1.1. Vấn đề xâm hại trẻ em trong xã hội hiện đại
1.1.2. Vấn đề xâm hại trẻ e mở Việt Nam hiện nay
Thể hiện khái quát vấn đề xâm hại trẻ em trên thực tế là việc làm cần thiết và quan trọng trong luận văn này. Bởi vì bối cảnh xâm hại trẻ em trong thực tế không chỉ là cơ sở để truyền hình phản ánh mà còn là hệ quy chiếu đánh giá kết quả của truyền hình trong nỗ lực truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em. Nội dung này, tác giả đề cập đến tình hình xâm hại trẻ em, hậu quả và nguyên nhân của các sự việc xâm hại trẻ em.
Trong những năm gần đây, xâm hại trẻ em không chỉ gia tăng về số vụ việc, số nạn nhân mà còn gia tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Có những vụ án vi phạm nghiêm trọng giá trị đạo đức, khó có thể chấp nhận được ở xã hội ngày nay.
Số lượng sự việc xâm hại trẻ em luôn ở mức cao
Hơn 10 năm (2006 – 2018), Việt Nam có 23.400 trẻ em bị xâm hại theo thống kê từ những vụ việc bị phát hiện. Mỗi năm, Việt Nam có gần 2 nghìn trẻ em mới bị xâm hại trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60% như biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 1.1: Số lượng trung bình trẻ em Việt Nam bị xâm hại từ năm 2006 – 2018 [61] [52] [53] [44] [67]
Biểu đồ cho thấy có sự gia tăng đột biến về trẻ em bị xâm hại tình dục ở giai đoạn 2006 – 2015 từ 31% lên 76% và có sự tăng giảm nhẹ ở giai đoạn tiếp theo tuy nhiên hơn 1200 trẻ bị xâm hại tình dục/năm là con số khó chấp nhận ở xã hội hiện tại. Bởi vậy, xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục cần được giảm thiểu số trẻ em bị xâm hại mới và xử lý các vụ việc xâm hại cũ còn tồn đọng về pháp lý cũng như hồi phục tinh thần, sức khỏe cho trẻ em.
Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy rằng con số gần 2000 vụ/ năm không chỉ dành cho khu vực trẻ em bị xâm hại nói chung mà đây là con số biểu hiện với nhiều thương tích trẻ em ở các khu vực khác. Cụ thể như: Trung bình mỗi năm, tại Việt Nam xảy ra gần 2.000 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) [50]. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em Việt Nam với 2.000 trẻ em/năm. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em thiệt mạng do tai nạn giao thông,
1685 2000 1724 1642 1669 543 1299 1211 1397 1269 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 -2010 2011 - 2015 2016 2017 2018
Số lƣợng trẻ em Việt Nam bị xâm hại
Số trẻ em bị xâm hại trung bình một năm (người)
Hành vi xâm hại trẻ em có tính chất nguy hiểm và hung ác
Chôn sống, giết, ném con, đánh con thương tích 24%, hiếp dâm con ruột, cháu ruột ... là những hành vi được phát hiện nhiều trong những năm gần đây bên cạnh các hành vi xâm hại trẻ em truyền thống là đánh, tát, mắng, bỏ rơi trẻ em... Hậu quả của các hành vi này là trẻ bị thương nặng hoặc tử vong. Những hành vi này cho thấy sự hung ác của đối tượng và rất cần sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng để giảm thiểu thương tích cho trẻ em.
Những liệt kê trên cho thấy cuộc sống an toàn của trẻ em Việt Nam đang bị đe dọa. Gia đình, nhà trường, xã hội đều tiềm ẩn những nguy cơ gây xâm hại với trẻ
Trẻ em là đối tượng còn non nớt về thể chất và tinh thần, vì vậy sức chịu đựng, phản kháng, đối phó của các em khi gặp các trường hợp xâm hại hầu như không có. Hậu quả của xâm hại trẻ em để lại tổn thương nặng nề gấp nhiều lần so với hành vi xâm hại người lớn. Nếu sự việc không sớm được phát hiện, ngăn chặn và có cách xử lý đúng đắn, kịp thời thì hành vi xâm hại sẽ gây hậu quả khó lường cho bản thân nạn nhân cũng như xã hội. Các tổn thương về thể chất để lại nỗi đau,sợ hãi và bệnh tật... [44] [43], tổn thương tinh thần khó nhận biết nhưng tác động tiêu cực đến hiện tại và tương lai [57]. Xâm hại trẻ em để lại ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội đó là tâm lý hoang mang, lo lắng về tính nguy hiểm của xâm hại trẻ em. Các hành vi xâm hại về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em đó là việc bạo hành, làm nhục có thể khiến trẻ trở nên mất lòng tự trọng. Gs Nguyễn Viết Thiêm, Phó chủ tịch Hội Tâm thần Học Việt Nam nhấn mạnh: “Trẻ sẵn sàng không tôn trọng người khác nơi công cộng, có những hành vi mà người có lòng tự trọng không bao giờ làm. Trẻ cũng trở nên vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác” [68].
Xâm hại trẻ em không chỉ làm đau đớn về thể chất, tinh thần nạn nhân mà nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, tương lai của nạn nhân. Những sự việc này sẽ được lặp lại ở các thế hệ tiếp theo nếu hành vi xâm hại trẻ em không loại bỏ kịp thời và hiệu quả.
Xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại và loại bỏ các nguy cơ dẫn đến nguyên nhân này là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân và cách sắp xếp nguyên nhân xâm hại trẻ em. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xếp nguyên nhân xâm hại trẻ em thành 4 nhóm: Xã hội, gia đình, nhà trường và bản thân các em. Đây là những nhân tố quan trọng để tạo cho trẻ em môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Thứ nhất nhóm nguyên nhân xã hội: Pháp luật Việt Nam lỏng lẻo về chính sách lẫn người thực thi pháp luật chưa nghiêm là nguyên nhân xã hội đầu tiên dẫn đến tính răn đe pháp luật ở Việt Nam chưa cao, gia tăng đối tượng xâm hại. Công tác quản lý và an sinh xã hội thiếu đồng bộ nên trẻ em không được đảm bảo an toàn từ trung ương đến địa phương. Công tác truyền thông cộng đồng yếu kém dẫn đến dân trí của cộng đồng về xâm hại trẻ em thấp và đây là hệ quả tất yếu của hành vi xâm hại trẻ em. Trẻ em là nạn nhân của quan niệm nuôi con lạc hậu của xã hội cũ, nhiều trẻ em bị dạy dỗ bằng bạo lực, bỏ bê y tế. Đạo đức xã hội xuống cấp là nguyên nhân xảy ra xâm hại tình dục trẻ em ở nhiều nơi, nhiều vụ việc bị cộng đồng thờ ơ, không tố cáo...
Thứ hai, nhóm nguyên nhân gia đình: Có nhiều yếu tố từ phía gia đình là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi xâm hại trẻ em. Đó là: Kinh tế gia đình nghèo đói khiến nhiều cha mẹ bỏ bê giám sát trẻ. Cha mẹ không có kiến thức
đầy đủ và khoa học để dạy con thoát khỏi các tình huống xấu. Đạo đức gia đình xuống cấp, mâu thuẫn gia đình khiến trẻ em trở thành nạn nhân vô tội.
Thứ ba, nhóm nguyên nhân trường học: Học sinh là nạn nhân của áp lực thành tích của thầy cô giáo. Thầy cô không được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng xử với học sinh dẫn đến nhiều hành vi đi quá chuẩn mực cho phép. Giá trị đạo đức
của một số thầy cô xuống cấp dẫn đến các hành vi lệch chuẩn với học sinh đặc biệt là thầy giáo xâm hại tình dục học sinh. Đời sống kinh tế của giáo viên còn thấp, khối lượng công việc nhiều cũng là nguyên nhân tạo áp lực cho các thầy cô dẫn đến mất kiểm soát hành vi đặc biệt là giáo viên khối mầm non.
Thứ tư: Nhóm nguyên nhân từ phía trẻ em: Trẻ em Việt Nam thiếu hiểu biết,
kiến thức, kỹ năng nhận diện các tình huống, nguy cơ gây tổn thương để phòng tránh và tố cáo hành vi xâm hại. Nhóm nguyên nhân này phải được gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục cho các em.
Như vậy, 4 yếu tố trên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em gia tăng về số lượng lẫn tính chất phức tạp, nguy hiểm của sự việc. Thực trạng xâm hại trẻ em sẽ được thay đổi nếu như các nhóm nguyên nhân này được hạn chế và loại trừ. Đây cũng là cơ hội và thử thách của báo chí Việt Nam trong việc ngăn ngừa tình trạng xâm hại trẻ em.