Những vấn đề đặt ra trong hoạt động thông tin tuyên truyền chống xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

xâm hại trẻ em trên truyền hình

Từ kết quả nghiên cứu, quan sát thực tiễn, tác giả nhận định vấn đề xâm hại trẻ em đặt ra cho truyền hình Việt Nam nhiều thách thức trong thời gian tới. Đó là các thách thức từ bối cảnh xã hội cũng như sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông.

Về bối cảnh xã hội:

Xâm hại trẻ em tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là nhận định của tác giả về dự báo tương lai của vấn đề xâm hại trẻ em ở Việt Nam. Đây là hệ quả của nhiều vấn đề tồn tại trước đó chứ không phải là vấn đề mới phát sinh của xã hội. Có 3 nguyên nhân khả thi giúp tác giả nhận định điều này. Thứ nhất, số liệu về vụ việc xâm hại trẻ em vẫn tiếp tục tăng cao hơn 10 năm qua (2006 – 2018) mà chưa có dấu hiệu rõ rệt về sự đi xuống của thực trạng. Thứ hai, tính nghiêm minh của pháp luật về vấn đề xâm hại trẻ em chưa được thể hiện quyết liệt ở thực tế. Thứ ba, chưa có sự quan tâm đúng mức, đồng bộ và triệt nhằm ngăn chặn nguyên nhân dẫn đến xâm hại trẻ em. Đó là nhóm các nguyên nhân: kinh tế, nhận thức, đạo đức xã hội... Những nguyên nhân này chưa được tác động mạnh mẽ để thay đổi. Ngoài pháp luật, dư luận xã hội là tiền đề để vấn nạn xâm hại trẻ em được giảm thiểu tuy nhiên dư luận xã hội chỉ bùng phát nhỏ lẻ ở một vài vụ việc, chưa có sự thay đổi đồng bộ về nhận thức dẫn đến các hành vi thiết thực để phòng, chống xâm hại trẻ em. Những lý giải trên chứng minh dự báo vấn đề xâm hại trẻ em ở nước ta chưa thể dừng lại mà sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Quan điểm này cũng phù hợp với nhận định của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH: “Bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em là không thể chấp nhận, bằng mọi cách phải phòng ngừa, ngăn chặn và nghiêm trị. Tuy nhiên, đây là thực trạng không thể giảm thiểu trong một thời gian ngắn, trong ngày

một ngày hai, do nhiều nguyên nhân từ các vấn đề đạo đức và xã hội... Dự báo trong thời gian tới, số lượng thông tin, thông báo, tố cáo, tố giác về vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trong đó có xâm hại tình dục sẽ không giảm và thực tế đang tăng lên” [63].

Về sự cạnh tranh với truyền thông mạng xã hội

Mặc dù chưa được Việt Nam công nhận là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chính thống tuy nhiên mạng xã hội đã phát triển và có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội Việt Nam trong những năm gần đây. Với 62 triệu người tham gia, độ tuổi trải dài từ 13 đến hơn 65 tuổi [64], mạng xã hội trở thành phương tiện truyền thông “quyền lực” đồng thời là “đối thủ” cạnh tranh “đáng gờm” của các loại hình báo chí truyền thống trong đó có truyền hình. Phát biểu về sự cạnh tranh với mạng xã hội tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị

truyền thông xã hội “vượt mặt”, mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả” [64].

Trước những vấn đề đặt ra, truyền hình cần phải thay đổi để khẳng định vị thế của mình trong công tác truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em. Bởi, vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam vẫn là điểm nóng, thu hút sự chú ý của công luận trong thời gian tới.

Theo báo cáo của We Are Social and Hootsuite về các phương tiện truyền thông được người Việt sử dụng hiện nay thì tính đến tháng 1/2019, Việt Nam có 97% công chúng xem truyền hình, thời gian trung bình 2.31 giờ/người [71]. Sau khi xuất hiện ở Việt Nam, ngành truyền thông đón nhận thêm báo điện tử và mạng xã hội tuy nhiên cho đến nay, thị phần công chúng của truyền hình vẫn ở mức cao. Điều này chứng tỏ, truyền hình vẫn có đối tượng khán giả riêng. Xâm hại trẻ em luôn thu hút được sự quan tâm của xã hội vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng. Xâm hại trẻ em tiếp tục gia tăng khó lường sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội đặc biệt là các gia đình có trẻ em. Xâm hại trẻ em còn tồn tại thì xã hội còn quan tâm.

Chính vì vậy, đây sẽ là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Truyền hình Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả đồng thời thể hiện sự quyết liệt trong công tác đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)