2.5.1. Cơ chế , chính sách đầu tư
Về cơ chế tài chính: TVTLC hoạt động với kinh phí chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Hoạt động thực hiện theo các quy định của Nhà nước trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được giao.Với cơ chế hoạt động nêu trên thì việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của thư viện gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, hành chính hóa. Công tác quản lý biên chế còn nhiều bất cập, định mức biên chế chưa hợp lý, cơ chế tuyển dụng kém hiệu quả; Cơ chế giao nhiệm vụ, chức năng mang tính hoạt động hành chính, vì vậy
chưa thực sự bám sát nhu cầu thị trường (nhu cầu người dùng tin), chưa gắn với hiệu quả hoạt động kinh tế giữa thu tài chính với kinh phí được cấp phát; Cơ chế ra quyết định còn trông chờ, ỷ lại cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo và đùn đẩy trách nhiệm; Chế độ khen thưởng còn mang nặng hình thức, chưa khuyến khích khen thưởng đúng đối tượng.
Về Chính sách đầu tư: Tại Điều 4 Pháp lệnh Thư viện “Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hoá hoạt động thư viện; ...”. Hoạt động thư viện được xếp vào lĩnh vực sản xuất phi vật chất, phi lợi nhuận, mang hình thái hiệu quả lao động hữu ích và giá trị sử dụng; do vậy, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện được coi là hàng hoá đặc biệt, bản chất của chúng được xem xét trên quan điểm hiệu quả hữu ích mang lại trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phức tạp của xã hội. Với đặc thù như vậy , nhưng hiện nay TVTLC chưa có một chính sách đầu tư cụ thể, thiết thực nào để phát triển sự nghiệp thư viện.
2.5.2. Quy trình hoạt động
Hoạt động xử lý tài liệu được thực hiện đúng chuẩn nghiệp vụ. Việc tổ chức thông tin được thực hiện khoa học, hợp lý, bộ máy tra cứu truyền thống (mục lục) được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khai thác thông tin của thư viện. Công tác phục vụ bạn đọc được đặc biệt chú trọng quan tâm, cả hoạt động phục vụ trong thư viện và ngoài thư viện. Đặc biệt hoạt động phục vụ ngoài thư viện, luân chuyển sách báo xuống cơ sở tỏ ra có hiệu quả và được bạn đọc quan tâm, đánh giá cao, tài liệu được đưa đến gần hơn với bạn đọc, phát huy tốt giá trị của tài liệu thư viện. Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách được thực hiện thường xuyên, được quan tâm đầu tư, được tổ chức quy mô cũng đã đưa sách đến gần hơn với người đọc.
2.5.3. Nhận thức của lãnh đạo các cấp.
Hoạt động thư viện nói chung và sách báo nói riêng là một trong những kênh cung cấp thông tin và tri thức được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Nhận thức được vai trò to lớn đó của thư viện, ngay từ khi tái thành lập tỉnh (năm 2004), trong
khi nhiều cơ quan khác chưa được thành lập thì ngày 20 tháng 10 năm 2004 UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành quyết định số 70/2004/QĐUB về việc thành lậpThư viện tỉnh. Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động thư viện. Đồng thời, hoạt động của TVTLC cũng nhận được quan tâm của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban ngành khác trong tỉnh thông qua việc ban hành các văn bản, các chương trình phối hợp hoạt động trong việc tuyên truyền, khích lệ, quảng bá cho hoạt động thư viện, góp phần thúc đẩy các hoạt động của thư viện phát triển. Đặc biệt, ngày 26 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành quyết định về việc phê duyệt lại phương án, hỗ trợ tái định cư Dự án xây dựng Thư viện tỉnh Lai Châu
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động của thư viện Lai Châu nói chung và thư viện tỉnh Lai Châu nói riêng vẫn còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của một số lãnh đạo các cấp, vì vậy chưa thực sự mang lại hiệu quả.