, phi lợi nhuận, mang hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)