Cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động tại Thƣ viện tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

1.5.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 906.878,7 ha, trong đó đất sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 91,83%, đất chưa sử dụng chiếm 49.515,96 ha. Là vùng đầu nguồn đặc biệt xung yếu của sông Đà, nguồn sinh thủy dồi dào và ổn định, cấp nước cho các công trình thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và vùng châu thổ sông Hồng. Đây là điều kiện quan trọng để Lai Châu phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản, góp phần giúp cho kinh tế của tỉnh phát triển bền vững. Tỉnh Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở tiểu ngạch, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội khu

vực biên giới. Lai Châu nằm ở vùng thượng lưu của Sông Đà, có mâ ̣t đô ̣ sông suối cao, diện tích lưu vực lớn, đi ̣a hình dốc, nguồn thủy năng dồi dào, là điều kiện tốt để phát triển h ệ thống thủy điện nhỏ và vừa. Ngoài ra, Lai Châu còn là địa phương giàu tài nguyên thiên nhiên với 120 điểm mỏ có trữ lượng lớn, đặc biệt là các mỏ đất hiếm với trữ lượng khoảng 14 triệu tấn. Đây là cơ hội để tỉnh phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến.

Hiện tỉnh Lai Châu có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 07 huyện và 01 thành phố với dân số tính đến hết năm 2013 là 414.800 người. Phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; phía đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La. Lai Châu có vị trí chiến lược, quan trọng về bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, Lai Châu còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện vừa và nhỏ, thương mại và du lịch. Những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh luôn phát triển nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh sản phẩm từng bước được nâng lên, tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh.

1.5.2. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Thư viện tỉnh Lai Châu

Thư viện tỉnh Lai châu (TVTLC) được tái thành lập ngày 20/10/2004, đến nay đã hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành. Khi mới thành lập thư viện tỉnh có 9 biên chế (trong đó có 6 viên chức có trình độ đại học, 3 viên chức có trình độ trung cấp ); Vốn tài liệu và cơ sở vật chất rất nghèo nàn nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ thư viện đã dần dần đi vào ổn định và phát triển. Hiện nay TVTLC đã xây dựng được mạng lưới thư viện công cộng trên toàn tỉnh với nhiều mô hình khác nhau với sự sáng tạo và tâm huyết cảu cán bộ trong toàn hệ thống. Do vậy, TVTLC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng , Nhà nước và địa phương giao cho.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu đang trên chặng đường đổi mới và hội nhập. Thư viện tỉnh Lai châu đã và đang tích cực tham gia các hoạt động phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh như cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, học sinh sinh viên, cán bộ giảng dạy, công nhân, nông dân và quần chúng nhân dân.... Tích cực phổ biến kiến thức KH&CN tiên tiến cập nhật ở trong

và ngoài nước cho các ngành kinh tế mũi nhọn của đại phương góp phần nâng cao chất lượng và năng suất trong lao động sản xuất. Phục vụ cho một số lượng lớn học sinh, sinh viên trong việc tiếp thu, sử dụng tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. TVTLC đã trở thành một nơi học tập ngoài nhà trường hiệu quả và thân thiện đối với mọi nhóm NDT, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. TVTLC tích cực tuyên truyền, triển khai các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa trong nhân dân, chống lại các biều hiện tiên cực như mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, các âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù định... Thông qua sách báo, tranh ảnh giúp cho an ninh trật tự tại địa phương được ổn định.

Thư viện đã tập trung tổ chức nhiều dịch vụ: ngoài việc phục vụ tại chỗ, còn phục vụ ngoài thư viện như luân chuyển sách đến vùng sâu, vùng xa, các trung tâm học tập cộng đồng trên toàn tỉnh nhằm giúp cho việc hưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu giải trí, học tập và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của bộ phận nông dân và con em nông dân ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa vận động khuyến khích phong trào đọc sách trong toàn dân cùng với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lai Châu. Thực hiện đúng chủ trương đưa văn hóa về cơ sở góp phần phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ thư viện luôn ý thức trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm thu hút người dùng đến với thư viện ngày một tăng để nâng cao uy tín, hiệu quả họa động của thư viện với toàn xã hội.

1.5.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Lai Châu

Cơ cấu tổ chức của TVTLC gồm có Ban Giám đốc và các phòng chức năng. * Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc.

* Cơ cấu các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ: Có 04 phòng

- Phòng nghiệp vụ:có 5 cán bộ. Gồm 3 bộ phận bổ sung, biên mục và xử lý

giản đơn.

- Phòng phục vụ bạn đọc: có 5 cán bộ và Gồm các bộ phận: Đọc tổng hợp,

- Phòng thông tin và xây dựng phong trào cơ sở: có 4 cán bộ và gồm Bộ

phận quản trị mạng, bộ phận thông tin thư mục, bộ phận phục vụ đa phương tiện và khai thác Internet.

- Phòng Hành chính - kế toán: Có 04 cán bộ. Bộ phận hành chính và kế

toán, văn thư, tổ bảo vệ, tạp vụ.

1.5.4. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Lai Châu

NDT và NCT là cơ sở quyết định chức năng, nhiệm vụ và định hướng các hoạt động của thư viện. NDT và NCT trở thành một cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của thư viện đặc biệt là trong quá trình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động. Muốn hoạt động hiệu quả và chất lượng phục vụ đáp ứng tốt NCT của NDT thì thư viện phải nắm vững đặc điểm NDT và NCT của họ. Hiệu quả hoạt động của thư viện được đánh giá thông qua việc đáp ứng NCT của NDT.

TVTLC là một thư viện công cộng, NDT rất đa dạng, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, học sinh, sinh viện, tiều thương, thiếu nhi,…. Chính sự đa dạng mới tạo nên những nhóm NDT khác nhau và nhu cầu tin khác nhau. Nhu cầu thông tin là nhu cầu tinh thần của con người được nảy sinh và phát triển trong quá trình tham gia các hoạt động khác nhau, nhằm giải quyết yêu cầu của các hoạt động đó. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu thông tin càng phát triển. Điều kiện xã hội thay đổi cũng làm nhu cầu tin tin biến đổi theo. NCT của NDT thuộc Thư viện tỉnh Lai Châu gắn bó chặt chẽ với hoạt động lao động sản xuất. TVTLC là một trung tâm thông tin quan trọng giúp cho các nhóm NDT trong tỉnh tiếp cận tới những thông tin phù hợp nhất, qua đó góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mỗi người dân. Nếu nhu cầu thông tin của họ được đáp ứng đầy đủ, đồng nghĩa với năng suất lao động xã hội có điều kiện được nâng cao hơn.

Xét về mặt tổng thể NDT của TVTLC có những đặc điểm chung về giới, về lứa tuổi, về nghề nghiệp và về nội dung nhu cầu thông tin/tài liệu như sau:

- Đặc điểm giới tính của người dùng tin: Nam giới: chiếm tỷ lệ 43%: Nữ giới: chiếm tỷ lệ 57%. Đặc điểm giới tính cũng giúp định hướng cho công tác phục vụ, bổ sung nguồn lực thông tin, phục vụ phù hợp với tâm lý NDT

- Đặc điểm lứa tuổi của NDT: Đây là nhóm đối tượng có số lượng rất ít chiếm tỷ lệ 35% số NDT đến Thư viện. NDT là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số NDT của Thư viện. Độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi: 151 người và trên 50 tuổi là 49 người. Như vậy, NDT ở độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng dễ hiểu vì thành phố Lai Châu tập trung rất nhiều trường phổ thông, Trường Cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề. NDT chủ yếu là thanh niên nên nhu cầu thông tin/tài liệu chủ yếu là phục vụ học tập, nghiên cứu, bổ sung kiến thức, làm bài tập do giáo viên giao.... Nhóm NDT có độ tuổi từ 36 đến 50 có NCT cao hơn, đa dạng hơn và có xu hướng nghiên cứu. Tuy nhiên nhóm NDT này đến thư viện không thường xuyên và nhu cầu về tài liệu không nhiều. Nhóm NDT là các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu của các sở ngành đến thư viện chưa nhiểu.

- Đặc điểm nhu cầu về loại hình tài liệu mà NDT của TVTLC thích sử dụng như sau: Sách chiếm 81,7%; Báo chiếm 46,7% ; Tạp chí chiếm 33,7%; Tài liệu điện tử chiếm 45%

Hình 1.1 : Nhu cầu về loại hình tài liệu mà NDT sử dụng

- Đặc điểm nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu,NDT của TVTLC thường sử dụng như sau: Tiếng Việt chiếm tỷ lệ : 95%; Tiếng Anh chiếm: 5%; Các thứ tiếng khác: rất ít hoặc không được sử dụng.Qua đó chứng tỏ, khả năng sử dụng ngoại ngữ nói chung của NDT tại TVTLC còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)