Những đóng góp của Tự lực văn đoàn với sự phát triển của tiểu thuyết luận đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại tiểu thuyết luận đề của tự lực văn đoàn (qua nửa chừng xuân, đoạn tuyệt, bướm trắng) (Trang 37 - 44)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn với sự phát triển của tiểu thuyết luận đề

1945 xoay quanh các luận đề về phản phong, nêu cao lý tưởng cải tạo nông thôn, báo động đạo đức và nhân cách con người. Sự chuyển biến về luận đề trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn tương ứng với những chuyển biến về mặt chính trị xã hội. Chính vì vậy, tùy vào từng giai đoạn sẽ có những luận đề được thể hiện nổi bật hơn hoặc ít nổi bật trong những sáng tác của Tự lực văn đoàn. Với quan điểm về xã hội, văn chương và những thành tựu trong chặng đường 15 năm sáng tác của Tự lực văn đoàn, có thể thấy tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp vào sự phát triển của văn học dân tộc.

1.3.3. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn với sự phát triển của tiểu thuyết luận đề luận đề

Trong không khí tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX với thể tài chủ yếu trong văn học hiện thực là về phong tục, thế sự với luận đề dân sinh thì thể tài đời tư với luận đề nhân sinh trong sáng tác của Tự lực văn đoàn được coi là một sự sáng tạo, đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học và sự phát triển chung của tiểu thuyết luận đề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn làm phong phú hơn về đề tài sáng tác, các tác giả đi vào khắc họa đời sống với những nét gần gũi, đời thường, qua đó thể hiện quan niệm về xã hội, con người và văn chương. Những tiểu thuyết luận đề của

Tự lực văn đoàn đã đóng góp vào việc giải phóng cá nhân ra khỏi mọi sự kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến, quan tâm đến quyền lợi của con người, trong đó có quyền bình đẳng, quyền tự do hôn nhân, quyền sống một cuộc đời ý nghĩa. Đồng thời, tạo nên một phong trào cải cách xã hội, cải cách đời sống nông dân, nông thôn nhằm cải thiện đời sống con người và làm cho xã hội ngày càng đi lên. “Văn chương Tự

lực văn đoàn mang tính chất phản phong khá mạnh mẽ. Nó trực diện tiến công vào đạo đức và lễ giáo của đại gia đình phong kiến và đã thắng thế trong công luận. Đó là điều mà các tác phẩm ở thập kỷ trước chưa làm được” [23, tr. 207].

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển xã hội trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, các tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đã có tác động không nhỏ đến văn hóa xã hội lúc bấy giờ. Tác giả Dương Quảng Hàm nhận định tác phẩm luận đề của hai nhà văn chủ chốt Nhất Linh và Khái Hưng được xếp vào khuynh hướng xã hội và được đánh giá là có nhiều đóng góp về đường xã hội và văn chương. “Về đường xã hội, hai nhà văn này muốn xóa bỏ hủ tục để cải cách xã hội theo quan niệm mới…, chỉ trích các phong tục, tập tục cũ và giãi bày những lí tưởng mới về sinh hoạt trong gia đình hoặc xã hội. Về đường văn chương, hai nhà văn này muốn trừ khử lối văn chịu ảnh hưởng của Hán văn mà viết lối văn bình thường, giản dị, ít dùng chữ Nho, theo cú pháp mới, để được phổ cập trong dân chúng” [25, tr. 445]. Các tác giả Tự lực văn đoàn mong muốn thay đổi những quan niệm sống gắn với những tập tục, lễ nghi phong kiến của người dân quê, từ đó tiến hành những cuộc cải cách làm thay đổi diện mạo văn hóa Việt Nam: “Các nhà văn, nhà báo trong Tự lực văn đoàn với Nhất Linh đứng đầu có một chủ trương duy tân và cấp tiến. Họ muốn đả phá cái xã hội nho phong với tập tục, lễ giáo mà thế hệ cũ gọi là quốc túy, quốc hồn, đả phá nhất là những hủ tục của người dân quê sau lũy tre xanh, đả phá cái không khí sầu bi, cái phong thái đạo mạo, những thành kiến chán đời của lớp người đứng tuổi trong xã hội khi ấy. Và để thế vào, họ đưa ra một quan niệm sống Âu hóa, cải cách phong tục dân chúng nhất là dân quê, những tư tưởng tin theo lẽ phải, tự do cá nhân, hạnh phúc vật chất, chủ nghĩa yêu đời của lớp người trẻ” [44, tr. 434].

Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn tạo nên sự phong phú về số lượng tác phẩm cũng như mang đến những cách tân về mặt thể loại cho tiểu thuyết luận đề Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó có sự đổi mới về kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… của tiểu thuyết. Tự lực văn đoàn đã góp phần quan trọng vào việc cách tân văn học, “đưa tiểu thuyết Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại trên tất

cả các phương diện của cấu trúc tự sự”. Tác giả Hoàng Xuân Hãn đánh giá rất cao những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà: “Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [17, tr. 554]. Theo đó, sự đổi mới trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn được khẳng định, đó là đổi mới kết cấu theo dòng tâm lý, cốt truyện chặt chẽ, lối kể truyện hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, gợi cảm, giàu chất thơ, chất họa, thể hiện được chiều sâu nội tâm của con người. Những tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh nâng cao được ý nghĩa xã hội và sức khái quát của tác phẩm, mà vẫn không rơi vào tình trạng minh họa một cách khô khan công thức. Văn chương Tự lực văn đoàn cùng với văn học lãng mạn với sự chối bỏ mạnh mẽ kiểu tư duy nghệ thuật cũ khuôn sáo, ước lệ, hướng văn học đi vào con người cụ thể, đã mở đường cho sự giải phóng cá tính sáng tạo và “góp phần quyết định trong việc đem lại sinh khí cho văn học”.

Bên cạnh đó, với tinh thần “tha thiết mong cho đám dân thiệt thòi và thấp kém trong xã hội có những quyền sống mà họ thiếu thốn”, Nhất Linh “lấy trách nhiệm là một nhà văn cùng với những đồng chí khác, tay cầm tay đứng trong hàng ngũ, tôi xin hết sức giúp một phần nhỏ mọn vào công cuộc đòi quyền sống của hết thảy anh em bị thiệt: Mặt trận bình dân” [18, tr. 21]. Chính vì vậy, những vấn đề được đặt ra trong những tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đã đại diện cho tiếng nói của đông đảo tầng lớp tư sản trước cách mạng, vì lẽ đó những sáng tác của nhóm văn chương này được đón nhận và yêu mến. Bên cạnh đó, với tinh thần “vui vẻ trẻ trung”, những sáng tác của Tự lực văn đoàn trong giai đoạn này như một luồng gió mới thổi vào đời sống văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX, bổ sung những sản phẩm văn chương mới mẻ, đáp ứng nhu cầu cho đông đảo độc giả thời bấy giờ.

Có thể thấy, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của văn xuôi tự sự nói chung và thể loại tiểu thuyết luận đề Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng. “Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn phong trong sáng và rất Việt Nam” [23, tr. 208].

Tuy nhiên, do tác động của hoàn cảnh cảnh lịch sử và những quan điểm về xã hội và văn chương của nhóm văn chương này, nên bên cạnh những đóng góp tích cực thì tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn không tránh khỏi những hạn chế: “Văn chương Tự lực văn đoàn sáng sủa, mạch lạc, hiện đại nhưng chưa dứt được cái cũ. Một số cuốn vẫn còn giọng cải lương như các tác phẩm trước năm 1930. Do hạn chế về tầng lớp xã hội nên các tác giả Tự lực văn đoàn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường xã hội rộng rãi, với hiện thực của dân chúng như các nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của họ chỉ nói được sinh hoạt của một lớp người giàu có ở bên trên” [23, tr. 463]; “Một số tác phẩm của Hoàng Đạo, Nhất Linh, những tác phẩm có tính chất phát ngôn cho một quan điểm, một lí thuyết một cách qúa lộ liễu”. Hay như Bằng Giang trong Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam đã đánh giá: “Nhất Linh, Khái Hưng từ 1939 trở về sau đã vượt xa khuôn khổ của chủ nghĩa lãng mạn và bắt đầu rơi vào những xu hướng suy đồi (Đẹp, Bướm trắng, Thanh Đức)”. Mặc dù vậy nhưng nhìn lại chặng đường sáng tác cũng như những đóng góp về văn chương của Tự lực văn đoàn thì không thể phủ nhận vai trò của nhóm văn chương này đối với quá trình hiện đại hóa văn học của Việt Nam đầu thế kỷ XX. “Đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn là định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”; “Phải đến Tự lực văn đoàn tiểu thuyết mới thực sự có hình thức hiện đại của nó. Và từ đó cho đến nay tiểu thuyết luận đề đã phát triển qua trên nửa thế kỷ với nhiều đổi thay nhưng về cơ bản chưa thoát ra khỏi mô hình tiểu thuyết do Tự lực văn đoàn tạo ra”. [23, tr.463]

1.3.4. Vị trí của Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt và Bướm trắng trong hành trình sáng tác của Tự lực văn đoàn

Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Đoạn tuyệtBướm trắng (Nhất Linh) là ba tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn sáng tác của Tự lực văn đoàn, là những tác phẩm ghi dấu tên tuổi của các nhà văn Tự lực trong dòng chảy văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, góp phần làm phong phú thêm cho thể loại tiểu thuyết luận đề của

Tự lực văn đoàn, đồng thời có đóng góp nhất định cho quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nửa chừng xuân được đăng trên tờ Phong Hóa vào năm 1933 và do Đời Nay

xuất bản vào năm 1934. Nó được coi như tác phẩm quan trọng thứ hai của Khái Hưng sau Hồn bướm mơ tiên và cũng là tiểu thuyết đánh dấu thời điểm rực rỡ của

Tự lực văn đoàn trên lĩnh vực báo chí cũng như trong việc xây dựng thời kỳ thành tựu cho Văn học chữ Quốc ngữ. Nửa chừng xuân xoay quanh câu chuyện tình giữa Mai và Lộc, câu chuyện thể hiện tính chất lý tưởng hoá trong tình yêu. Thông qua câu chuyện tình và cuộc đời những nhân vật trong tác phẩm, luận đề được thể hiện rõ, đó là lời tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong kiến chà đạp tình yêu hạnh phúc cá nhân. Tác phẩm phản ánh xung đột cũ mới đã trở nên gay gắt lan rộng trong đời sống thành thị khi đó. Qua nhân vật Mai với vẻ đẹp, sự hi sinh và ý thức hạnh phúc cá nhân, người đọc thấy được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam sống bình dị, chan hoà giữa những người nghèo lam lũ thật có ý nghĩa. Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Nửa chừng xuân đã viết: “Nửa chừng xuân là cuộc tiến công vào lễ giáo phong kiến đã khẳng định quyền tự do hôn nhân của lớp thanh niên trí thức đang được phát triển về quyền sống và ý thức cá nhân” [25, tr. 10]. Với với cái hay, cái đẹp của tác phẩm, từ khi ra đời đến nay, Nửa chừng xuân được công chúng đón nhận và được đưa lên sân khấu nhiều lần, gần nhất là vào năm 2014, phần thứ ba của tiểu thuyết Nửa chừng xuân đã được đạo diễn Nguyên Đinh dựng thành phim ngắn Ngọn lửa ái tình và được đánh giá cao.

Đoạn tuyệt của Nhất Linh được đăng báo 1934 và Đời Nay xuất bản 1936, tác phẩm được đánh giá là “tiêu biểu cho chặng đường đầu khi nhà văn đang ấp ủ mong ước xây dựng một nền văn học mang bản sắc dân tộc và đẩy lùi những cản trở của cái cũ còn đè nặng trong đạo lí và tâm tưởng của nhiều người trong xã hội” [23, tr. 246]. Tác phẩm là cuộc đấu tranh cho quyền sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu vùi dập hạnh phúc cá nhân con người. Vì thế Loan – nhân vật chính trong Đoạn tuyệt luôn có ước muốn “mình phải tạo ra một hoàn cảnh mới hợp với quan niệm mới của mình”, cô đại diện cho một thế hệ trẻ tích cực, hăng hái, tiến bộ nói lên tiếng nói đấu tranh chống lại cái cũ. Loan cùng các nhân vật trong tác phẩm góp phần thể hiện luận đề

đó là cuộc xung đội giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và tiến bộ, qua đó tác giả gửi gắm ước mơ thay đổi nhận thức, tư tưởng và đẩy lùi những hủ tục xã hội, mong muốn đem đến cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho người. Đoạn tuyệt có những cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết, trong đó những đổi mới về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu là những yếu tố quan trọng đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đánh giá về vị trí của Đoạn tuyệt, tác giả Hà Minh Đức nhận định: “Đoạn tuyệt là cuốn sách tiêu biểu nhất của Nhất Linh và một trong số ít cuốn có giá trị hơn cả của Tự lực văn đoàn” [23, tr. 257].

Bướm trắng của Nhất Linh (đăng báo 1939, xuất bản 1940 - 1941) là tác phẩm tiêu biểu cho chặng đường thứ ba 1939 – 1945 trong sáng tác của Tự lực văn đoàn.

Bướm trắng là bước đột phá trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh, “cái đỉnh quan trọng nhất của nghệ thuật Nhất Linh”, đưa nhà văn đến gần nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại. Cốt truyện của Bướm trắng lôi cuốn người đọc không phải ở sự phức tạp, cầu kỳ mà bằng những con người và cảnh ngộ gần gũi, với nhân vật chính là Trương, một sinh viên trường luật, trải qua những éo le cuộc đời và sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức. Bên cạnh những đổi mới về kỹ thuật viết tiểu thuyết thì nội dung phản ánh trong tác phẩm cũng có những thay đổi nhất định so với giai đoạn trước. Do sự tác động của hoàn cảnh xã hội, đến giai đoạn này Bướm trắng không còn tập trung vào luận đề chống phong kiến hay cải tạo nông thôn, cải tạo xã hội như giai đoạn trước, nhưng với lối trần thuật tự nhiên, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, tinh tế, Nhất Linh đã khéo léo thể hiện luận đề trong tác phẩm của mình. Nếu ở giai đoạn trước như trong Con đường sáng, nhân vật mang chủ đề vốn là người tốt, do buồn chán vì chưa tìm ra lý tưởng mà lâm vào cuộc sống trụy lạc, nhưng rồi thức tỉnh, nhận ra con đường sáng và được hồi sinh thì ở Bướm trắng nhân vật mang tư tưởng lại được miêu tả ngược lại: Trương vốn từ một con mọt sách, một sinh viên đẹp trai, thông minh, học giỏi trở thành một kẻ chơi bời trác táng. Chính tình huống bi đát vì bệnh lao phổi và những ám ảnh về cái chết đã biến Trương thành một kẻ ăn chơi, tù tội, ích kỷ. Thông qua câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Trương, Nhất

Linh đã làm rõ luận đề trong tác phẩm của mình. Đó là vấn đề về hưởng thụ cá nhân, tự do cá nhân trong tinh thần trái với truyền thống, bất chấp truyền thống, sự xuống cấp của đạo đức và sự cô đơn, mất phương hướng của con người từ bỏ nông thôn nhưng không hòa nhập được với cuộc sống đô thị. Bướm trắng đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh, ở đó “nhân vật tự bộc lộ mình, tự xây dựng mình trong quá trình viết của người kể chuyện. Và chính nhà văn cũng dần dần lần mò tự khám phá ra bản thân mình qua từng trang viết” [31, tr. 383].

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, chúng tôi tập trung tìm hiểu về hệ thống lý thuyết về tiểu thuyết luận đề, đây sẽ là những cơ sở lý luận vững chắc giúp chúng tôi triển khai đề tài “Thể loại tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại tiểu thuyết luận đề của tự lực văn đoàn (qua nửa chừng xuân, đoạn tuyệt, bướm trắng) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)