Những hạn chế của việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

c) Công nghệ sạch góp phần phát triển danh tiếng của sản phẩm chè mang CDĐL

3.1.2. Những hạn chế của việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế

sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương

Áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất và chế biến chè ở Tân Cương đã và sẽ tiếp tục mang lại những thành quả to lớn cho việc duy trì các điều kiện bảo hộ của CDĐL. Tuy vậy, không phải lúc nào việc áp dụng công nghệ sạch cũng hoàn toàn dễ dàng, mà thường vấp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Ví dụ những khó khăn do đòi hỏi kiến thức và kỹ năng sâu mới có thể áp dụng được công nghệ, hoặc có khi là thiếu thốn nhân lực, khó khăn về vốn...hoàn toàn có thể là những rào cản cho quá trình áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất và chế biến Chè mang CDĐL Tân Cương. Dưới đây trình bày một số nhận định về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng trong việc áp dụng công nghệ sạch ở Tân Cương:

a) Vấn đề khó khăn trong áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap.

Theo thông tin của Sở NN & PTNT, từ năm 2009 đến 2014 toàn tỉnh Thái Nguyên có 15 mô hình chè thái nguyên VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên, với tổng diện tích khoảng 200ha. Trong đó ở vùng chè đặc sản Tân Cương bao gồm 2 xóm là Hồng Thái I, Hồng Thái II thuộc xã Tân Cương. Tuy vậy, người dân chưa quan tâm ứng dụng mô hình này bởi những rào cản sau đây:

Một là, Quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Đây là cơ sở để chứng minh người dân thực hiện đúng quy trình, sản phẩm chè thái nguyên đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, hạch toán nên sổ sách thường thiếu thông tin và không chính xác. Cá biệt có những hộ không ghi chép, dẫn đến khó truy nguyên nguồn gốc và kiểm soát chất lượng chè.

Hai là, sự phức tạp trong quá trình thực hiện theo quy trình. Rất nhiều các hộ gia đình đã từ chối gia hạn giấy chứng nhận và đề nghị xin rút, không làm chè theo tiêu chuẩn VietGAP với lý do: “Nhiều hộ cảm thấy mệt mỏi vì quy trình thực hiện gắt gao, phức tạp”. Đã có ý kiến của các hộ gia đình cho rằng: “Sản xuất chè thái nguyên an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khó nhất là phải sử dụng thuốc BVTV đúng quy định, việc dùng phân vi sinh thì quy trình phức tạp. Thế nhưng khi tiêu thụ, nhiều tư thương chê chè thái nguyên xấu “mã”, vị nhạt nên trả giá sản phẩm thấp hơn từ 15-20 nghìn đồng/kg so với chè thái nguyên thường”(43)

Ba là, các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang thiếu đầu ra cho sản phẩm sau khi được công nhận. Vì vậy, sản phẩm chè VietGAP của Thái Nguyên chưa có giá cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường.

Những khó khăn trong quy trình áp dụng VietGAP ảnh hưởng trực tiếp đến áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân

Cương, đòi hỏi phải có các biện pháp thiết thực, khắc phục được những rào cản để mô hình thực sự có hiệu quả trong thực tiễn.

b) Vấn đề làm chủ công nghệ sạch

Làm chủ công nghệ là việc nắm bắt và vận hành công nghệ đó theo đúng trình tự, yêu cầu, thời điểm...để đạt hiệu quả sử dụng công nghệ tối ưu. Thực tiễn cho thấy có không ít những công nghệ sạch đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật và hiểu biết sâu mới có thể áp dụng được. Xong đa phần các hộ trồng chè lại là người nông dân chỉ với kinh nghiệm canh tác. Khi áp dụng một biện pháp mới, cần phải có quá trình để họ tìm hiểu, tiếp thu và thực hiện. Xong thực tế cho thấy, việc áp dụng còn gặp nhiều trở ngại lớn.

Ví dụ, việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Đối với người nông dân thật khó khăn để hiểu IPM là gì, sẽ phải tiến hành những bước như thế nào? Thời gian nào cần tiến hành hoạt động gì. Hay việc hiểu về các loài thiên địch để khống chế sâu bệnh và dịch hại cũng gây cho người nông dân những lúng túng không ít. Tiếp đến là làm thế nào để bảo vệ và phát triển được các loài thiên địch đúng vào lúc dịch gây hại mạnh nhất v..v. Những biện pháp “công nghệ sạch” này đòi hỏi một quá trình nhận thức và kỹ thuật phức tạp mà người nông dân sẽ khó có thể lĩnh hội được.

Một ví dụ khác về chế biến và sử dụng công nghệ thuốc trừ sâu sinh học “cây ruốc cá”, cũng không ít những kỹ thuật khó khăn từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu chế biến để tạo ra những chế phẩm có thể sử dụng để tiêu diệt dịch hại. Người nông dân trồng chè hiện nay đa phần vẫn theo thói quen là có sâu hại, bệnh dịch thì đều phun thuốc trừ sâu hóa học, thuốc BVTV.

Tựu chung lại, vấn đề làm chủ công nghệ trong sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương đòi hỏi ở người áp dụng một trình độ xác định. Tuy vậy, thực tế hiện nay ở vùng chè Tân Cương, người nông dân chưa có đủ điều kiện để học tập và nắm bắt được công nghệ một cách hệ thống và đầy đủ. Điều này đòi hỏi phải có những lớp tập huấn, những lớp bổ túc kỹ năng, kiến thức để phục vụ cho nhận thức của người dân nơi đây.

c) Vấn đề thiếu hụt lực trong hoạt động sản xuất, chế biến khiến cho việc áp dụng công nghệ sạch trở lên khó khăn.

Thiếu hụt nhân lực cũng là một trở ngại cho hoạt động áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Hiện nay, hầu hết các hộ dân trong vùng chè đều tiến hành sản xuất, chế biến theo mô hình kinh doanh cá thể, hộ gia đình. Bởi vậy, mỗi gia đình chỉ tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ của gia đình mình huy động vào hoạt động sản xuất, chế biến chè. Xong không phải lúc nào, người dân cũng có đầy đủ con người để sản xuất cũng như thu hoạch chè. Bởi vậy, việc áp dụng những công nghệ sạch theo hướng “thủ công” gặp rất nhiều khó khăn.

Chẳng hạn như, một trong những công nghệ sạch để tạo tán cho chè đó là đốn chè bằng Dao để tạo ra độ vát cần thiết cho thân chè và cành chè. Công nghệ này đòi hỏi tỉ mỉ và làm việc với từng gốc chè. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực con người nên hầu hết người dân Tân Cương đều dùng máy cắt cỏ thay vì dùng Dao để đốn chè. Trong khảo sát ở trên đã chỉ ra rằng có 73.9%44 số hộ gia đình được hỏi sử dụng kéo và máy cắt cỏ để đốn chè, tuy tiết kiệm được thời gian, xong làm thân chè bị dập, nát, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè về sau.

Hay một ví dụ khác về biện pháp “Hái san chật” trong thu hoạch để đảm bảo cho lá chè đều và chất lượng cao, thì cũng đòi hỏi một lực lượng nhân lực đông đảo và thường xuyên. Bởi lẽ, hái san chật chỉ hái 30% số lượng búp chè trong một lứa hái và hái thành nhiều lứa trong vụ thu hoạch để đảm bảo đều đặn búp chè. Xuất phát từ sự hạn chế về con người nên ở Tân Cương vẫn chủ yếu áp dụng biện pháp hái theo lứa. Do đó cũng khó đảm bảo về độ đồng đều và chất lượng của chè sau thu hoạch.

Sự thiếu hụt nhân lực cũng gây những tác nhân khác trong áp dụng các quy trình công nghệ sạch chẳng hạn như việc huy động con người vào khâu chế biến phân xanh, chế biến thuốc trừ sâu sinh học...Do vậy, rào cản hiện nay cũng một phần do yếu tố thiếu hụt nhân lực tạo ra.

d) Vấn đề đầu tư tài chính cho áp dụng công nghệ sạch

Việc đầu tư tài chính cho hoạt động áp dụng công nghệ sạch cũng là một bài toán khiến cho các nhà quản lý nông nghiệp, các hộ gia đình băn khoăn khi áp dụng.

Về phía các cơ quan quản lý như Ủy ban nhân dân TP Thái Nguyên, Sở NN&PTNN tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kinh tế - TPTN cần có nguồn kinh phí để phát triển các mô hình theo tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn(GAP for tea), tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cho người dân. Tuy vậy, với nguồn lực ngân sách phân bổ có hạn, rất khó để áp dụng và triển khai các công nghệ sạch ra diện rộng.

Về phía người dân, họ cũng cần có nguồn vốn đề duy trì các điều kiện sản xuất an toàn như ghi chép, thực hiện các quy trình sản xuất sạch theo yêu cầu của mô hình VietGAP, nộp tiền phí để duy trì giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Xong đã có không ít những hộ gia đình đã không đóng lệ phí để duy trì với lý do “Chè tiến hành theo quy trình VietGAP bị trả giá chẳng khác chè thường” thậm chí “nhiều tư thương chê chè thái nguyên xấu “mã”, vị nhạt nên trả giá sản phẩm thấp hơn từ 15-20 nghìn đồng/kg so với chè thái nguyên thường”45.

Bởi vậy, đầu tư cho công nghệ sạch cũng là một rào cản lớn hiện nay. Khắc phục điều này phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và toàn thể người dân trong vùng Chè.

Tựu chung lại, có rất nhiều những khó khăn, hạn chế khi áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Xong việc khắc phục những hạn chế và tiếp tục xây dựng và phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương với những quy trình công nghệ sản xuất, chế biến sạch và an toàn sẽ là xu hướng tất yếu trong một tương lai không xa.

45 Theo http://www.tancuongxanh.vn/che-thai-nguyen/450-tinh-hinh-san-xuat-che-thai-nguyen- theo-tieu-chuan-vietgap, cập nhật Chủ nhật, 16 Tháng 2 2014 08:21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)