Nguồn bổ sung tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 45 - 48)

2.1. Hoạt động pháttriển vốn tài liệu cuả Thƣ viện tỉnh Lai Châu

2.1.4. Nguồn bổ sung tài liệu

TVTLC luôn chú trọng đến công tác bổ sung vốn tài liệu. Thư viện có 4 nguồn bổ sung chính đó là:

- Nguồn mua bằng kinh phí được cấp hàng năm từ các nhà xuất bản, phát hành; - Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nguồn lưu chiểu;

- Nguồn tặng biếu, tài trợ.

+ Về Bổ sung bằng nguồn kinh phí được cấp hàng năm:

Căn cứ vào kinh phí được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách Nhà nước, TVTLC tiến hành đặt mua tài liệu từ các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách. Tuy nhiên, trong những năm gần đây lượng sách bổ sung bị giảm vì giá cả sách tăng cao mà kinh phí cấp cho hoạt động thư viện còn khiêm tốn. Từ năm 2010 đến nay, bình quân kinh phí cho bổ sung sách mới đạt khoảng 100 triệu đồng/ năm. Từ thực tế đó, chủ trương của Ban lãnh đạo Thư viện tỉnh là tăng số lượng tên sách, giảm số bản sách. Vì vậy việc nghiên cứu xác định nhu cầu của các đối tượng bạn đọc thông qua ý kiến của các thủ thư cũng như thông qua phiếu điều tra là vô cùng cần thiết. Công

tác bổ sung của TVTLC những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn đọc, phục vụ công tác nghiên cứu và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Trong điều kiện kinh phí eo hẹp, cán bộ làm công tác bổ sung phải tra trùng cẩn thận, đối chiếu và xác định nội dung ấn phẩm trên danh mục cũng như tiếp xúc trực tiếp xác định số lượng bản đã nhập, nhằm nâng cao chất lượng bổ sung, tránh tình trạng lãng phí. Thay vì mỗi tên sách bổ sung 4 bản như trước đây thì hiện nay mỗi tên sách chỉ bổ sung từ 2 – 3 bản, thậm chí 1 bản.

+ Về Bổ sung bằng nguồn ngân sách Chương trình Mục tiêu Quốc gia:

Chương trình này được duy trì đều đặn từ năm 2004 đến nay. Ngoài ra TVTLC còn chú trọng đến nguồn lưu chiểu. Sách lưu chiểu giữ vai trò khá quan trọng, đặc biệt với công tác địa chí. Bên cạnh đó TVTLC còn nhận được sách từ các nguồn cho, biếu, tặng của các nhà xuất bản, các cơ quan xuất bản. Đặc biệt với chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua Vụ Thư viện đã tài trợ cho Thư viện tỉnh một lượng sách không nhỏ để cấp cho các Thư viện huyện, tủ sách các Đồn Biên phòng và để xây dựng kho sách luân chuyển xuống các huyện nhằm khai thác, sử dụng tối đa vốn tài liệu.

Cùng với việc làm tốt công tác bổ sung bằng các nguồn hiện có trên thị trường, TVTLC còn có chủ trương trao đổi vốn tài liệu với các thư viện trong khu vực và trên cả nước.

Về cơ cấu vốn tài liệu, các thư viện về cơ bản vẫn cố gắng thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện do Bộ Văn hóa – Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) ban hành năm 1979:

30% sách khoa học xã hội, chính trị 30% sách khoa học kỹ thuật

30% sách văn học nghệ thuật 10% các loại sách khác

Hình 2.1: Cơ cấu vốn tài liệu theo nội dung

Vốn tài liệu hiện có của TVTLC là 100.000 bản, trong đó 90.000 bản sách, 10.000 loại báo, tạp chí và các tài liệu khác. Mặc dù đây là con số còn khiêm tốn so với các thư viện tỉnh khác trên toàn quốc, song đối với TVTLC việc bổ sung và trao đổi tài liệu để có số lượng như hiện nay là cả một cố gắng lớn của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ thư viện.

Nguồn tài liệu của TVTLC luôn được xem xét và thanh lọc. Tuy nhiên công tác bổ sung vẫn chủ yếu mang tính kinh nghiệm chủ quan, vì vậy cần phải xây dựng một chính sách bổ sung khoa học và phù hợp hơn.

+ Về công tác bổ sung tài liệu địa chí:

Công tác địa chí là một hoạt động đặc thù của thư viện tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của bạn đọc trong việc nghiên cứu về một địa phương. Do vậy công tác địa chí trở thành nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được với bất kỳ một thư viện tỉnh nào trong toàn bộ các hoạt động của mình.Nội dung hoạt động địa chí của thư viện được thể hiện trên nhiều mặt hoạt động như phát hiện, sưu tầm, xử lý, bảo quản, khai thác tài liệu địa chí... Đối với TVTLC, công tác địa chí cũng được quan tâm như một hoạt động chuyên môn quan trọng. Do chia tách, tái thành lập tỉnh nên tài liệu địa chí về tỉnh Lai Châu hầu như ở TVTLC không có. TVTLC đã có kế hoạch bổ sung bằng cách sưu tầm trong nhân dân, sao chụp tài liệu gốc mà Thư viện tỉnh Điện Biên có. Tuy nhiên, công việc này vẫn chưa được thực hiện triệt để

do không có nguồn kinh phí. Hiện tại, nguồn tài liệu địa chí ở TVTLC chủ yếu là các tác phẩm văn học do các tác giả nộp lưu chiểu và có một số ít tài liệu về lịch sử Đảng bộ địa phương,.. Bên cạnh đó, TVTLC tiến hành biên soạn thư mục toàn văn “Lai Châu qua báo chí Trung ương”. TVT tiến hành scan lại các bài viết về vùng đất, con người Lai Châu được đăng tải trên các báo Trung ương mà TVT bổ sung, sau đó in ấn và phục vụ bạn đọc. Thư mục này đã được bạn đọc quan tâm sử dụng, là sản phẩm thông tin không thể thiếu cho công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh.

Trong thời gian tới TVTLC cần tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu địa chí và các nguồn thông tin liên quan đến địa phương để xây dựng kho tài liệu địa chí ngày càng đầy đủ và phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thư viện tỉnh lai châu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)