Bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

2.1. Giới thiệu chung về Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè

2.1.1. Bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè

Ngày 20 tháng 9 năm 2007 Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1144/QĐ-SHTT cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương - thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. CDĐL “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương với tổng diện tích 4.681,8 ha.

Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính vùng chè mang CDĐL Tân Cương gồm: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương(17)

Ba xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu có tổng diện tích 48,618 km², nằm ở vùng ngoại thành phía Tây của thành phố Thái Nguyên, là các xã thuộc vùng trung du bán sơn địa, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng; có sông Công chảy qua địa bàn, nằm gần hồ Núi Cốc và ở phía Đông của dãy núi Tam Đảo. Các xã này có địa hình, khí hậu tương đối đồng nhất. Kể từ khi được bảo hộ là CDĐL, chính quyền địa phương và người dân Tân Cương đã có thêm một cơ sở pháp lý cho việc khai thác các giá trị thương mại từ quyền SHTT đối với CDĐL Tân Cương, đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL:

Trước hết, chúng ta tìm hiểu sơ lược về những điều kiện địa lý đặc thù của vùng đất Tân Cương:

Tân Cương là vùng trung chuyển của hai khu vực địa hình là đồi núi trung bình và đồi núi thấp (Ngân Sơn - Sóc Sơn), xen kẽ nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng, đồng thời nằm kẹp giữa trong hai vòng cánh cung khổng lồ Tam Đảo - Ngân Sơn, tạo lên một vùng tiểu khí hậu đặc thù, rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Chất lượng cây trồng ở đây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là thổ nhưỡngkhí hậu.

Về thổ nhưỡng, đất đai ở đây chủ yếu là đất feralit màu mỡ rất thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây chè. Hơn nữa địa hình ở đây là những dãy đồi thoai thoải, dễ dàng cho việc thoát nước trong mùa mưa. Tuy vậy cũng có những khó khăn nhất định khi đất dễ bị xói mòn làm bạc màu đất, mùa khô không giữ được độ ẩm cho đất. Một trong những yếu tố duy trì nuôi dưỡng thổ nhưỡng là nguồn nước: Nơi đây có nhiều con suối bắt nguồn từ hồ Núi Cốc, là nguồn nước tưới cho cây chè. Đồng thời cũng có nhiều ao hồ, sông suối thuận lợi cho việc tưới tiêu và thủy lợi. Tuy vậy về mùa đông nguồn nước tưới chưa đáp ứng được cho diện tích chè khá rộng.

Hình 2.2. Địa hình vùng chè mang CDĐL Tân Cương

Về khí hậu, Tân Cương nằm kẹp giữa hai cánh cung vùng núi khổng lồ Tam Đảo - Ngân Sơn, tạo ra một vùng tiểu khí hậu đặc thù, ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cây chè nơi đây. Ông Phạm Quang Việt (Bí thư Đảng uỷ xã Tân Cương) cho biết: “Vùng chè có tiểu khí hậu nhờ dãy núi Tam Đảo chắn bớt cái nắng gắt mùa hè, đồng thời nguồn nước của sông Công và hồ Núi Cốc ngấm qua các mạch ngầm đã tưới mát cho những vườn chè xanh tốt quanh năm”.

Một trong những điều kiện tiên quyết của khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng cây chè là lượng bức xạ nhiệt: Tổng bức xạ nhiệt của vùng đất Tân Cương là 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bực xạ hữu hiệu là 61,2 kcal/cm2/năm (đều thấp hơn so với các vùng chè khác). Lượng bức xạ nhiệt cao hay thấp được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm vì đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng chè. Do đó chè Tân Cương Thái Nguyên có những đặc tính khác hẳn so với các loại chè ở các vùng khác trong tỉnh và cả nước. Mặt khác, do biên độ nhiệt độ ngày đêm vùng này cao hơn các vùng khác nên chè Tân Cương có lượng tinh dầu và mùi hương đặc trưng riêng.

Chính từ những yếu tố địa lý kể trên mà vùng đất Tân Cương có điều kiện trở thành nơi sinh trưởng và phát triển của cây Chè mang đặc trưng riêng của Chè Thái Nguyên. Đánh giá về điều này, Trưởng phòng văn hóa thông tin thành Phố Thái Nguyên đã nhận định: "Nói đến Thái Nguyên là nghĩ ngay đến chè thơm, ngon ngọt nổi tiếng Tân Cương. Vị ngọt, hương thơm ấy của những búp chè là kết tinh của đất, của trời, là công lao của những thế hệ đã từng đến đây mở đất, lập làng, nhân cây giữ giống và tạo nên truyền thống nhân văn để hôm nay có một vùng chè nổi tiếng với bề dày gần một thế kỷ đi qua".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)