2.4.2. Các dịch vụ phục vụ người dùng tin
Dịch vụ thông tin thư viện là một trong những thành phần cơ bản tạo nên hoạt động của thư viện. Lịch sử thư viện đã cho thấy rằng, thư viện xuất hiện thì các dịch vụ thư viện sẽ xuất hiện để phục vụ cho người đến sử dụng thư viện.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa đọc đang đứng trước thách thức lớn bởi sự lấn át của văn hóa nghe nhìn. Sớm nhận thấy điều này, trong những năm qua, TVTLC đã coi trọng công tác phục vụ bạn đọc, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm có liên quan mật thiết đến cả vốn tài liệu, bộ máy tra cứu, nguồn thư mục và cả việc tin học hóa hoạt động thư viện; thư viện tiến hành tổ chức nhiều hình thức phục vụ như phục vụ tại chỗ, cho mượn về nhà, hướng dẫn tra cứu thông tin thư mục, tuyên truyền giới thiệu
Dịch vụ đọc tại chỗ:
Dịch vụ đọc tại chỗ là hình thức phục vụ mang tính truyền thống của các thư viện. Ðây là dịch vụ cơ bản cung cấp tài liệu gốc nhằm giúp NDT thoả mãn NCTcủa mình. Dịch vụ này là một yêu cầu không thể thiếu được đối với NDT của thư viện. Tại TVTLC dịch vụ này ở các bộ phận như sau:
+ Bộ phận đọc tổng hợp. + Bộ phận Báo – Tạp chí. + Bộ phận Thiếu nhi.
Dịch vụ đọc tại chỗ của TVTLC được tổ chức theo phương thức kho đóng. Đây là phương thức phục vụ truyền thống vì những điều kiện như cơ sở vật chất, cán bộ thư viện,… nên chưa thể tiến hành tổ chức kho mở để phục vụ NDT được tốt hơn.
Đối tượng phục vụ của dịch vụ này là tất cả các NDT trong thư viện . Phương thức phục vụ: Với phương thức tổ chức theo kho đóng nên tài liệu trong kho được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt. Tài liệu được sắp xếp theo chỉ số đăng ký cá biệt nên việc lấy sách phục vụ rất thuận lợi, tiết kiệm được diện tích kho giá cho thư viện.
Thời gian phục vụ: Sáng: Từ 7h30 đến 11h - Chiều: Từ 13h30 -17h hàng ngày (từ thứ 2 đến thứ 6). Thời gian trước đây thư viện mở cửa phục vụ cả ngày thứ 7 và ngày chủ nhật cho những NDT đến thư viện học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, từ năm 2013 đã không phục vụ hai ngày nghỉ cuối tuần vì liên quan đến vấn đề kinh phí tự chủ của thư viện về điện, công lao động, khấu hao tài sản,…. Trung bình mỗi ngày có từ 50 đến 70 lượt/ NDT và khoảng 160 lượt luân chuyển tài liệu/ ngày sử dụng dịch vụ này.
Về cán bộ thư viện, thư viện bố trí 05 cán bộ trực ở quầy thủ thư luân phiên lấy tài liệu từ kho để phục vụ, kiêm luôn hướng dẫn NDT cách tìm tài liệu, tìm thông tin, trả lời các câu hỏi của NDT, hướng dẫn bạn đọc tìm tin ở các nguồn tài liệu khác khi trong kho đọc của thư viện không có tài liệu.
Dịch vụ đọc tại chỗ của Bộ phận Báo – Tạp chí: Tổ chức theo phương thức kho mở phục vụ các loại báo – tạp chí hàng ngày, còn những loại báo, tạp chí đóng tập lưu thì tổ chức kho đóng, xếp theo vần tên báo, tạp chí kết hợp với sổ đăng ký cá biệt và tháng, quý, năm phát hành. Khi NDT đọc báo kho mở thì chỉ trình thẻ với
thủ thư phòng báo tại quầy, nhưng nếu muốn mượn báo, tạp chí đóng tập thì phải ghi phiếu yêu cầu và thông qua thủ thư.
Dịch vụ mƣợn về nhà:
Đây là hình thức NDT chọn một hoặc một số tài liệu mang về nhà đọc hoặc nghiên cứu. Dịch vụ mượn tài liệu được cung cấp cho mọi đối tượng bạn đọc của TVTLC. NDT tới thư viện có thể làm thẻ mượn để được mượn tài liệu tại bộ phận mượn. Kho mượn hiện có số lượng tài liệu lớn với đủ các thể loại sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn học nghệ thuật... đáp ứng mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của bạn đọc thư viện.
Tài liệu trong kho mượn được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt, kho mượn tài liệu được tổ chức theo hình thức kho đóng.. Mỗi lần bạn đọc được mượn từ 1 – 3 cuốn và được mượn trong 05 ngày/ lần mượn, và được gia hạn một lần nếu đọc chưa xong. Nếu quá hạn, cán bộ thư viện sẽ nhắc NDT trả tài liệu bằng thư báo quá hạn hoặc gọi điện thoại. NDT sẽ phải trả phí mượn sách quá hạn theo quy định của thư viện. Các máy tính tra cứu dùng để tra cứu cũng được đặt tại phòng này nên thuận lợi cho việc tra tìm tài liệu.
Năm
Lượt người (Lượt)
Lượt tài liệu (Lượt) 2010 13.062 37.567 2011 14.426 38.032 2012 14.828 36.987 2013 14.500 36.200 2014 15.400 39.800 9/2015 12.278 32.648
Hình 2.3: Thống kê lƣợt NDT đến thƣ viện và lƣợt quay vòng của tài liệu
Tuyên truyền giới thiệu tài liệu
Công tác triển lãm sách báo là một hình thức hoạt động khá thường xuyên tại thư viện. Đây là một hình thức trưng bày trực quan có hệ thống bộ sưu tập các loại hình tài liệu công bố của TVTLC đã sưu tầm được theo những nguyên tắc chọn lựa nhất định thông qua hệ thống các tủ trưng bày, các pano trực quan. Tổ chức triển lãm sách có thể giúp NDT thư viện theo dõi kịp thời những sự kiện thời sự hoặc có thể tiếp cận với một chủ đề được lựa chọn theo cách rộng và sâu nhất có thể. Triển lãm sách cũng là cơ hội để giới thiệu các tài liệu mới tại thư viện tới NDT, giúp cho NDT tiếp cận nhanh nhất với tài liệu mới.
Phòng Đọc của Thư viện thực hiện việc trưng bày, triển lãm tài liệu khoảng gần 10 đợt mỗi năm với trên 1.000 tư liệu thông qua hệ thống tủ trưng bày. Bên cạnh đó, vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thư viện tiến hành treo băng zôn trực quan theo chủ đề tại khu vực trước cổng thư viện nhằm thu hút sự quan tâm của cán bộ, nhân dân tại khu vực trung tâm thành phố Lai Châu.
Ngoài ra, Thư viện còn tổ chức các cuộc tuyên truyền lồng ghép dưới hình thức vừa trưng bày tranh ảnh, sách báo, áp phích với việc biên soạn các thư mục chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc.
Hằng năm, vào các dịp hè thư viện phát động trong toàn tỉnh tổ chức cuộc thi thiếu nhi đọc sách, kể chuyện với các chủ đề khác nhau. Cuộc thi đã lôi cuốn được đông đảo các em thiếu nhi, học sinh từ các trường tham gia tìm hiểu lịch sử truyền thống tốt đẹp của tỉnh, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần vượt khó hiếu học, động viên được các em tham gia sinh hoạt hè, làm nhiều việc có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Cuộc thi đã mang lại hiệu quả thiết thực, được lãnh đạo và nhân dân khen ngợi, cổ vũ và động viên kịp thời. Qua việc tổ chức các cuộc thi đọc sách, tìm hiểu các sự kiện của tỉnh và đất nước, thư viện giúp đông đảo nhân dân hiểu rõ hơn về các sự kiện lịch sử trọng đại. Hơn nữa việc làm này có tác dụng giới thiệu cho bạn đọc về vốn tài liệu của thư viện.
Hội Báo xuân:
Từ năm 2008 đến nay, mỗi đợt đón mừng Xuân mới, Thư viện luôn có kế hoạch tổ chức triển lãm báo Xuân với quy mô lớn, cùng phối hợp với Hội nhà báo tỉnh Lai Châu, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Trung bình có khoảng 200 đến 250 loại báo - tạp chí Xuân được đưa ra trưng bày và phục vụ NDT trong dịp đón Xuân mới, cùng với đó là các hoạt động khác như triển lãm ảnh báo chí, trao giải ảnh báo chí hàng năm, thực hiện trong 15 ngày trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.
Các dịch vụ khác trong thư viện
- Dịch vụ trao đổi thông tin:Đây là hình thức tổ chức hội nghị Bạn đọc của thư viện, hàng năm thường xuyên tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả công tác phục vụ NDT, khả năng đáp ứng NCTcủa thư viện đối với NDT. Qua hội nghị này, thư viện nhận được nhiều ý kiến thẳng thắn từ NDT góp ý về tác phong của cán bộ thư viện, khả năng giao tiếp, cung cách phục vụ, các trang thiết bị thiếu thốn và quan trọng là vấn đề NCTcủa NDT đã được đáp ứng đến đâu, giúp cho thư viện có định hướng, kế hoạch bổ sung cho phù hợp. Thư viện còn có hòm thư góp ý dành cho NDT phản ánh những vấn đề cần phản ánh, những vấn đề bức xúc mà ngại báo cáo với lãnh đạo thư viện.
- Dịch vụ sao chụp tài liệu: là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho NDT trong trường hợp họ muốn có tài liệu để sử dụng lâu dài, hoặc những tài liệu đó không được mượn về nhà.
Để có thể phục vụ tốt được dịch vụ này, thư viện đã trang bị máy photocopy, máy in để ở bộ phận văn thư của thư viện nhằm phục vụ nhu cầu sao chụp tài liệu cho NDT. Dịch vụ này do Phòng Hành chính đảm nhiệm.
- Dịch vụ tra cứu, truy cập Internet
Dịch vụ tra cứu Internet được thư viện triển khai ngay từ khi phòng đa phương tiện đi vào hoạt động và đặc biệt từ khi tiếp nhận Dự án“Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (tháng 10/2014). Với đường truyền cáp quang, Thư viện đã trang bị hệ thống máy tính kết nối Internet với số lượng 40 máy tính nhằm phục vụ nhu cầu truy cập internet, tìm kiếm thông tin, hoặc truy cập đến các thư viện lớn trong nước và trên thế giới hoặc có thể sử dụng E-mail để trao đổi thông tin.
Ðối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ này là sinh viên, học sinh. Theo thống kê, số lượt người sử dụng đến sử dụng dịch vụ này khoảng 40 người/1ngày, Mặc dù dịch vụ này có rất nhiều tiện lợi, cần thiết cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của NDT, nhưng bên cạnh đó dịch vụ này còn rất nhiều hạn chế vì những thông tin đưa lên mạng không được kiểm soát, còn nhiều thông tin không lành mạnh..
- Dịch vụ luân chuyển sách và hỗ trợ nghiệp vụ:
Dịch vụ luân chuyển sách từ TVTLC tới các thư viện cơ sở trên địa bàn tỉnh . Đây là một trong những hoạt động quan trọng của thư viện nhằm đưa sách tới NDT ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Mục đích của hoạt động này là nhằm hỗ trợ hệ thống thư viện công cộng cấp cơ sở, các tủ sách điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh về nguồn tài liệu để phục vụ nhân dân khi mà hệ thống này còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển NLTT phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn của thư viện đó. Việc luân chuyển sách xuống cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động của thư viện, tạo được phong trào đọc sách tại các địa phương, hình thành thói quen đọc sách trong nhân dân và thế hệ trẻ ở vùng nông thôn, giúp nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần người dân địa phương.
Hiện nay toàn tỉnh có 95 xã, phường thị trấn với 8 huyện, thành phố. Hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn gồm có 6 thư viện cấp huyện, thành phố, 22 thư
viện, tủ sách cơ sở đang luân chuyển sách. Hiện nay phần lớn các thư viện này còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ về cơ sở vật chất, nhân lực mà còn hạn chế cả về vốn tài liệu. Việc luân chuyển sách từ thư viện tỉnh xuống các thư viện này sẽ tăng cường được NLTT cho thư viện cơ sở, tạo sự hấp dẫn và thu hút người dân đến với thư viện. Với phương châm đưa sách tới tận tay người dân, thư viện tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình thư viện như: Thư viện, tủ sách của ngành văn hóa quản lý; Thư viện, tủ sách phối hợp với Bộ đội Biên phòng; Thư viện, tủ sách phối hợp với Hội Nông dân; Tủ sách trại giam; Thư viện Trường học; Thư viện tủ sách Hợp tác xã nông nghiệp và đặc biệt là việc luân chuyển sách xuống các Điểm Bưu điện Văn hóa xã theo Chương trình phối hợp công tác số 589b/CTPH-SVHTTDL-STTTT ngày 11 tháng 10 năm 2013 về việc Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phụ vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2020. Đây là một nỗ lực lớn của cán bộ thư viện trong việc xây dựng nhiều mô hình để đưa sách báo về tận tay người dân. Mỗi điểm luân chuyển sẽ nhận khoảng 300 bản sách về nội dung phù hợp, phong phú và đa dạng để phục vụ trong 3 tháng/ lần, hàng quý thư viện tỉnh sẽ có lịch cụ thể về việc đổi sách định kỳ. Hiện nay, số lượng điểm tăng lên hơn 22 điểm luân chuyền trong khi đó cán bộ phụ trách chỉ có 1 người nên rất khó khăn cho công tác luân chuyển phục vụ, mở rộng điểm luân chuyển. Chính vì vậy , để tránh tình trạng dàn trải nên c ủng cố và chọn lọc những tủ sách hoạt động tốt để đầu tư, đào tạo cán bộ giúp tủ sách phát triển lên thành thư viện, đi vào chất lượng của công tác phục vụ từ đó tạo bề nổi để các huyện, xã khác làm theo.
- Chia sẻ nguồn lực thông tin
Thực tế hiện nay, hoạt động chia sẻ NLTT giữa các thư viện với nhau chưa có sự kết hợp và liên kết cùng nhau. Các hoạt động và cơ chế phục vụ còn mang nhiều tính biệt lập. Hơn nữa hệ thống thư viện công cộng chưa tạo ra nhiều CSDL, nhiều sản phẩm thông tin để cùng nhau chia sẻ, chưa có sự trao đổi với nhau dẫn đến sự lãng phí về tài chính, về công sức cán bộ đồng thời giảm hiệu quả phục vụ thông tin cho người sử dụng. Vì vậy, việc mở rộng quan hệ hợp tác chia sẻ NLTT với các thư viện hệ thống và ngoài hệ thống là việc làm hết sức cần thiết.
TVTLC cũng thấy rõ lợi ích của việc chia sẻ nguồn lực thông tin, tuy nhiên, để thực hiện được việc đó cần sự hợp tác của nhiều cơ quan đơn vị.
Thư viện tỉnh đã nỗ lực rất lớn việc chia sẻ NLTT với hệ thống thư viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh, giúp cho các thư viện huyện thực hiện tra trùng biểu ghi thư mục tại thư viện tỉnh để nhằm xây dựng hệ thống mục lục trên máy tại các thư viện huyện, tăng cường luân chuyển sách đến các thư viện huyện, cơ sở theo định để tăng cường phục vụ cho NDT ở địa bàn nông thôn thông qua việc luân chuyển đến tận nơi để đổi sách, luân chuyển tại điểm thư viện, tủ sách ở địa phương.
- Chỉ đạo nghiệp vụ mạng lưới thư viện huyện - cơ sở
Hiện nay mạng lưới thư viện cấp huyện và cơ sở của tỉnh Lai Châu phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh có 6 thư viện huyện, thị và 22 thư viện, phòng đọc sách của cấp cơ sở. Thư viện huyện và cấp cơ sở được thành lập và tổ chức hoạt động theo “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) và “Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban