Nguy cơ tập quán canh tác lạc hậu thuộc yếu tố con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

b) Nguy cơ tập quán canh tác lạc hậu thuộc yếu tố con người

Tập quán canh tác chè ở Tân Cương kết hợp với điều kiện tự nhiên đã cho ra đời sản phẩm chè Tân Cương nổi tiếng. Xong, thực tế cũng xuất hiện những nguy cơ về tập quán canh tác như sau:

Thứ nhất, chủ nghĩa kinh nghiệm, làm việc thủ công, không áp dụng máy móc, công nghệ trong sản xuất, chế biến: Chủ nghĩa kinh nghiệm, sức ì trong sản xuất, chậm cải tiến, đổi mới ít nhiều ảnh hưởng đến người trồng chè ở Tân Cương. Thêm nữa, sự khó khăn về vốn, nhân lực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chế biến chè. Theo quan sát của chúng tôi hầu hết các gia đình ở Tân Cương

còn áp dụng chế biến chè bằng phương pháp thủ công truyền thống, dùng lò sao chè thủ công, sử dụng củi đốt và quay tay. Do vậy, sản phẩm chè đôi khi không đều lửa do lượng lửa khó điều hòa và việc sao chè thủ công lúc nhanh lúc chậm, làm mệt người chế biến và năng suất không cao.

Hình 2.3. Máy sao chè thủ công: Sử dụng mạt cưa và quay bằng tay25

Những hạn chế trong quá trình chế biến chè hiện nay, đã được TS. Nguyễn Hữu Khải khái quát trong cuốn “Cây chè Việt Nam – năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” khẳng định: “Vấn đề nổi cộm hiện nay là thiết bị phố biến vẫn còn lạc hậu, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo. Các hiện tượng phố biến là lên men không đủ tiêu chuẩn, xưởng chế biến nóng, quá nhiều bụi, công nhân dẫm đạp lên chè, nguyên liệu ấn vào bao tải, chè bị ôi ngốt” [16; 134].

Thứ hai, nguy cơ về thiếu tính liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Tuy tổng diện tích trồng chè ở 3 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân tương đối lớn (gần 4000ha) nhưng do địa hình nên những vùng chè thường nằm rải rác trong khu dân cư, người dân vẫn giữ thói quen làm ăn nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình. Mặc dù, tại vùng hiện có một số cơ sở thu mua, chế biến

25 Nguồn: Ảnh chụp được từ gia đình anh Lê Quang Nghìn – Xóm Hồng Thái II – Xã Tân Cương – TP Thái Nguyên

chè (tiêu biểu có nhà máy chè Tân Cương Hoàng Bình có quy mô rất lớn và hiện đại và các Hợp tác xã sản xuất và thương mại) nhưng rất nhiều hộ trồng chè vẫn chọn phương thức tự thu hoạch, làm chè rồi tự mang đi bán.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Hà tại xóm Hồng Thái II, sau khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ chè của 93 hộ gia đình, kết quả thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

3.23 60.2 36.48 Nhà máy chè Hoàng Bình Chợ Các nguồn khác

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ thị trường đầu ra của Chè Tân Cương tại xóm Hồng Thái II – xã Tân Cương

Trong số 93 hộ gia đình tại xóm Hồng Thái II thì chỉ có 3 gia đình là bán sản phẩm chè cho nhà máy Tân Cương Hoàng Bình; phần lớn các gia đình còn lại bán ở chợ hoặc cho các thương lái khác. Điều này đặt ra một câu hỏi là: Công ty cổ phần tập đoàn Tân Cương – Hoàng Bình là một trong những thương hiệu lớn được cấp phép sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè mà lại thu mua rất ít nguyên liệu từ vùng chè Tân Cương. Nhưng đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hà ở xóm Hồng Thái II, nếu ở các địa bàn khác của vùng chè Tân Cương, việc thu mua cũng đều giống như ở Hồng Thái II thì phải đặt ra một nghi vấn cho đầu vào của sản phẩm chè Tân Cương – Hoàng Bình. Đây là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý và thực thi quyền SHTT đối với CDĐL Tân Cương.

c) Nguy cơ sản xuất, chế biến không an toàn, ảnh hưởng đến đặc tính, chất lượng sản phẩm chè

Sử dụng phân bón không đúng quy cách làm thoái hóa đất đương nhiên ảnh hưởng đến chất đất, từ đó ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm chè mang CDĐL

Tân Cương. Ví dụ: sử dụng quá nhiều phân bón khiến cho các gốc axit tồn tại trong đất tăng cao, từ đó làm đất bị chua, nghĩa là giảm độ pH trong đất. Mà bởi vì chất đất của Tân Cương có độ pH từ 5,5 - 7,0 nên chè Tân Cương mới có vị chát đượm và ngọt hậu. Nay độ pH đó bị giảm thì đặc tính, chất lượng của chè Tân Cương liệu có còn hay không?.

Tiếp đến việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cũng làm cho nguy cơ mất an toàn cho sản phẩm chè Tân Cương. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ gia đình:

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ gia đình (Nguồn: Theo số liệu điều tra từ bảng hỏi – câu 15)(N=295)

Số lần/tháng Số hộ hộ/đơn vị Tỷ lệ %

1 lần/tháng 38 12,8

2 lần/ tháng 194 65,7

> 2 lần/ tháng 63 21,5

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc trừ sâu ở mức độ 2 lần trên tháng là rất cao, chiếm 65,7%. Sử dụng trên 2 lần một tháng cũng gấp đôi tỷ lệ 1 lần trên tháng. Việc quá lạm dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái cũng như sức khoẻ của con người(30% ngấm vào chè, 70% lan ra môi trường xung quanh). Như vậy, nguy cơ mất an toàn trong chất lượng chè là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)