2.2. Nội dung các chƣơng trình về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam
2.2.3 Thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của truyền hình Việt Nam
Việt Nam về vấn đề xâm hại trẻ em
Truyền hình Việt Nam giám sát và phản biện xã hội bằng cách liên tục đăng tải tin, bài về các sự việc xâm hại trẻ em đặc biệt là công tác xử lý các vấn đề về xâm hại trẻ em của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, truyền hình Việt Nam cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập về chính sách của Nhà nước áp dụng để xử lý các vấn đề về xâm hại trẻ em nảy sinh trong đời sống xã hội. Đây là quá trình thông tin hai chiều, động lực để xã hội phát triển.
Nhìn chung, cả 3 nguồn khảo sát đều có sự quan tâm đặc biệt đến chức năng giám sát và phản biện xã hội bằng việc phản ánh các vấn đề nóng về xâm hại trẻ em. Sự khác biệt trong phương thức thông tin của các nguồn làm nên sự đa dạng cho truyền hình Việt Nam khi thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em.
Quyết liệt, kiên trì trong việc phát hiện sự việc sai phạm, đi tìm nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong các sự việc xâm hại trẻ em là điều ấn tượng và đặc sắc nhất của Chuyển động 24h. Điều này này thể hiện đậm nét ở một số tác phẩm như: “Rào cản im lặng khi xảy ra bạo lực học đường” (Chuyển động
24h trưa, 01/12/2018), “Sán lợn đến từ đâu? Những ai phải chịu trách nhiệm” (Chuyển động 24h trưa, 16/03/2018)... Đây là dấu ấn thể hiện nghiệp vụ báo chí của phóng viên cũng như Chuyển động 24h khẳng định trách nhiệm và vị thế của kênh thời sự chính trị quốc gia tham gia đẩy lùi các vấn đề tiêu cực của xã hội.
Chào buổi tối thể hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội ở việc đăng tải thông tin và đặt các câu hỏi về trách nhiệm hoặc nguyên nhân trong nội dung bài viết. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng được mời để bàn luận về chính sách phản biện xã hội thông qua sự việc cụ thể. Tác giả sử dụng tác phẩm “Vì sao khó trừng trị những kẻ xâm hại trẻ em nam” phát sóng trong bản tin Chào buổi tối ngày 17/12/2018 để phân tích nhận định.
Mở đầu chương trình, MC Phan Anh giới thiệu về trường hợp nhiều học sinh nam bị dâm ô ở Phú Thọ và đặt câu hỏi : “... người ta có quyền thắc mắc tại sao một hiệu trưởng lại có thể “tự tung tự tác” ngang nhiên lạm dụng học sinh của mình suốt nhiều năm qua mà không ai tố giác. Hàng chục những nam sinh bị xâm hại đó, các em nghĩ gì, cảm thấy thế nào và vì sao những việc ngăn chặn những kẻ này lại khó tới như vậy?”. Chương trình đã mời chuyên gia Nguyễn Vân Anh, giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA để bàn về vấn đề này. Nội dung cuộc trò chuyện bàn về sự phổ biến của tình trạng xâm hại học sinh nam, nguyên nhân và giải pháp. Trong đó, khách mời nhấn mạnh một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh bị xâm hại nhiều lần, nhiều năm là sự hạn chế nhận thức của các thầy cô và dấu hiệu bao che hành vi dâm ô của thầy hiệu trưởng. Từ phân tích trên cho thấy tính phản biện thể hiện ở lời bình của người dẫn chương trình và ý kiến trả lời của khách mời về nguyên nhân dẫn đến sự việc xâm hại xảy ra dài là có dấu hiệu bao che. Đây là cách đóng góp ý kiến phản biện của Chào buổi tối đến cơ quan chức năng có trách nhiệm về sự việc trên cũng như các trường hợp tương tự về xâm hại trẻ em ở trường học.
Là cơ quan ngôn luận của Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH, Truyền hình Vì trẻ em tham gia giám sát và phản biện xã hội bằng việc đề nghị tăng cường chính sách bảo vệ trẻ em ở một số địa phương. Ví dụ: “Cần thêm ban bảo vệ trẻ em cấp xã”
(Truyền hình Vì trẻ em, 13/12/2018), “Nguy cơ mất an toàn từ những khu vui chơi cho trẻ em” (Truyền hình Vì trẻ em, 28/06/2018)...
2.2.4.Tạo lập và phản ánh dƣ luận xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em
Truyền hình Việt Nam tạo lập dư luận xã hội thông qua việc chọn lọc thông tin có tính cấp bách, nguy hiểm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người và có những nhân tố gây tranh luận rộng rãi. Cùng với đó là sử dụng có chủ đích học thuyết thuyết thiết lập các chương trình nghị sự về vấn đề xâm hại trẻ em.
Truyền hình Việt Nam tạo lập dư luận xã hội bằng việc phản ánh các sự việc nghiêm trọng và thiết lập các chương trình nghị sự
Có thể nói, hầu hết các tác phẩm về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam là những tác phẩm hội tụ đủ điều kiện để tác động dư luận xã hội. Thiết lập các chương trình nghị sự là cách làm thể hiện sự định hướng của cơ quan báo chí đối với công chúng trong việc hình thành dư luận về vấn đề xâm hại trẻ em. Đây là việc làm cần thiết nhằm hướng sự quan tâm của công chúng đến nội dung trọng tâm mà truyền hình muốn chuyển tải chứ không phải nội dung khác.
Xét về tổng thể: Mỗi tác phẩm về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam đều là kết quả của quá trình chọn lọc, biên tập của cơ quan báo chí với mục đích chuyển tải thông điệp phòng, chống xâm hại trẻ em. Việc làm có chủ đích này được gọi là thiết lập các chương trình nghị sự về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam.
Xét về mặt cụ thể: Đối với từng trường hợp xâm hại trẻ em, truyền hình Việt Nam op[có những thông điệp riêng tùy theo hành vi xâm hại. Việc thiết lập chương trình nghị sự thể hiện ở một sự việc được thông tin nhiều lần hoặc nhấn mạnh điểm tương đồng ở nhiều sự việc xâm hại trẻ em.
Truyền hình phản ánh dư luận xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em
Tác giả Quỳnh Nam trong bài báo “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” cho rằng: Việc phản ánh dư luận xã hội là “một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội” [16, tr. 6]. Như vậy, truyền hình Việt Nam phản ánh dư luận xã hội chính là kiểm chứng kết quả của việc tác động dư luận xã hội trước đó.
Mặt khác, phản ánh dư luận xã hội về các vấn đề xâm hại trẻ em là truyền hình Việt Nam thực hiện chức năng thông tin và thể hiện quan điểm của quan điểm của cơ quan báo chí về vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Để làm sáng tỏ quá trình tạo lập và phản ánh dư luận xã hội trên truyền hình Việt Nam, tác giả phân tích trường hợp điển hình sự việc cháu bé 4 tuổi bị ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Viện phó VKSND thành phố Đà Nẵng dâm ô trong thang máy chung cư tại TPHCM ngày 02/04/2019 vừa qua.
Tạo lập dư luận: Ngay sau khi sự việc xảy ra thì truyền hình Việt Nam đã dành 12 tác phẩm đề cập về vấn đề này với nội dung phản ánh sự chậm trễ của các cơ quan chức năng trong việc xử lý hành vi dâm ô của ông Nguyễn Hữu Linh.
Dưluận lên tiếng và hành động: Trước sự việc các cơ quan chức năng chậm trễ xử lý vụ việc, cộng đồng thể hiện thái độ bức xúc, nhiều người đã đến nhà ông Nguyễn Hữu Linh ở Đà Nẵng để thể hiện sự bức xúc của mình bằng việc ném sơn và chất bẩn vào nhà ông Linh.
Truyền hình phản ánh dư luận: Quan điểm và hành động thể hiện thái độ phẫn nộ của người dân được truyền hình Việt Nam đưa tin kịp thời và đầy đủ.
Kết quả giải quyết: Sau 19 ngày dư luận xã hội lên tiếng, ngày 21/4, ông Nguyễn Hữu Linh, Nguyên Viện phó VKSND thành phố Đà Nẵng đã bị cơ quan cảnh sát điều tra công an quận 4, TPHCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Như vậy, những kết quả trên cho thấy, vấn đề xâm hại trẻ em được truyền hình Việt Nam cập nhật nhanh chóng, chính xác. Thông tin tư vấn, chỉ dẫn đúng bối cảnh, thời điểm và công tác giám sát, phát hiện sai phạm về vấn đề xâm hại trẻ em được quan tâm đặc biệt. Những kết quả này thể hiện vai trò, trách nhiệm của truyền hình Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh vì sự tiến bộ của cộng đồng.
2.3. Hình thức thể hiện tác phẩm 2.3.1.Hình ảnh, âm thanh 2.3.1.Hình ảnh, âm thanh
Hình ảnh, âm thanh và chữ viết là ba chất liệu ngôn ngữ tạo nên lợi thế của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Lợi thế này là công cụ hữu hiệu để
truyền hình chuyển tải thông điệp về phòng, chống xâm hại trẻ em đến với công chúng nhanh chóng và hiệu quả.
- Hình ảnh
Trong thời gian khảo sát từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019, tác giả có một số nhận định về hình ảnh của các tác phẩm xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay.
Trước hết, hình ảnh về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay đã đảm bảo các tiêu chí phát sóng chuẩn full HD, chất lượng hình ảnh tốt, rõ ràng sắc nét, hình ảnh mang giá trị thông tin cao.
Thứ hai, những hình ảnh trên truyền hình là những hình ảnh chân thực phản ánh sự việc có thật, bối cảnh có thật và nhân vật có thật. Có nhiều cách để khán giả kiểm chứng độ chân thực về hình ảnh của tác phẩm truyền hình thông qua địa danh, địa điểm, khung cảnh làng quê, thị trấn… Những thông tin trên hình ảnh góp phần khẳng định tính chân thực khách quan của truyền hình.
Thứ ba, hình ảnh về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam được tạo dựng chân thực. Mặc dù là tác phẩm được xây dựng trên nền tảng kể lại câu chuyện bị xâm hại của nạn nhân nhưng các hình ảnh trên truyền hình Việt Nam được tái hiện chân thực, không có sự can thiệp của yếu tố dàn dựng để cho tình trạng trở nên thảm thiết hơn. Hầu hết các tác phẩm ghi lại hình ảnh sinh hoạt đời thường của nạn nhân và gia đình nạn nhân. Đây là yếu tố nhân văn của người làm truyền hình về xâm hại trẻ em. Là người thực hiện nhiều phóng sự về xâm hại trẻ em, phóng viên Nguyễn Ly cho biết : “Chúng tôi không dàn dựng bối cảnh tuy nhiên, để tác phẩm có nhiều chi tiết đắt, quay phim phải bấm máy thật nhanh những khoảnh khắc thể hiện cảm xúc của nhân vật qua bàn tay, dáng ngồi, giọt nước mắt… (Phỏng vấn sâu, phóng viên Nguyễn Ly, Chào buổi tối).
Thứ tư, tính nghệ thuật và ấn tượng về hình ảnh xâm hại trẻ em được thể hiện ở góc quay đẹp, hình ảnh toát lên nhiều giá trị về thẩm mỹ, tư tưởng và cảm xúc. Những hình ảnh mang tính nghệ thuật thường thấy trong các tác phẩm về xâm hại trẻ em là các góc quay thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nạn nhân. Chẳng hạn tác phẩm : “Bảo vệ trẻ tố bị xâm hại như thế nào?”(Chuyển động 24h trưa,
22/01/2018). Tính nghệ thuật thể hiện qua bóng nhân vật hắt lên tường thể hiện sự lẻ loi, cô độc khi bị xâm hại nhiều lần mà không dám nói; kết bài là hình ảnh nhân vật dâng hoa sen lên tượng Phật và đàn chim tung cánh ở sân chùa kèm lời phỏng vấn lồng ghép nhiều ý nghĩa: “Em đã cảm thấy thanh thản hơn và không còn nuôi ý định trả thù...” (Chuyển động 24h trưa, 22/01/2018).
Kỹ thuật xây dựng nội dung hình ảnh về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam được thực hiện khéo léo, tinh tế và thành thục. Giữ kín danh tính nạn nhân khi phản ánh về vấn đề xâm hại là yếu tố bắt buộc của truyền hình. Chính vì vậy, để xây dựng một tác phẩm truyền hình hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bí mật danh tính nạn nhân thì đội ngũ sản xuất chương trình phải dùng đến các kỹ thuật, thủ pháp nghệ thuật của truyền hình. Điều đó thể hiện ở các góc quay toàn cảnh, cận cảnh, đặc tả, kỹ thuật ngược sáng, chồng mờ và nhiều sáng tạo nghệ thuật khác … Ví dụ tác phẩm: “Phá bỏ sự im lặng” (Truyền hình Vì trẻ em ngày 26/04/2018) thể hiện thủ thuật ánh sáng và màu sắc để thể hiện nội dung câu chuyện. Mẹ nạn nhân kể câu chuyện trong bóng tối đối lập với ánh sáng chói chang ngoài sân, cận ánh mắt mẹ nạn nhân, gam màu trắng đen được sử dụng cho hình ảnh ngôi nhà thủ phạm với dụng ý tái hiện thời gian, địa điểm xảy ra vụ hiếp dâm. Hình ảnh hàng cây đung đưa khi trời nổi gió giữa khung cảnh ảm đạm mang có giá trị biểu đạt nghệ thuật rất cao…
- Âm thanh
Bên cạnh hình ảnh, âm thanh là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công, sống động của một tác phẩm truyền hình hiện đại trong đó có nội dung về xâm hại trẻ em. Âm thanh bao gồm: Lời bình, tiếng động và âm nhạc.
Âm thanh trong các tác phẩm về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phát sóng. Lời bình thể hiện phù hợp với nội dung sự việc, âm nhạc được kết hợp khéo léo đảm bảo độ tinh tế cho tác phẩm.
Âm thanh của các tác phẩm về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam được thể hiện chân thực. Cùng với hình ảnh, âm thanh là công cụ kiểm chứng độ chân thực của thông tin trên truyền hình qua âm thanh của bối cảnh, âm thanh của nhân vật hay còn được gọi là tiếng động hiện trường. Ví dụ về tính chân thực của âm thanh trên truyền hình Việt Nam qua tác phẩm “ ” trong
chuỗi phóng sự điều tra của Chuyển động 24h về vấn đề thầy hiệu trưởng dâm ô học sinh nam ở Phú Thọ vào tháng 12/2018. Tác phẩm đã ghi lại toàn bộ lời tâm sự của các nam sinh từng bị thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My xâm hại tình dục và lời kể của nạn nhân quyết định mạch câu chuyện, những nội dung khác có nhiệm vụ kiểm chứng cho lời kể của nạn nhân. Ở tác phẩm này, âm thanh có giá trị kiểm chứng độ chân thực và có giá trị pháp lý. Sau khi phóng sự phát sóng thì cơ quan chức năng đã điều tra và bắt tạm giam ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng trường Trường PTDT nội trú - THCS huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Đây là tác phẩm hiếm của truyền hình Việt Nam thời gian qua gây tiếng vang lớn trong dư luận. Để có được thành công này, nhóm phóng viên đã sử dụng camera giấu kín để ghi hình và thực hiện rất nhiều kỹ năng để hoàn thành tác phẩm. “Để ghi lại được lời kể của nạn nhân, chúng tôi vừa ghi hình bí mật lại vừa sử dụng kỹ năng tâm lý để gợi chuyện, tạo độ tin cậy để các em tin tưởng và tâm sự về bí mật của mình. Trong những trường hợp này, chúng tôi chấp nhận có những khuôn hình chưa đẹp, chưa chuẩn để thể hiện được trọn vẹn nhất giá trị âm thanh của tác phẩm tức là lời khai của nạn nhân”. (Phỏng vấn sâu, quay phim Lê Phức, Chuyển động 24h).
Âm thanh trên truyền hình Việt Nam về vấn đề xâm hại trẻ em được thể hiện sống động và hấp dẫn, tái hiện nhiều vấn đề của đời sống xã hội qua âm thanh của con người, âm thanh của lao động và có đôi lúc âm thanh là sự lặng im. Sự sống động, phong phú của âm thanh trên truyền hình Việt Nam có được là do sự đa dạng về nội dung thể hiện.
Có thể nói trong mỗi chương trình truyền hình, hình ảnh tạo tính chân thực, âm thanh tạo sự sinh động còn âm nhạc bổ trợ cảm xúc. Âm nhạc được sử dụng trong các tác phẩm về xâm hại trẻ em là chất liệu tạo cảm xúc. Âm nhạc làm nền