Công tác quản lý, sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH

2.1. Giới thiệu chung về Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè

2.1.3. Công tác quản lý, sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè

Đối với công tác quản lý: Thực hiện quy định của Luật SHTT về việc Nhà nước là chủ sở hữu và quản lý CDĐL, UBND tỉnh Thái Nguyên là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đã ủy quyền cho Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên quản lý sử dụng CDĐL Tân Cương theo quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 26/7/2011. Theo đó, cơ quan này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan như Sở NN&PTNT, UBND Thành Phố Thái Nguyên, Phòng Kinh tế Thành Phố, UBND các xã Tân Cương, Phúc Trìu và Phúc Xuân để triển khai việc khai thác, sử dụng CDĐL.

Các hoạt động quản lý CDĐL đã được triển khai bao gồm:

- Ban hành "Quy chế quản lý, sử dụng CDĐL Chè Tân Cương", đồng thời tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo tổ chức, cá nhân và các hộ trồng chè trên địa bàn được bảo hộ nắm bắt được các thông tin liên quan đến áp dụng CDĐL vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận, hướng dẫn biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ này.

- Phối hợp với Sở NN&PTNT của tỉnh tăng cường hoạt động triển khai áp dụng chương trình SXSH, áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) của bộ NN&PTNT vào hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương.

- Sở KH&CN tổ chức các hoạt động khoa học chè để đánh giá tiềm năng, thế mạnh của cây chè. Cụ thể như: Hội thảo quản lý và phát triển CDĐL Tân Cương vào ngày 07/6/2012, tại UBND xã Tân Cương. Hội thảo Phát triển thương hiệu Trà Thái Nguyên nằm trong chuỗi sự kiện Festival trà Thái Nguyên 2013.

19 Theo Hiệp hội trà Việt Nam, đăng tại http://www.traviet.com/qua-tang-tra/loai-tra/tra-thai- nguyen

Đối với hoạt động sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè:

Kể từ thời điểm Cục SHTT ra quyết định bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè(2007) đến nay có có khoảng gần 450 tổ chức, cơ quan đơn vị đăng ký sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè. Tiêu biểu như các công ty, các hợp tác xã lớn như Tập đoàn Tân Cương – Hoàng Bình, Hợp tác xã chè Tân Hương, hợp tác xã chè Thiên Phú An(20)

Điều đáng chú ý là, các hộ nông dân trực tiếp sản xuất, chế biến chè Tân Cương theo mô hình gia đình truyền thống thì rất ít quan tâm hoặc không nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ CDĐL đối với sản phẩm chè ở đây. Điều này dấy lên một mối quan ngại về sự thờ ơ trong việc khai thác sử dụng CDĐL này. Minh chứng điển hình là kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hà ở xóm Hồng Thái II – xã Tân Cương, sau khi nghiên cứu 93 trường hợp hộ nông dân ở đây về tầm quan trọng của CDĐL đối với sản phẩm chè theo các tiêu chí: làm tăng giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu, thị trường ổn định và không quan trọng. Kết quả có 37/93 người được hỏi trả lời rằng CDĐL là không quan trọng. Ta có thể xem xét nghiên cứu của Lê Thị Hà ở bảng tổng hợp và phân tích dưới đây:

Bảng 2.1. Số hộ và tỷ lệ nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của CDĐL(21) (N=93)

Tầm quan trọng Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Tăng giá trị sản phẩm 12 12,9

Tạo thương hiệu 34 36,6

Thị trường ổn định 10 36,6

Không quan trọng 37 39,8

Nghiên cứu của Lê Thị Hà đã cảnh báo một sự thật rằng, việc bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè sẽ là vô nghĩa nếu không tăng cường sự khai thác, sử dụng của đông đảo người dân, các tổ chức đối với CDĐL này. Đồng thời việc sử dụng cũng giúp giảm dần nguy cơ xâm phạm quyền đối với CDĐL.

20 Xin xem Phụ lục 2 Quyết định của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp giấy chứng nhận sử dụng CDĐL “Tân Cương” của hợp tác xã chè Tân Hương.

21 Nguồn: Lê Thị Hà, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên (2010), Giữ vững bảo hộ CDĐL chè Tân Cương tại xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, Đề tài NCKH Sinh

Đánh giá chung về hoạt động quản lý sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè, Lê Thị Hà nhận định: “Trên thực tế công tác này làm chưa tốt, chưa có sự thống nhất của các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền việc khai thác sử dụng CDĐL đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP Thái Nguyên nói chung và vùng chè Tân Cương nói riêng” [10; 32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)