Xuất đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên và ekip sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 88 - 96)

3.2. Một số kiến nghị trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống

3.2.2. xuất đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên và ekip sản xuất

chƣơng trình

Xã hội phát triển, công chúng ngày càng có nhiều lựa chọn sản phẩm truyền thông. Truyền hình muốn phát triển và chiếm lĩnh thị phần công chúng, truyền hình phải đổi mới và sáng tạo. Các chương trình về vấn đề xâm hại trẻ em muốn có hiệu quả thì đội ngũ sản xuất phải không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp báo chí.

Để các phẩm về xâm hại trẻ em phát sóng trên truyền hình đáp ứng nhu cầu công chúng và đạt hiệu ứng xã hội thì phóng viên, biên tập viên và ekip sản xuất phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng với sự phát triển của xã hội thời kỳ mới.

- Trƣớc hết, đội ngũ sản xuất phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác truyền thông chống xâm hại trẻ em trên truyền hình.

Hiện nay, xâm hại trẻ em đã và đang là vấn đề cấp bách của xã hội. Truyền hình lĩnh sứ mệnh quan trọng là tác động vào nhận thức giúp người dân nâng cao cảnh giác, can thiệp kịp thời, bảo vệ con em mình đồng thời tố giác tội phạm xâm hại trẻ em. Phóng viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đó. Muốn người dân nhận thức được tính cấp bách của vấn đề một cách thấu đáo thì trước tiên, nội dung đó phải trở thành quan trọng trong nhận thức của phóng viên. Bởi vì nhận thức đó sẽ thúc đẩy phóng viên tìm tòi, sáng tạo để cho tác phẩm hay nhất, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả. Nếu việc nhận thức này chưa đầy đủ sẽ cho ra các sản phẩm báo chí phản ánh hời hợt, qua loa không mang được cảm xúc của sự kiện, nhân vật chạm đến cảm xúc của khán giả. Dẫn đến hiệu quả truyền thông bị hạn chế.

- Phóng viên cần nâng cao trình độ và kỹ năng tác nghiệp truyền hình

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm bắt buộc để phóng viên thích ứng và bắt kịp với sự phát triển của xã hội đặc biệt là ngành công nghiệp truyền thông trong đó có truyền hình. Để đạt được sự thành công trong tác nghiệp truyền hình về xâm hại trẻ em, phóng viên cần trang bị một số điều sau:

Phóng viên cần am hiểu kiến thức về nhiều mặt

Do đặc thù công việc, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên phải tiếp cận với nhiều đối tượng ở nhiều trình độ khác nhau, khai thác đề tài xâm hại trẻ em ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, nên phóng viên phải am hiểu nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chẳng hạn như: Kiến thức về tâm lý trẻ em, kinh nghiệm tiếp cận vấn đề xâm hại, kiến thức pháp luật, kiến thức cơ bản chung trong cuộc sống… Nguồn kiến thức này đến từ nhiều nguồn: trường học, sách báo, kinh nghiệm thực tế, chia sẻ của những người đi trước…Kiến thức này giúp phóng viên tự tin giao tiếp trong hoạt động tác nghiệp. Quan trọng hơn, việc am hiểu tri thức sẽ giúp phóng viên có nhiều góc nhìn sáng tạo, quan sát và phán

đoán vấn đề một cách tinh tế, chính xác, chủ động trong việc khai thác và xử lý thông tin và triển khai đề tài một cách hiệu quả.

Am hiểu kiến thức pháp luật là yếu tố cần thiết để phục vụ hoạt động tác nghiệp về các vấn đề xâm hại trẻ em. Sở dĩ nói vậy là vì xâm hại trẻ em là lĩnh vực phức tạp, phóng viên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều trường hợp cản trở, ngăn cấm, từ chối cung cấp thông tin. Trong các trường hợp như vậy, am hiểu pháp luật giúp phóng viên có nhận thức và hành động phù hợp đúng với trách nhiệm, quyền hạn của mình, bảo vệ bản thân và không vi phạm pháp luật.

Am hiểu tất cả các lĩnh vực là điều khó tuy nhiên trước khi nhận đề tài về xâm hại trẻ em, phóng viên cần tìm hiểu kỹ vấn đề để thu được kết quả tốt nhất khi tác nghiệp thực tế.

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ báo chí truyền hình về xâm hại trẻ em

Kỹ năng, nghiệp vụ truyền hình là những công việc cần thiết để cấu thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Đây là công cụ để phóng viên hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, công cụ càng sắc bén thì hoạt động nghề nghiệp càng đạt hiệu quả cao. Để các tác phẩm về xâm hại trẻ em hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của công chúng, phóng viên cần phải thực hiện thuần thục một số kỹ năng sau:

Kỹ năng thực hiện tác phẩm truyền hình bao gồm: Kỹ năng tìm kiếm, phát hiện đề tài, liên hệ nhân vật, sáng tạo nội dung, tư duy hình ảnh,… Đây là nhóm kỹ năng đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong quá trình sáng tạo một tác phẩm truyền hình bởi nếu nhóm kỹ năng này thực hiện không thành công thì sẽ không có tác phẩm truyền hình. Vì vậy, nhóm kỹ năng này đòi hỏi sự nhanh nhạy, khéo léo và tinh tế của phóng viên trước các tình huống xâm hại trẻ em. Ví dụ: Khó khăn điển hình nhất khi triển khai đề tài xâm hại trẻ em là nhân vật từ chối hợp tác. Nếu chấp nhận lời từ chối đồng nghĩa với việc đề tài thất bại. Tuy nhiên, nhiều phóng viên đã có cách xử lý rất sáng tạo đó là ghi hình, ghi âm lời từ chối, quay cảnh cô giáo chốt cửa không cho phóng viên ghi hình, cô hiệu trưởng không nhận mình là hiệu trưởng… Cách làm này đưa đến cho khán giả góc nhìn chân thực hơn về câu chuyện và thái độ của những người có liên quan. Ví dụ nhỏ trên cho thấy kỹ năng

nghiệp vụ truyền hình có vai trò quyết định sự thành bại của tác phẩm. Chính vì vậy, phóng viên cần phải nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm mục đích tạo ra sản phẩm truyền hình đạt chất lượng cao.

Kỹ năng giao tiếp với trẻ em

Giao tiếp và phỏng vấn trẻ em nhằm thu thập thông tin là kỹ năng đánh dấu sự khác biệt của các chương trình về xâm hại trẻ em so với các chương trình khác. Tác giả Nguyễn Ngọc Oanh chia sẻ trong sách “Nhà báo với trẻ em-kiến thức và kỹ năng”rằng: “Nếu nhà báo nắm và hiểu được tâm lý trẻ em đồng thời có thái độ đúng mực với các em ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với các em thì sẽ tiếp cận và thu thập được những thông tin đúng và đủ. Thái độ của nhà báo đối với các em sẽ quyết định các em có hợp tác hay không với nhà báo để cung cấp thông tin qua các câu hỏi phỏng vấn”. [20, tr. 128]. Như vậy, nhà báo cần phải có tâm thế gần gũi, thân thiện và tôn trọng trẻ em khi phỏng vấn để cuộc phỏng vấn khai thác được nhiều thông tin.

Kỹ năng làm việc nhóm của phóng viên

Một tác phẩm truyền hình ra đời là thành quả lao động của tập thể trong đó nguồn nhân lực chính là: Phóng viên, quay phim và kỹ thuật dựng. Phóng viên làm nhiệm vụ tìm đề tài, lên ý tưởng và viết kịch bản ghi hình. Nhiệm vụ của quay phim là ghi hình và kỹ thuật dựng phim là sắp xếp hình ảnh theo nội dung kịch bản. Làm việc nhóm là hoạt động đặc thù của sáng tạo truyền hình tuy nhiên để làm việc nhóm đạt hiệu quả cao trong khai thác nội dung xâm hại trẻ em thì phóng viên cần có kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm là điều không thể thiếu trong hoạt động truyền hình hiện đại khi thực hiện đề tài về xâm hại trẻ em. Xâm hại trẻ em là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, nhiều trường hợp phải ghi hình bí mật hoặc có những hành động mang giá trị thông tin cao… cần được thể hiện trên truyền hình. Nếu phóng viên và quay phim không hiểu nhau, không phối hợp tốt với nhau sẽ bỏ lỡ những thước hình giá trị. Kỹ thuật dựng chọn những chi tiết không đắt, khuôn hình xấu để thể hiện nội dung thì sẽ làm giảm sự hấp dẫn của tác phẩm. Để khắc phục hậu quả trên, phóng

viên phải có kỹ năng làm việc nhóm hay nói cách khác là kỹ năng kết nối các thành viên tham gia sản xuất để họ phát huy hết lợi thế của mình trong công việc.

Muốn có kỹ năng làm việc nhóm tốt, trước hết, phóng viên phải tôn trọng đồng nghiệp, am hiểu đề tài đang thực hiện và làm đúng trách nhiệm của mình như: chuẩn bị kịch bản hình ảnh, kịch bản dựng phim…Phóng viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ tạo được một ekip đoàn kết, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng trong công việc để tạo ra một sản phẩm truyền hình chất lượng.

- Yêu cầu kỹ năng của quay phim và dựng phim

Quay phim và dựng phim là hai bộ phận không thể thiếu trong quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình. Đội ngũ này có vai trò quan trọng không kém phóng viên bởi họ là những người hiện thực hóa ý tưởng cho phóng viên bằng hình ảnh truyền hình.

Xâm hại trẻ em là trường hợp đặc biệt, bối cảnh ghi hình không phong phú như các chương trình khác nên quay phim cần có tư duy sáng tạo về hình ảnh. Tư duy sáng tạo hình ảnh giúp quay phim thực hiện được nhiều góc quay khác nhau mang giá trị thông tin, giá trị cảm xúc từ nạn nhân, gia đình nạn nhân. Ngoài ra, quay phim còn cần có kỹ năng giao tiếp, tạo niềm tin để nhân vật mở lòng, kể lại câu chuyện của mình. Trong một số trường hợp, người quay phim còn cần trang bị nghiệp vụ điều tra để đối phó với tình huống bất ngờ, ghi hình lại sự việc xâm hại trẻ em không công khai.

Kỹ thuật dựng phim là người hoàn chỉnh tác phẩm ở khâu hậu kỳ. Kỹ thuật dựng phim cần hiểu tinh thần tác phẩm thông qua kịch bản để sắp xếp hình ảnh hợp lý nhất là các nội dung về xâm hại trẻ em. Bởi vì những tác phẩm này ngoài hình ảnh mang giá trị thông tin, những hình ảnh mang giá trị cảm xúc rất cần thiết để tác động vào thái độ của dư luận trước các sự việc xâm hại. Ngoài ra thủ thuật làm mờ mặt, che mặt, ghép nhạc… cũng cần được dựng phim sử dụng tinh tế và khéo léo để bảo vệ trẻ em trên truyền hình.

Sử dụng thành thạo thiết bị ghi âm, ghi hình và dựng phim

Xây dựng kịch bản nội dung, ghi hình và dựng phim là 3 công việc cơ bản để làm nên một tác phẩm truyền hình. Thông thường đây là công việc của 3 người

nhưng hiện nay nhiều phóng viên đã kiêm nhiệm 2 hoặc 3 việc trên. Sử dụng thành thạo kỹ năng giúp phóng viên chủ động trong hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung trong đó có nội dung xâm hại trẻ em.

Hiện nay, tội phạm xâm hại trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều với thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm. Để thực hiện tác phẩm điều tra về vấn đề này, phóng viên cần cập nhật và học cách sử dụng các thiết bị ghi âm, thu hình mới để xâm nhập và ghi bằng chứng xâm hại trẻ em của đối tượng.

Khi các kỹ năng được phóng viên nắm bắt và thực hành thành thục thì sẽ tạo ra tác phẩm về xâm hại trẻ em thành công. Truyền hình Việt Nam thời gian qua có nhiều tác phẩm đáp ứng được các tiêu chí về kỹ năng tác nghiệp truyền hình. Tác giả lấy ví dụ về tác phẩm: “Nghi vấn hiệu trưởng lạm dụng tình dục với nhiều học sinh nam” (Chuyển động 24h, 30/3/2019). Để thực hiện phóng sự này, phóng viên Anh Tuấn và quay phim Lê Phức đã kết hợp các kỹ năng để cho ra một tác phẩm truyền hình thành công như sau:

Tôi nhận được đề tài về thầy hiệu trưởng dâm ô học sinh thông qua đường dây nóng của Chuyển động 24h. Tôi xác định, nếu thông tin là đúng thì đây là đề tài có tính chất nghiêm trọng, hành vi dâm ô của thầy giáo vượt quá các quy chuẩn đạo đức của một con người và một người thầy. Để xác minh sự việc, tôi đã liên lạc với người tố cáo và về Thanh Sơn, Phú Thọ để đi tìm các em nạn nhân. Thuyết phục nạn nhân lên tiếng là công việc cực kỳ gian nan, mất nhiều thời gian vì các em không muốn công khai câu chuyện đau buồn của mình. Chúng tôi đã thuyết phục được 10 em học sinh lên tiếng câu chuyện của mình trong số rất nhiều em mà chúng tôi tiếp xúc. Chúng tôi ghi lại câu chuyện của các em. Ngoài lời kể thì còn có tin nhắn điện thoại trao đổi với thầy hiệu trưởng và một số bằng cứ khác mà chúng tôi đã dùng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, không thể tiết lộ được”. (Phỏng vấn sâu, pv Anh Tuấn, Chuyển động 24h). Không chỉ có phóng viên, kỹ năng nghiệp vụ của người quay phim cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tác phẩm. “Để ghi hình được lời tâm sự của các em trong nhiều bối cảnh khác nhau, chúng tôi cũng đã phải sử dụng nhiều thủ pháp nghiệp vụ như sử dụng camera giấu kín,

hoặc: room bàn tay, cận mắt, ngược sáng… để tránh quay cận mặt các em. Điều khó khăn nhất là mình phải đồng cảm, hiểu nhân vật, tạo độ tin cậy cho nhân vật thì nhân vật mới bộc bạch” (Phỏng vấn sâu, quay phim Lê Phức, Chuyển động 24h). Như vậy, để hoàn thành tác phẩm trên, người phóng viên và quay phim đã thực hiện nhiều kỹ năng như: kỹ năng phát hiện đề tài, kỹ năng giao tiếp với trẻ em, nghiệp vụ truyền hình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình… Đây là ví dụ điển hình cho việc trau dổi kỹ năng của đội ngũ sản xuất chương trình.

- Đối với ngƣời dẫn chƣơng trình

Trong xu thế phát triển của truyền hình hiện đại, ngoài việc đảm bảo được chất giọng, ngoại hình, thì rất cần những người dẫn chương trình có khả năng biên tập, khâu nối các thông tin, mà không phải chỉ biết đọc lại nguyên văn những gì phóng viên đã viết ra. Đặc biệt là trong những chương trình được sản xuất trực tiếp, người dẫn phải đối mặt với nhiều áp lực hơn so với các chương trình sản xuất không trực tiếp, do đó đòi hỏi người dẫn phải luôn bình tĩnh, có khả năng xử lý tình huống trong mọi điều kiện.

Ngoài ra, người dẫn chương trình nên trau dồi nhiều kiến thức về vấn đề xã hội, kỹ năng biểu đạt cảm xúc trên truyền hình nhằm tăng hiệu quả chương trình về xâm hại trẻ em.

Người dẫn chương trình truyền hình của Chuyển động 24h là điểm sáng cần được nhân rộng với kỹ năng tốt, tính biểu cảm, tương tác cao giúp thể hiện nội về vấn đề xâm hại trẻ em một cách ấn tượng. Người dẫn chương trình ở bản tin Chào buổi tối cần tăng cường sự tương tác, trao đổi, bàn luận về vấn đề thông báo. Đặc biệt người dẫn chương trình của thể loại phỏng vấn cần trau dồi thêm kỹ năng để tránh mắc các lỗi cơ bản: ít sự tương tác với khách mời, chọn lựa khách mời chưa phù hợp, không khai thác được nhiều thông tin từ khách mời… Truyền hình Vì trẻ em cũng cần có sự cải tổ lớn trong việc thay đổi chức năng của MC, MC cần sự sinh động, tương tác trong các phóng sự và cần chủ động trao đổi, phản biện khách mời trong các chương trình phỏng vấn.

- Đạo đức nghề nghiệp và các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên truyền hình

Đạo đức nghề báo trong thông tin về xâm hại trẻ em

Đạo đức nghề nghiệp là tiêu chí bắt buộc nghề nào cũng cần tuy nhiên yếu tố đạo đức trong nghề làm báo, cụ thể là truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em lại cần thiết hơn bao giờ hết. Truyền hình là phương tiện truyền thông có sức lan tỏa lớn và gây tác động mạnh mẽ đến dư luận, thông tin sai lệch hoặc cố tình sai lệch sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)