Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

c) Công nghệ sạch góp phần phát triển danh tiếng của sản phẩm chè mang CDĐL

3.2. Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động

hoạt động sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương

Các khuyến nghị tập trung vào mô hình 3N hiện nay gồm: Nhà nước, Người sản xuất chế biến và Người kinh doanh(Doanh nghiệp):

3.2.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước

Để giữ vững bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè, cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý, sử dụng CDĐL của các cơ quan Nhà nước hữu quan, đồng thời tăng cường các biện pháp hành chính, kinh tế và công nghệ để hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Điều này liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý CDĐL Tân Cương và các Sở ban ngành liên quan:

a) Đối với UBND thành phố Thái Nguyên

UBND Thành phố Thái Nguyên là đơn vị được ủy quyền quản lý CDĐL “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương Thái Nguyên cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Phòng kinh tế thành phố Thái Nguyên là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND thành phố chủ trì và phối hợp với cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, hướng dẫn sử dụng CDĐL nhằm đảm bảo điều kiện về đặc tính, chất lượng đặc thù đã được bảo hộ của chè Tân Cương. Các biện pháp cụ thể gồm:

Trước hết, UBND TP Thái Nguyên cần phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị chức năng tổ chức các buổi nói chuyện, phổ biến kiến thức về SHTT nói chung, kiến thức về CDĐL nói riêng, quy chế quản lý và sử dụng CDĐL Tân Cương cũng như hướng dẫn cách đăng kí sử dụng CDĐL để người dân có thể nắm bắt một cách vững vàng và thực hiện hiệu quả.

Tiếp đến, cần công bố rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật như“quy chế quản lý và sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè” đã được ban hành ngày 16/12/2008 và những văn bản hướng dẫn cụ thể việc đăng kí CDĐL “Tân Cương”. Cung cấp các tài liệu liên quan đến quyền tự bảo vệ CDĐL cho địa phương để tất cả mọi người đều biết và thực hiện có hiệu quả. Cung cấp đầy đủ danh sách các hộ trồng chè đã đăng ký sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè lên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, website để từ đó mọi

người nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ CDĐL, biết được đâu là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, tránh mua phải những mặt hàng giả, hàng nhái trên thị trường; góp phần nâng cao giá trị và khẳng định uy tín cho mặt hàng chè Tân Cương đã được bảo hộ.

UBND thành phố cũng cần tổ chức những buổi tập huấn về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán bộ và người dân trồng chè tại địa phương về các biện pháp công nghệ sạch, biện pháp canh tác an toàn hiệu quả, hướng dẫn áp dụng VietGAP trong sản xuất và chế biến chè để người dân hiểu đúng và áp dụng đúng, tạo ra hiệu quả kinh tế cao cũng như duy trì tốt các điều kiện bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè.

Tạo điều kiện về vốn và các chính sách ưu đãi cho người dân trong quá trình áp dụng các công nghệ sạch vào sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương, giúp người dân trong quá trình đầu tư và làm chủ các công nghệ sạch.

b) Đối với các Sở, Ngành liên quan

Sở KH&CN và sở NN&PTNT là hai trong số các sở, ngành có liên quan chặt chẽ đến hoạt động áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương, nhất là việc áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho chè ở nơi đây. Các biện pháp cần làm là:

Sở NN&PTNT của tỉnh tăng cường hoạt động triển khai áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn, áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) của bộ NN&PTNT vào hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương.

Sở KH&CN tỉnh tiến hành tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị về cây chè để đánh giá tiềm năng, thế mạnh của cây chè, tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng các sản phẩm chè. Đề xuất với UBND cấp tỉnh trong việc luân chuyển cán bộ chuyên trách về Khoa học & Công nghệ cho địa phương để có thể quản lý và phổ biến áp dụng công nghệ sạch đến các tổ chức, cá nhân một cách thuận lợi và khoa học.

Các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật như UBND các cấp, thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường cũng cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè Tân Cương trên thị trường. Tiến hành kiểm tra đối với những nội dung có liên

quan đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác, giấy phép đăng kí kinh doanh…để nắm bắt được tình hình xâm phạm quyền SHTT đối với CDĐL, báo cáo với các cơ quan cấp trên để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế được các hành vi giả mạo đối với chè Tân Cương.

Khắc phục sự chồng chéo trong việc quản lý và thực thi quyền SHTT đối với CDĐL Tân Cương. Được biết hiện nay, UBND thành phố Thái Nguyên là đơn vị được giao cho quản lý CDĐL Tân Cương, nhưng các quyết định về việc cho các đơn vị, cá nhân sử dụng CDĐL lại do Giám đốc Sở KH&CN ký. Như vậy rõ ràng có sự chồng chéo trong quản lý CDĐL ở đây.

3.2.1. Khuyến nghị đối với người sản xuất, chế biến

Các đơn vị hợp tác xã, các hộ gia đình là những người trực tiếp sản xuất, chế biến chè trong địa bàn, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, đối với những hộ trực tiếp sản xuất chè trên địa bàn cần nhận thức đầy đủ lợi ích của việc tham gia sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè, và lợi ích của việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến chè. Tích cực tham gia các buổi phổ biến kiến thức về CDĐL, nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng kí sử dụng CDĐL cho sản phẩm chè của gia đình mình để việc khai thác và sử dụng CDĐL được thực hiện một cách hiệu quả nhất; góp phần bảo vệ tài sản do mình sáng tạo ra, nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm.

Hai là, áp dụng từng phần và triệt để các công nghệ sạch đã được giới thiệu và khuyến khích áp dụng nằm trong chương trình VietGAP, cố gắng làm chủ công nghệ sạch, cần tạo lập các thói quen tốt trong việc ghi chép về quá trình sản xuất để phục vụ cho quá trình đánh giá chất lượng chè và truy nguyên nguồn gốc. Lấy đó làm căn cứ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình khi xuất ra thị trường. Đồng thời tin tưởng vững chắc vào hiệu quả kinh tế của việc áp dụng công nghệ sạch.

Ba là, mạnh dạn đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, khắc phục tình trạng hiếu hụt nhân lực cho hoạt động sản xuất và chế biến chè. Trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng trong suốt các giai đoạn trồng, chăm sóc và chế biến chè từ khâu chọn hạt, ươm hom đến khi chè thành phâm. Nắm vững những “bí quyết kỹ thuật” trong việc sản xuất và chế biến chè để tạo ra những sản phẩm chè có chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá thành sản phẩm.

3.2.1. Khuyến nghị đối với người kinh doanh

Những người kinh doanh chè Tân Cương bao gồm các hộ gia đình trực tiếp sản xuất thành phẩm và bán, những thương lái, những cơ sở bán buôn, bán lẻ, các hợp tác xã mua bán và các doanh nghiệp.

Đối với các hộ kinh doanh sản phẩm chè Tân Cương, phải nắm vững quy định của Pháp luật về việc sử dụng hai chữ “Tân Cương” gắn cho các sản phẩm chè, đồng thời hiểu rõ các hành vi xâm phạm quyền, hành vi giả mạo CDĐL để tránh vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh, buôn bán.

Cần kinh doanh trung thực, đảm bảo đúng các cam kết về chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn của chè mang CDĐL Tân Cương. Cung và cầu nguồn hàng chè mang CDĐL Tân Cương phải có nguồn gốc xuất xứ đúng từ khu vực địa lý Tân Cương và phải truy nguyên được nguồn gốc.

Cần tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh chè Tân Cương. Tạo lập được chỗ đứng và giá cả tốt cho các sản phẩm chè đã được áp dụng công nghệ sạch, VietGAP. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về chất lượng cũng như nguồn gốc không phải ở Tân Cương nên các đơn vị kinh doanh cần tiến hành biện pháp tự bảo vệ hoặc tố cáo các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức khác xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.

* Kết luận chương 3: Nội dung của chương ba tập trung nhiều vào việc chứng minh những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại của việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Toàn bộ nội dung chương đã làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương thực sự góp phần duy trì các yếu tố tự nhiênyếu tố con người của vùng địa lý Tân Cương, từ đó góp phần duy trì đặc tính, cải thiện chất lượngphát triển danh tiếng của sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương, tiến tới duy trì các điều kiện bảo hộ của CDĐL này. Các khuyến nghị góp phần làm tốt hơn việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)