Công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

a) Công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người trong

người trong vùng địa lý mang chỉ dẫn Tân Cương

Thật vậy, các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người thuộc vùng CDĐL Tân Cương đóng vai trò quyết định trong việc hình thành CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè, bởi vậy việc duy trì các yếu tố này đóng vai trò then chốt. Thực tế đã chỉ ra rằng, áp dụng các công nghệ sạch trong hoạt động sản xuất và chế biến sẽ góp phần đáng kể vào việc duy trì các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và các yếu tố tập quán canh tác của người dân nơi đây:

i) Công nghệ sạch giúp duy trì các yếu tố tự nhiên của vùng

Điều kiện tự nhiên của vùng đất Tân Cương bao gồm: đất đai, thổ nhưỡng, các vi lượng có trong đất, môi trường nước. Các yếu tố này nếu được duy trì ở mức độ tốt, sẽ là tiền đề để sản phẩm chè có chất lượng và duy trì được những đặc tính vốn có của CDĐL. Các công nghệ sạch sau đây có tác dụng duy trì yếu tố tự nhiên của vùng:

Thứ nhất, kỹ thuật “Sử dụng các cây trồng xen(cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn,..)” trong giai đoạn chăm sóc cây con, tạo ra phân xanh -sạch, giúp cung cấp dinh dưỡng, cải tạo và bảo vệ đất. Đã có nhiều thí nghiệm trồng cây phân xanh và đi đến kết luận: Nếu đất trồng chè không trồng cây phân xanh sau 4 năm lượng đất bị mất 143 tấn/ ha (kéo theo lượng lớn các chất dinh dưỡng) nếu trồng cây phân xanh lượng đất chỉ mất 10-39 tấn/ ha. Ngay trên loại đất không còn khả năng canh tác, sau 3 năm trồng cây phân xanh cải tạo đất đã làm cho đất có khả năng sản xuất trở lại.

Bảng 3.1. Kết quả sử dụng phân xanh với năng suất cây chè

(Nguồn: Tạp chí KHKTNN số 3-1991)

Loại cây phân xanh Năng suất tạ/ha

Không trồng cây phân xanh 0,0 Trồng cây muồng lá dài 18,0 Trồng cây Stilo 20,0 Trồng cây cốt khí 21,6

Ở Tân Cương, việc trồng cây phân xanh còn giữ ẩm, tăng độ xốp cho đất, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật đất hoạt động, giúp cho bộ rễ chè phát triển tốt. Thứ hai, sử dụng biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp IPM - Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, biện pháp sinh học, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học. Công nghệ này giúp hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh, dịch hại gây ra, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, đất, nguồn nước.

Theo khảo sát của chúng tôi với câu hỏi: “Nương chè nhà Ông/Bà có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM không?” Với ba đáp án lựa chọn: Có, Không và Không biết là gì. Và đáp án hầu hết được trả lời: Không biết là gì, kết quả phản ánh ở biểu đồ sau:

4 32 64 0 10 20 30 40 50 60 70

Có áp dụng Không áp dụng Không biết là gì

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số hộ áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM

Như vậy, ở Tân Cương đã có việc áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào hoạt động sản xuất chè, tuy nhiên con số còn quá ít ỏi. Điều này xuất phát từ những khó khăn trong kỹ thuật áp dụng và nhất là phải có hiểu biết đầy đủ về IPM.

Thứ ba, sử dụng thiên địch để chống lại các loài sâu bệnh, dịch hại, là một trong những biện pháp hạn chế tốt nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV. Tuy vậy, ở Tân Cương quá trình khảo sát đã chứng minh rằng, có rất ít hộ gia đình nhận định được thiên địch của các loài sâu hại. Khi hỏi người dân là hãy kể tên các thiên địch của một số loại sâu hại cơ bản như: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rệp các loại thì hầu hết người dân đều bỏ trống câu trả lời này. Bởi nhận thức của đa số người dân trong vùng về thiên địch còn hạn chế, họ hầu như không sử dụng thiên địch để kháng lại các loại bệnh dịch hại mà chủ yếu sử dụng thuốc BVTV.

Thứ tư, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc – cây ruốc cá. Biện pháp này không gây ô nhiễm lâu với môi trường và tiết kiệm chi phí. Qua khảo sát 295 hộ gia đình ở Tân Cương thì tỷ lệ sử dụng cây ruốc cá chỉ có 11 hộ, chiếm 3,9%(38). Như vậy, rõ ràng việc áp dụng thuốc trừ sâu thảo mộc ở Tân Cương vẫn chưa nhiều. Điều này cần được nghiên cứu và nhân rộng để tránh những ô nhiễm đáng kể cho môi trường.

Thứ năm, áp dụng phương pháp ủ phân bón hữu cơ có tác dụng giữ được các hợp chất trong đất, tránh xói mòn, thoái hóa đất, đồng thời cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cây chè phát triển. Ở Tân Cương, theo số liệu điều tra có tổng cộng 38 người trả lời chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, 80 người sử dụng kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân bón hóa học. Điều này cũng cho thấy những nét rõ rệt trong áp dụng công nghệ sạch ủ phân hữu cơ cho chăm sóc chè góp phần duy trì tốt điều kiện đất đai tự nhiên nơi đây.

Như vậy, có rất nhiều các công nghệ sạch đã góp phần duy trì yếu tố tự nhiên cho vùng chè Tân Cương. Tuy vậy, còn không ít các công nghệ sạch được áp dụng với mức độ hạn chế, đòi hỏi phải được áp dụng tốt hơn để duy trì tốt yếu tố thiên nhiên của vùng, đảm bảo cho chè Tân Cương một vùng đất phát triển an toàn, bền vững.

ii) Công nghệ sạch góp phần duy trì yếu tố tập quán canh tác

Tập quán canh tác, hay chính là yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Tập quán canh tác nói lên cách thức mà người dân nơi đây tiến hành sản xuất, chế biến ra các sản phẩm chè có đảm bảo chất lượng hay không. Có rất nhiều các công nghệ sạch đã được áp dụng trong quá trình sản xuất và nhất là chế biến chè nói lên tập quán canh tác “sạch, an toàn” của người dân nơi đây:

Thứ nhất, áp dụng kỹ thuật sử dụng dụng cụ đốn chè thủ công bằng Dao. Đây là cách làm truyền thống trong tạo tán cho chè. Đốn chè bằng dao có ưu điểm là tạo ra độ vát của thân chè theo ý muốn, không làm đọng nước ở trên vết đốn, và tránh làm dập thân chè như sử dụng kéo hoặc máy cắt cỏ. Hiện nay, do muốn nhanh chóng và áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, không ít gia đình sử dụng máy cắt cỏ để đốn chè. Tuy phương pháp này nhanh, tiết kiệm thời gian, xong lại dẫn đến hiện tượng làm giập, nát thân chè ở chỗ vết đốn, không tạo được độ vát của vết cắt theo ý muốn để tránh việc đọng nước làm hỏng thân chè. Theo kết quả khảo sát đã được trình bày trên, thì đa phần các gia đình hiện nay áp dụng phương pháp dùng kéo hoặc dùng máy cắt cỏ. Chỉ có 77/295(39) hộ gia đình còn dùng dao để đốn chè. Đây cũng là một thực tế đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý tốt hơn để khuyến khích người dân giữ gìn tập quán sản xuất vốn có.

Thứ hai, sử dụng các cây trồng xen (cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn,..) và phương pháp ủ phân hữu cơ để bón vừa có tác dụng tốt với đất trồng, vừa duy trì điều kiện canh tác an toàn, truyền thống trước đây. Các biện pháp này cần được thúc đẩy áp dụng để duy trì tập quán sản xuất.

Thứ ba, áp dụng phương pháp hái san chật trong thu hoạch chè cũng là một trong những biện pháp canh tác mang lại hiệu quả và chất lượng cho búp chè

Thứ tư, áp dụng phương pháp sao diệt men: Sử dụng chảo sao, thùng sao hoặc máy sao hình ống là một trong những đặc điểm nổi bật của tập quán canh tác an toàn nơi đây. Việc sử dụng các dụng cụ nêu trên giúp diệt men triệt để, tạo mùi thơm, búp chè mềm, dẻo, bẻ không gẫy, không cháy.

Thứ năm, áp dụng biện pháp công nghệ: Sấy trước sao sau có tác dụng là ở thời gian đầu dùng nhiệt độ cao để làm giảm đáng kể lượng nước có trong chè, bảo

đảm mầu sắc của nước chè, tiếp đến hạ thấp nhiệt độ để kéo dài thời gian chế biến nhiệt, giúp tạo ra hương thơm đặc trưng cho chè xanh.

Những công nghệ sạch áp dụng nêu trên một mặt duy trì các điều kiện tự nhiên, một mặt chính là những biểu hiện của tập quán sản xuất, chế biến an toàn. Điều này chứng minh việc áp dụng công nghệ sạch góp phần đáng kể trong việc duy trì các yếu tố tự nhiên và con người của CDĐL Tân Cương. Như vậy một phần của giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh là đúng đắn.

Ta có sơ đồ tổng hợp các công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người:

Sơ đồ 3.2 Tổng hợp các biện pháp công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và tập quán sản xuất của vùng chè Tân Cương

Kỹ thuật sử dụng các cây trồng xen Biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp

IPM

Sử dụng thiên địch để chống lại các loài sâu bệnh, dịch hại Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc –

cây ruốc cá

Áp dụng phương pháp ủ phân bón hữu cơ

Sử dụng dụng cụ đốn chè thủ công bằng Dao

Áp dụng phương pháp hái san chật trong thu hoạch

Duy trì yếu tố tự nhiên của vùng chè Tân Cương

Duy trì yếu tố tập quán SX của vùng chè Tân Cương

Áp dụng phương pháp sao diệt men bằng chảo sao, thùng sao Áp dụng biện pháp công nghệ: Sấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)