CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH
d) Nguy cơ tồn tại trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng CDĐL
2.4. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân
2.4.1. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất
Công nghệ sạch được áp dụng đối với các sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương thực chất là những biện pháp kỹ thuật được tiến hành trong quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương tạo ra sự an toàn cho môi trường và sản phẩm chè Tân Cương, từ đó an toàn cho người tiêu dùng.
Căn cứ vào quá trình khảo sát thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu tài liệu về một quy trình chuẩn áp dụng trong sản xuất và chế biến chè, thì công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất chè Tân Cương được thực hiện thông qua các quy trình sau:
28 Theo tổng hợp báo cáo kinh tế - xã hội của ba xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu – xin xem lại tại Phụ Lục về tổng hợp kết quả điều tra.
1 - Quy trình tuyển chọn giống chè: bao gồm việc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, phương pháp chọn hạt giống, phương pháp giâm cành
2- Quy trình trồng chè: bao gồm bón phân và kỹ thuật trồng chè
3- Quy trình chăm sóc chè, bao gồm: Chăm sóc cây theo giai đoạn sinh trưởng; Quản lý dịch hại; sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn
4- Quy trình thu hoạch và cải tạo chè xuống cấp
Các bước, hay quy trình của công nghệ sạch trong sản xuất được mô hình hóa bằng sơ đồ sau đây:
Tuyển chọn giống chè Trồng chè Chăm sóc Thu hoạch và cải tạo
Sơ đồ 2.6. Các bước của công nghệ sản xuất chè
(Nguồn: Tổng hợp từ phân tích tài liệu và nghiên cứu thực tế)
Xác định giống phù hợp Phương pháp chọn hạt giống Phương pháp giâm cành Chuẩn bị đất trồng và bón phân Kỹ thuật trồng chè: (Trồng hạt, trồng bầu) Chăm sóc theo giai đoạn
(cây con, tạo tán)
Quản lý dịch hại
Sử dụng
Thuốc bảo vệ thực vật
Chế biến, sử dụng phân bón
Kỹ thuật thu hoạch
Kỹ thuật cải tạo chè xuống cấp
Dưới đây sẽ trình bày cụ thể từng bước trong quy trình của công nghệ và chỉ ra những yếu tố thuộc phương pháp truyền thống và những yếu tố mới được xem là “sạch” áp dụng trong công nghệ đó:
a) Quy trình tuyển chọn giống chè
Tuyển chọn giống chè là bước lựa chọn những giống chè tốt, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và sinh trưởng tại vùng địa lý xác định. Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Quỹ, TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh thì “Tuyển chọn được giống chè tốt sẽ tăng được hiệu quả kinh tế vườn chè như tăng sản lượng, nâng cao phẩm chất, độ đồng đều của nguyên liệu, dễ chế biến, tiêu chuẩn hóa, cơ giới hóa, có tác dụng điều hòa nhân lực hái chè, chống hạn, chống rét, mở rộng được địa bàn gieo trồng”[27;54].
Tuyển chọn giống chè còn bao gồm các phương pháp lựa chọn hạt giống hoặc cách giâm cành sao cho đạt kết quả cao nhất. Ba nội dung chính của bước tuyển chọn giống chè, bao gồm:
- Xác định giống phù hợp: Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi, các giống chè được trồng phổ biến ở Tân Cương bao gồm: LDP1, TRI 777, Bát Vân tiên, Đài Loan, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Trong đó 2 trong số 3 giống chè được xem là giống chè quốc gia là các giống LDP và TRI 777 cũng đều có ở Tân Cương(29).
- Phương pháp chọn hạt giống: Ở Tân Cương, theo khảo sát của chúng tôi, những hộ gia đình trồng chè có tiến hành chọn hạt giống để gieo trồng ở những nương chè mới, xong tỷ lệ này là không nhiều. Phương pháp mà họ lựa chọn chủ yếu là phương pháp giâm cành. Khi hỏi 295 hộ gia đình về việc lựa chọn phương pháp nào để nhân giống cây chè, thì chỉ có 57 hộ gia đình trả lời lựa chọn theo
phương pháp gieo hạt, còn lại 238 người được hỏi trả lời lựa chọn phương pháp giâm cành chiếm tỷ lệ 81%.
29 Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng trong cuốn Hướng tới hệ thống đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2012, tr 157, thì “03 giống chè quốc gia là: PH1, LDP, TRI 777. Trong đó giống PH1 được công nhận là giống chè gia năm 1986, chiếm 8-9% diện tích chè cả nước; hai giống chè lai LDP1&LDP2 được công nhận giống quốc gia năm 2002, chiếm khoảng 15% diện tích cả nước. Trong khi giống chè TRI 777 là giống
Bảng 2.3. Phương pháp nhân giống chè ở Tân Cương
(Nguồn: Theo số liệu điều tra từ bảng hỏi – câu 5 )
Phương pháp nhân giống Số hộ hộ/đơn vị Tỷ lệ % Tổng số: 295 Trong đó: Tổng số: 100% Trong đó: Chọn hạt 57 19 Giâm cành 238 81
Phương pháp truyền thống trong chọn hạt: Trong số 57 phiếu trả lời về chọn hạt, đa phần đều trả lời là lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, nghĩa là lựa chọn theo kinh nghiệm truyền thống: sử dụng hạt ở những nương chè được cho là có năng suất, chất lượng từ năm cũ và sử dụng hạt đó trong quá trình nhân giống nương chè mới.
Công nghệ mới đảm bảo chất lượng: Hạt giống phải được thu hái từ vườn chè có năng suất cao và ổn định, thu từ cây mẹ khỏe và có tuổi từ 5 năm trở lên. Chọn hạt mẩy có đường kính từ 1,2 cm trở lên, mầu nâu sẫm, vỏ nhẵn bóng, tỷ lệ nảy mầm từ 70% trở lên.
Chọn hạt bằng cách: trong các hạt chè được lựa chọn, lấy ngẫu nhiên 3 lần, mỗi lần 10 hạt, đem ngâm cho hạt hút đủ nước rồi đem ủ, đếm số hạt không nảy mầm, nếu số hạt không nảy mầm ít hơn 9 hạt thì đạt tiêu chuẩn.
- Phương pháp giâm cành: Giâm cành là phương pháp cắt cành ở những vườn ươm giống gốc đạt tiêu chuẩn, rồi cho vào hom để nuôi cành phát triển thành cây con. Phương pháp giâm cành đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe từ khâu làm vườn giống gốc, vườn ươm đến các kỹ thuật nuôi hom, bón phân, chăm sóc và bấm tỉa.
Ở Tân Cương, giâm cành là phương pháp chủ yếu để tiến hành phát triển những nương chè mới (81% sử dụng phương pháp giâm cành). Ở những hợp tác xã, những công ty lớn của vùng đều có những vườn ươm đạt chuẩn để phục vụ cho các hộ gia đình khi có nhu cầu phát triển nương chè mới, hoặc phá bỏ những nương chè đã xuống cấp, quá tuổi, năng suất thấp, hoặc những giống chè kém chất lượng để trồng những giống chè mới.
Dưới đây là hình ảnh về mô hình vườn ươm chè giống LDP1 của Hợp tác xã Tân Hương – tại xóm Cây Thị - xã Phúc Xuân – TPTN:
Hình 2.5. Vườn ươm của HTX chè Tân Hương - Xóm Cây Thị - xã Phúc Xuân
Tuy nhiên, việc trồng chè ở đây đã dần đi vào ổn định, ít phải phát triển các nương chè mới, do đó các kỹ thuật này không được người dân quan tâm nhiều.
b) Quy trình trồng chè
Trồng chè là giai đoạn đầu tiên khi gieo hạt hoặc cấy bầu có chứa hom để hình thành lên một nương chè mới. Trước khi trồng chè phải tiến hành làm đất trồng, bón phân lót, sau đó mới tiến hành trồng hạt hoặc cấy bầu:
- Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất tốt có độ sâu tầng mặt đất từ 60cm trở lên, độ dốc thấp (dưới 25o). Đất có mực nước ngầm dưới 1 mét. Đất không có kiềm, độ pH < 6,5. Tiến hành làm đất bằng cách phát sạch cỏ, dọn sạch gốc cây. Tiếp đến đào rãnh trồng theo kích thước: rộng 40 cm, sâu 40 cm, khoảng cách giữa rai rãnh từ 1,2 – 1,4 m tùy theo đất và độ dốc (đất xấu và dốc thì trồng dầy hơn). Khi đào rãnh để riêng lớp đất mầu, sau này dùng để phủ lên mặt rãnh sau khi đã bón phân lót. Lượng phân bón như sau: đối với phân hữu cơ 1 tấn/sào(30 tấn/ha), phân lân supe 15kg/sào, kaly clorua 10 kg/sào. Cách bón là: bón phân hữu cơ, sau đến rắc
lân, kaly lên trên rồi lấp đất cho bằng mặt rãnh. Thời gian bón: Bón phân đã ủ, hoai mục, bón trước trồng từ 5 – 7 ngày[8;16].
- Kỹ thuật trồng chè ở Tân Cương: Việc trồng chè chủ yếu được tiến hành với phương pháp trồng chè bằng bầu (vì chủ yếu người dân nhân giống bằng giâm cành) và tuân thủ tốt kỹ thuật trồng chè.
Về thời gian trồng chè, trong số 295 bảng hỏi được phát ra, có 149 phiếu trả lời thích hợp trồng vào vụ Xuân, 82 ý kiến trả lời trồng vào vụ Hè Thu, 36 ý kiến trả lời thích hợp vào vụ xuân và chỉ có 28 ý kiến trả lời thích hợp trồng vào vụ hè, ta có thể xem xét biểu đồ dưới đây:
50.5 12.2 9.5 27.8 0 10 20 30 40 50 60
Vụ Xuân Vụ Đông Xuân Vụ Hè Vụ Hè Thu
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ về thời gian trồng chè thích hợp trong năm
(Nguồn: Theo số liệu điều tra từ bảng hỏi – câu 9)
Như vậy, nhìn vào thời gian canh tác có thể thấy rằng, thời gian thích hợp nhất cho quá trình trồng chè là vào vụ Xuân(từ tháng 1 đến tháng 3) và vụ Hè Thu(từ tháng 8 đến tháng 9). Theo HTX Chè Tân Hương – xã Phúc Xuân thì: “Tốt nhất là nên chọn những ngày sau mưa, trời râm mát, đất đủ ẩm, có điều kiện thuân lợi, tổ chức trồng chè là đạt hiệu quả cao nhất”30.
c) Quy trình chăm sóc
Quy trình chăm sóc chè đòi hỏi rất nhiều các công đoạn, các kiến thức liên quan đến thời gian sinh trưởng của cây chè, kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc BVTV. Các bước trong kỹ thuật chăm sóc chè bao gồm:
- Chăm sóc theo giai đoạn của cây: cây con, tạo tán
- Quản lý dịch hại - Sử dụng thuốc BVTV
- Chế biến, sử dụng phân bón, cụ thể:
i) Chăm sóc cây chè theo giai đoạn của cây:
- Chăm sóc giai đoạn cây con: Cây con được tính từ 1 đến 2 năm tuổi. Ở giai đoạn này cây chè không cần nhiều phân bón, nhưng để chè phát triển tốt, có bộ tán rộng và khỏe về sau thì cần thiết phải bón phân. Nhu cầu và lượng phân theo bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Liều lượng bón phân cho chè giai đoạn cây con(31)
(Đơn vị: Kg/sào)
Tuổi chè (Đ/v: Năm )
Urê Lân Supe Kaly Clorua
1 3 - 4 7 -8 2 - 3
2 4 - 5 9 - 10 3-4
Thời gian bón phân vào tháng 2 - 3 hàng năm. Cách bón thường là bón sâu từ 5 – 6 cm, cách gốc 25 – 30 cm. Lượng phân ít nên có thể trộn phân với đất bột để dễ chia đều.
Ngoài ra, trong giai đoạn cây con cần tập trung vào các kỹ thuật làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, tủ gốc, trồng xen trồng dặm, trồng cây che bóng.
Điểm đáng chú ý trong “công nghệ sạch” khi áp dụng cho giai đoạn chăm sóc cây con là việc sử dụng các cây trồng xen để tạo ra phân hoai mục tự nhiên bón cho chè, đồng thời cắt cỏ mặt luống để không bị xói mòn cho đất khi trời mưa to, việc này sẽ giúp giữ lại các vi lượng trong đất, không bị rửa trôi hoặc xói mòn.
- Chăm sóc giai đoạn chè tạo tán: Tạo tán được tính từ lần đốn thứ nhất cho đến hết lần đốn thứ hai đối với chè trồng bằng giâm cành và hết lần đốn thứ ba đối với chè trồng bằng hạt. Ở giai đoạn này, cây chè cần nhiều dinh dưỡng hơn và sâu bệnh hại cũng diễn biến phức tạp. Mặt khác, người trồng có thể thu hái được lượng sản phẩm đáng kể trong giai đoạn này. Ngoài yếu tố thời tiết, phân bón, sâu
31 Nguồn: Dự án Quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm(2007). Kỹ thuật sản xuất chè an toàn, Cơ sở in Công ty in Phú Thịnh, tr16
bệnh hại thì kỹ thuật đốn, hái có ảnh hưởng rất lớn đến độ rộng của tán, độ sinh trưởng và năng suất chè sau này. Bởi vậy, ở đây bàn sâu đến kỹ thuật tạo tán, việc bón phân, quản lý cỏ dại và bệnh dịch hại, những chú ý cần thiết:
+ Kỹ thuật đốn để tạo tán cho chè: Về thời vụ, đốn tốt nhất vào cuối tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau(Vụ Đông Xuân). Đây là thời kỳ cây chè ngủ nghỉ(không cho thu hoạch) nên đốn vào thời điểm này sẽ thuận lợi cho sinh lý của cây. Về kỹ thuật đốn, tùy vào chiều cao cây chè mà đốn cho phù hợp. Điểm đáng chú ý ở đây là công cụ dùng để đốn chè: Thông thường người ta thường đốn bằng dao, kéo và máy cắt cỏ. Những bất cập của việc đốn bằng máy cắt cỏ là khi đốn không tạo ra độ vát sẽ làm đọng nước ở trên vết đốn, và làm giập thân chè do quá trình lia máy quá nhanh, tạo ra những hệ quả xấu cho quá trình sinh trưởng của cây. Bởi vậy, công nghệ sạch áp dụng cho việc đốn chè chính là sử dụng Dao và tiến hành thủ công với từng cây chè. Tuy vậy, việc này thường chiếm rất nhiều thời gian và khó áp dụng cho các nương chè rộng lớn.
Ở Tân Cương, theo khảo sát về công cụ sử dụng để đốn chè, ta thu được kết quả như sau:
26.1 30.8 43.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Dùng dao Dùng kéo Dùng máy cắt cỏ
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ công cụ tạo tán chè được sử dụng ở Tân Cương
(Nguồn: Theo số liệu điều tra từ bảng hỏi – câu 10, Đơn vị %)
Như vậy, nhìn vào số liệu của bảng và biểu đồ có thể thấy rằng: việc sử dụng công cụ đốn chè bằng máy cắt cỏ vẫn là chủ yếu. Bởi vậy, khuyến nghị cần
thiết là nên áp dụng việc đốn chè bằng Dao để tạo ra hiệu quả về chất lượng và an toàn cho cây chè trong quá trình sinh trưởng.
ii) Kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM
- Dịch hại là những côn trùng, nhện, vi sinh vật, cỏ dại, động vật có mật độ lớn trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại đáng kể về năng suất, chất lượng cho cây chè. Trong giai đoạn chăm sóc chè, quản lý dịch hại có vai trò quan trọng đối với bảo tồn và giữ gìn năng suất, chất lượng cây chè. Ở đây giới thiệu kỹ thuật quản lý dịch hại theo mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM và những công nghệ sạch được áp dụng trong mô hình này:
- Định nghĩa IPM(Integrated Pest Management) – quản lý dịch hại tổng hợp: “là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, biện pháp sinh học, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu tốt với các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất ổn định, chất lượng tốt, bảo vệ thiên địch và hạn chế tác động xấu tới môi trường”(32).Trong quản lý dịch hại tổng hợp, ưu việt lớn nhất của biện pháp này là sử dụng thiên địch để chống lại các loại sâu hại.
+ Thiên địch, phân loại và bảo vệ thiên địch: Thiên địch là những con sinh vật có lợi như côn trùng, nhện, vi sinh vật, và động vật, chúng ăn hoặc tiêu diệt các loài sinh vật có hại và cùng tồn tại trên nương chè hoặc cây chè. Thiên địch được chia thành hai nhóm chính là loài săn mồi(ăn thịt) và loài ký sinh. Loài săn mồi thường săn hoặc bẫy mồi để sống, một loại thiên địch có thể ăn nhiều loại côn trùng(sâu hại) khác nhau. Loại ký sinh trên côn trùng gây hại. Loài ký sinh thường nhỏ hơn con ký chủ. Các loài ký sinh thường là một số loài ong, ruồi. Dưới đây là bảng tổng hợp một số loài sâu hại và thiên địch của chúng:
Bảng 2.5. Sâu hại và các loài thiên địch của chúng
(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu tài liệu)
Thiên địch Tác dụng Sâu hại Hình ảnh
Nhện
(Non/trưởng thành)
Ăn sâu non và sâu trưởng thành của sâu hại
Rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bọ cánh tơ, rệp
Kiến
Ăn các loại rệp, rầy Rầy xanh, rệp
Bọ ba khoang
(cả ấu trùng và trưởng thành)
Ăn thịt các loại sâu hại
Sâu, bướm nhỏ, rầy xanh, sâu cuốn lá chè
Bọ rùa
(cả ấu trùng và trưởng thành)
Ăn thịt sâu hại
(Bọ rùa non ăn nhiều hơn bọ trưởng thành) Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, rệp vảy, trứng của côn trùng, Ruồi ăn rệp (Chỉ có ấu trùng) Ấu trùng là những con giòi không chân, chúng hút chất dinh