Đổi mới sáng tạo hình thức tác phẩm truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 106 - 142)

3.3. Giải pháp, khuyến nghị trực tiếp dành cho chƣơng trình truyền hình có

3.3.3. Đổi mới sáng tạo hình thức tác phẩm truyền hình

Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin giữa các loại hình truyền thông như hiện nay khi mà nhiều cơ quan báo chí thường đăng tải cùng thời điểm về vấn đề xâm hại trẻ em như hiện nay thì hình thức đóng vai trò quan trọng quyết định sự quan tâm của công chúng. Mặc dù có lợi thế về hình ảnh và âm thanh nhưng cách thể hiện không hấp dẫn thì truyền hình cũng không “giữ chân” được khán giả. Điều này không chỉ đơn thuần là giảm số lượng người xem mà còn là giảm đi sự uy tín và tính chính thống của cơ quan báo chí quốc gia. Chính vì vậy, thay đổi hình thức để phù hợp với thị hiếu của đa số công chúng là điều truyền hình cần thực hiện. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả cho rằng, truyền hình cần một số thay đổi sau:

- Đa dạng trong cách triển khai nội dung vấn đề xâm hại trẻ em

Việt Nam thường đi cùng một sự việc xâm hại trẻ em cụ thể. Cách thể hiện thông tin này tạo ấn tượng để giúp khán giả nhớ lâu về sự việc tuy nhiên cũng vì đó mà sự việc xâm hại trẻ em thông tin bị động. Điều này có nghĩa là có sự việc thì mới đăng tin, không có sự chủ động. Vậy, truyền hình Việt Nam cần phải có sự thay đổi. Bên cạnh việc rất quan trọng là bám vào sự kiện thì truyền hình Việt Nam cần chủ động thông tin, sự việc ở cách thông tin mới có thể không cần hoặc là yếu tố để dẫn đề. Điều này vừa giúp truyền hình Việt Nam đa dạng thông tin về xâm hại trẻ em, vừa giúp quá trình truyền thông được thường xuyên, liên tục. Tác giả ví dụ: Sau sự kiện ông Đinh Bằng My xâm hại nhiều học sinh nam ở Phú Thọ thì truyền hình Việt Nam cần một loạt các tác phẩm tuyên truyền về pháp luật đối với hành vi dâm ô học sinh, hành vi không tố giác tội phạm, kiến thức để nhận biết dấu hiệu tâm lý bất thường ở trẻ em bị xâm hại, kêu gọi học sinh can đảm tố cáo sự việc… Như vậy, sự việc ông Đinh Bằng My xâm hại học sinh chỉ là cái cớ để dẫn nội dung khác. Đây là cách triển khai được truyền hình Vì trẻ em sử dụng do đặc thù chương trình “đóng gói” và phát sóng theo tuần nên khó bám theo sự kiện. Tuy nhiên cũng vì phụ thuộc vào cách triển khai này nên truyền hình Vì trẻ em chưa có nhiều điểm nhấn. Chính vì vậy, rất cần sự hài hòa cả hai cách thông tin.

Mặt khác, truyền hình Việt Nam cần tăng cường ý tưởng sáng tạo tác phẩm. Ý tưởng sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm truyền hình. Đây là cách để phân biệt phong cách báo chí của mỗi tác giả, mỗi cơ quan báo chí với nhau. Cùng một nội nhưng ý tưởng triển khai đề tài khác nhau thì sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau.

Ý tưởng sáng tạo là sản phẩm trí tuệ của mỗi nhà báo và phụ thuộc vào từng đề tài. Ý tưởng sáng tạo là kết tinh của kinh nghiệm, năng lực và học hỏi. Nhà báo phải trau dồi các kỹ năng này để tăng cường các ý tưởng sáng tạo cho tác phẩm truyền hình. Chuyển động 24h thể hiện tính sáng tạo đậm nét ở việc chuyển tải thông tin chỉ dẫn trẻ ứng phó với người lạ bằng việc tạo dựng tình huống hay các bình luận ngắn, trò chuyện tương tác của hai người dẫn chương trình… Đó là ví dụ về việc sáng tạo ý tưởng thể hiện tác phẩm. Là cơ quan báo chí chính thống, Chào buổi tối nên hạn chế khai thác thông tin bên lề sự kiện, cần đi sâu hơn vào nội dung

tác phẩm. Chào buổi tối rất thiếu các tác phẩm phản ánh chiều sâu sự việc đặc biệt là dấu ấn của việc thiết lập chương trình nghị sự còn mờ nhạt, chủ yếu dừng ở việc đăng thông tin nhiều lần về một sự việc. Truyền hình Vì trẻ em cần “làm mới” mình để bắt kịp xu hướng tiếp cận thông tin của khán giả truyền hình hiện đại.

- Về hình ảnh, âm thanh

Để chất lượng hình ảnh được đồng đều, truyền hình nên hạn chế bớt các tác phẩm khai thác từ mạng xã hội hoặc có sự cắt gọt thời lượng hợp lý để cung cấp cho khán giả chương trình tốt nhất về nội dung lẫn hình thức.

Ngoài ra, truyền hình Việt Nam cần tăng cường các tác phẩm có tính nghệ thuật, biểu cảm về hình ảnh, âm thanh nhất là đối với sự việc trẻ em bị xâm hại nhằm tác động vào tình cảm, cảm xúc của khán giả nhằm tạo tiền đề cho các thông điệp về dư luận xã hội.

- Tăng cƣờng yếu tố đồ họa trong các tác phẩm truyền hình về xâm hại trẻ em

Kỹ thuật đồ họa có vai trò biểu đạt thông tin rất lớn trong truyền hình hiện đại đặc biệt là các vấn đề xâm hại trẻ em. Để chương trình về xâm hại trẻ em sinh động, hấp dẫn, truyền hình Việt Nam cần tăng cường yếu tố đồ họa để biểu đạt nội dung. Ngoài ra, đối với chương trình khai thác, truyền hình nên thay thế ảnh tĩnh bằng thông tin đồ họa giúp tác phẩm sinh động hơn.

- Sử dụng title phù hợp trong các tác phẩm về phòng, chống xâm hại trẻ em

Do đặc điểm cấu trúc chương trình nên về cơ bản cách đặt title ở Truyền hình Vì Trẻ em đã thực hiện đủ trách nhiệm trong việc thông báo giới thiệu thông tin. Tuy nhiên, Truyền hình Vì Trẻ em cần có title hay và ấn tượng vừa đảo bảo yếu tố giới thiệu thông tin, vừa kích thích sự tò mò của khán giả. Chào buổi tối cần tiết chế bớt việc lạm dụng title có ngôn từ kích thích khán giả, title nên có yếu tố khẳng định hơn là nghi vấn để không sa vào tình trạng câu view, làm giảm tính chính thống của một đơn vị truyền hình trung ương. Chuyển động 24h có nhiều title hấp dẫn, có thể là mô hình để hai nguồn còn lại tham khảo. Ví dụ: “231 cái tát cho ngành giáo dục”. “Sự im lặng đáng sợ”, “Sán lợn – nguyên nhân và trách nhiệm”…

Tiểu kết chƣơng 3

Là chương cuối cùng của luận văn, chương 3 hoàn thành nhiệm vụ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm từ kết quả nghiên cứu tại chương 2.

Chương 3 mở đầu bằng những vấn đề đặt ra cho truyền hình thời gian tới về thực trạng xã hội cũng như cạnh tranh của truyền hình với truyền thông xã hội. Đó là nạn xâm hại trẻ em vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới cũng như mạng xã hội “vượt mặt” truyền hình về tốc độ thông tin là thử thách của truyền hình Việt Nam trong thời gian tới. Những điều này buộc truyền hình phải có sự thay đổi mạnh mẽ để nâng cao chất lượng tác phẩm, nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm đẩy lùi vấn đề xâm hại trẻ em. Truyền hình là bộ phận quan trọng trong chuỗi giải pháp đồng bộ cần làm để hoàn thành mục tiêu giảm thiểu hành vi xâm hại trẻ em.

Với mong muốn chất lượng chương trình về vấn đề xâm hại trẻ em có hiệu quả trong thực tế xã hội, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như: Đảng và Nhà nước tăng cường kiểm tra giám sát, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao đời sống kinh tế, an sinh xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Từ cơ chế pháp lý của Nhà nước, các cơ quan báo chí tạo mọi điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, tinh thần, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ sản xuất chương trình yên tâm sản xuất những sản phẩm chất lượng nhất. Quan trọng nhất là giải pháp về nội dung.

Đầu tiên, truyền hình Việt Nam cần tăng số lượng, thời lượng và tần suất phát sóng các chương trình xâm hại trẻ em để thể hiện sự đậm đặc, liên tục, không ngắt quãng trong quá trình truyền thông. Chức năng thông tin của truyền hình cần được tăng cường bằng việc hài hòa các nhóm nội dung, các hành vi xâm hại. Nên có sự thống nhất và liên kết về vấn đề thông tin xâm hại giữa các đơn vị truyền thông để tạo ra sức mạnh thông tin tổng thể. Chức năng giáo dục của truyền hình nên hướng đến đa dạng thông tin, cụ thể hóa đối tượng tiếp nhận và nội dung của nhóm này nên đi thẳng vào tư vấn, chỉ dẫn nhằm giải quyết tận gốc, triệt để vấn đề xâm hại trẻ em. Tính quyết liệt trong giám sát và phản biện xã hội cần được thể hiện rõ

trong các tác phẩm về xâm hại trẻ em đặc biệt là phát hiện các vụ việc mới hoặc phản ánh những tồn đọng của các sự việc cũ, chưa được giải quyết về vấn đề xâm hại trẻ em tại các địa phương. Truyền hình Việt Nam cần tăng cường sự nhanh nhạy và có trách nhiệm đối với công tác tạo lập dư luận về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình hiện nay. Bên cạnh đó nội dung tham khảo thông tin quốc tế cũng cần được chọn lọc giảm bớt thông tin ít có giá trị tham khảo và ứng dụng thực tế tại Việt Nam. Vấn đề về chất lượng hình ảnh, âm thanh giàu tính sáng tạo, nghệ thuật, đồ họa thay thế cho hình ảnh tĩnh cũng là giải pháp đáng lưu tâm trong phần giải pháp này.

Giải pháp chung trên áp dụng cho tất cả các đơn vị khảo sát tuy nhiên do có sự đặc biệt về phương thức thể hiện, triển khai nội dung nên Chuyển động 24h chủ yếu là phát huy lợi thế và bổ sung một số gợi ý từ giải pháp chung. Chào buổi tối nên chuyển nội dung từ chiều ngang về chiều sâu để nhiều tác phẩm trở nên ấn tượng hơn với khán giả. Truyền hình Vì trẻ em cần thay đổi hình thức thể hiện cho sinh động hơn và cần có nhiều tác phẩm sâu sắc, gây ấn tượng với độc giả để bù lại cho thời gian xuất hiện 1 tuần/ chương trình. Những giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em sẽ phát huy hiệu quả nếu được thực hiện quyết liệt và đồng bộ ở các cơ quan báo chí, truyền hình.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành nhiệm những vụ cơ bản của công trình nghiên cứu “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Làm rõ vai trò, thành công, hạn chế các chức năng của truyền hình trong công tác truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em là nhiệm vụ được thực hiện xuyên suốt luận văn từ bước xây dựng lý thuyết đến phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Để hệ thống lại công trình nghiên cứu, tác giả xin được phép tổng kết một số kết quả chính sau đây:

Trước hết, luận văn đã khái quát và làm rõ mặt lý luận về vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí, truyền hình. Tác giả đã hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về trẻ em, xâm hại trẻ em, các loại hình xâm hại trẻ em, hậu quả và nguyên nhân.

Luận văn đã làm rõ thực trạng xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em để chứng minh sự cần thiết của báo chí, truyền hình cần tham gia công cuộc đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em bằng trách nhiệm nghề nghiệp cũng như áp dụng thuyết thiết lập các chương trình nghị sự trong việc tuyên truyền. Truyền hình tham gia công tác phòng, chống xâm hại trẻ em bằng việc thực hiện 4 chức năng của báo chí: thông tin, giáo dục, giám sát và phản biện xã hội, tạo lập và phản ánh dư luận xã hội. Những chức năng này là nhiệm vụ xuyên suốt của truyền hình trong 3 chương về phòng, chống xâm hại trẻ em

Ngoài ra, luận văn đã xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, nội dung, hình thức để làm cơ sở so sánh, đối chiếu và nhận xét về chất lượng chương trình trong diện khảo sát. Đặc biệt, những yêu cầu riêng về khai thác thông tin, hình ảnh trẻ em theo quy định của pháp luật, đạo đức nghề báo là điểm mới của tiêu chí này.

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã khảo sát 1540 tác phẩm về xâm hại trẻ em trong thời gian từ tháng 1/2018 – 5/2019 trên Chuyển động 24h, Truyền hình Vì trẻ em và Chào buổi tối. Từ góc nhìn vai trò, chức năng của truyền hình Việt Nam trong công tác truyền thông về vấn đề xâm hại trẻ em, tác giả rút ra được một số điểm sau:

Chức năng thông tin: Thông tin trên truyền hình Việt Nam đảm bảo tính thời sự, chính xác và có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên hạn chế của nhóm chức năng này là truyền hình Việt Nam phản ánh chưa đầy đủ, đa dạng và đúng tỉ lệ của xâm hại trẻ em so với thực tế. Vấn đề xâm hại tình dục chưa thấy được sự nguy hiểm, cấp bách như thực tế xã hội.

Chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của truyền hình Việt Nam bám sát với thực tiễn, thông tin tư vấn chỉ dẫn ở một số vấn đề nóng của xã hội. Tuy nhiên nội dung, hình thức của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cung cấp kỹ năng, kiến thức để phòng, chống xâm hại trẻ em chưa đa dạng so với tình hình thực tế cũng như chưa đáp ứng nhu cầu khán giả.

Chức năng giám sát và phản biện xã hội: Truyền hình Việt Nam có đóng góp nhất định trong công tác giám sát và phản biện xã hội thông qua việc phản ánh các sự việc xâm hại trẻ em, dấu hiệu chậm trễ trong công tác xử lý sau vi phạm cũng như những vướng mắc của một số chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em khi áp dụng ở thực tiễn. Tuy nhiên so với tình hình thực tế, chức năng này còn hạn chế về tốc độ thông tin, phát hiện sự việc mới cũng như chính sách chưa được phản ánh ở nhiều khu vực.

Chức năng tạo lập và phản ánh dư luận xã hội: Nhóm chức năng này đã có đóng góp nhất định cùng với các phương tiện truyền thông khác tham gia tác động và tạo lập dư luận xã hội về một số vấn đề xâm hại trẻ em nghiêm trọng. Tuy nhiên, dấu ấn của tuyền hình Việt Nam khi thực hiện chức năng này còn hạn chế so với thực tế cũng như truyền thông mạng xã hội.

Hình thức thể hiện tác phẩm về phòng, chống xâm hại trẻ em có một số chương trình hay, nội dung hấp dẫn, đặc sắc. Tuy nhiên những tác phẩm nổi bật còn hạn chế khiến cho nội dung về xâm hại trẻ em trên truyền hình chưa hấp dẫn khán giả.

Từ những ưu, nhược điểm của chương trình, tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của các chương trình truyền hình về xâm hại trẻ em.

Trước tiên, tác giả nhận định về thách thức của truyền hình Việt Nam trong thời gian tới là đối mặt với tình trạng xâm hại trẻ em vẫn tiếp tục tăng cao trong thực tế cũng như sự cạnh tranh về tốc độ thông tin với mạng xã hội. Song, đó cũng là sứ mệnh mà truyền hình phải hoàn thành để khẳng định vị thế của mình – vị thế của cơ quan phát thanh, truyền hình quốc gia tham gia hoạt động đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em. Trước hết, đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em là nhiệm vụ chung của quốc gia. Nhiệm vụ này phải được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương, từ chính sách, đường lối phát triển đến đôn đốc, kiểm tra việc làm cụ thể trong thực tiễn xã hội. Đó là vấn đề về chính sách cho trẻ em, an sinh xã hội đến hoàn thiện pháp luật… Truyền hình tham gia hoạt động này với vai trò là “chất xúc tác” khuyến khích cộng đồng thực hiện đúng quy định pháp luật cũng như đảm bảo các yếu tố đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 106 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)