Tiêu đề (title) của các tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 66)

2.3. Hình thức thể hiện tác phẩm

2.3.2. Tiêu đề (title) của các tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em

Trong các tác phẩm về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam, title thường xuất hiện ở phần đầu mang tính chất thông báo nội dung tác phẩm. Theo tiêu chí về title của tác giả Vũ Quang Hào trong giáo trình Ngôn ngữ báo chí thì title của các tác phẩm trên truyền hình Việt Nam chủ yếu là đầu đề hỗn hợp “vừa cung cấp thông tin, vừa gợi trí tò mò” [8, tr.60]. Truyền hình Việt Nam thường sử dụng các con số trong title để gây ấn tượng mạnh với khán giả. Ví dụ : “Hiếp dâm bất thành, yêu râu xanh vác dao chém chết 4 người” (Chào buổi tối, 07/05/2018), “Học sinh phải liếm nhà vệ sinh 12 lần vì quên làm bài tập” (Chào buổi tối, 30/11/2018), “231 cái tát cho ngành giáo dục” (Chuyển động 24h, 1/12/2018)… Nhìn chung, cách sử dụng title của 3 đơn vị khảo sát tương đối giống nhau vì cùng thể hiện nội dung tác phẩm tuy nhiên, do phong cách khác nhau của từng đơn vị nên cách đặt title có phần khác nhau. Truyền hình Vì trẻ em mang đặc trưng của chương trình chuyên đề, phổ biến chính sách về chăm sóc và bảo vệ trẻ em nên title được thể hiện trong tác phẩm hướng đến giải pháp, nhiều phóng sự, title mang ngôn ngữ văn học. Ví dụ như tác phẩm :“Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trẻ em bị xâm hại tình dục” (Truyền hình Vì trẻ em, 21/03/2019), “Phòng chống xâm hại tình dục trong gia đình” (Truyền hình Vì trẻ em, 02/05/2019), “Tai nạn bom mìn – nỗi đau thời bình”(Truyền hình Vì trẻ em, 23/08/2019)…

2.3.3.Ngƣời dẫn chƣơng trình

Người dẫn chương trình ở 3 nguồn khảo sát đều đáp ứng những tiêu chí chung của người dẫn chương trình truyền hình. Có thể nói, trong các nội dung về vấn đề xâm hại trẻ em, người dẫn chương trình đóng góp 30% hiệu quả của quá trình truyền thông. Sở dĩ trong các chương trình khảo sát, trách nhiệm của MC đã vượt xa vai trò của người giới thiệu nội dung như truyền hình truyền thống. Ở đây, vai trò của MC đã nâng lên tầm cao mới là tham gia sự kiện cùng khán giả, dẫn dắt, kết nối, tổng hợp và bình luận chương trình. Dấu ấn thể hiện rõ nhất ở Chuyển động

24h, sau đó đến Chào buổi tối. Người dẫn chương trình của Truyền hình Vì trẻ em chủ yếu là làm nhiệm vụ giới thiệu chương trình.

2.3.4.Khung giờ phát sóng

Khung giờ phát sóng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chương trình truyền hình. Nó không chỉ biểu hiện sự quan tâm cơ quan báo chí đối với chương trình mà còn quyết định số lượng khán giả tiếp cận chương trình.

Chuyển động 24h có hai khung giờ phát sóng hàng ngày là: 11h15 – 12h trưa và 18h30- 19h. Chào buổi tối có khung giờ phát sóng hàng ngày là: 18h -18h30. Truyền hình Vì trẻ em có khung giờ phát sóng hàng tuần là: 16h15 – 16h30

Khung giờ phát sóng của VTC 14 và VTV 24 đều là hai khung giờ vàng vì đây là khung giờ nghỉ ngơi, thư giãn của nhiều gia đình. Khán giả sẽ có thời gian để theo dõi các bản tin. Hơn nữa, hai bản tin phát sóng trước giờ phát sóng của bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam và bản tin thời sự của VTC 1 sẽ có lợi thế cập nhật thông tin mới cho khán giả. Truyền hình Vì trẻ em phát sóng lúc 16h15 thứ 5 hàng tuần. Khung giờ này không thuận lợi để thu hút khán giả bởi đây là khung giờ lao động của nhiều người, khán giả sẽ không có thời gian để theo dõi chương trình.

2.4. Đánh giá thành công và hạn chế 2.4.1.Về thành công

Hơn 1500 tác phẩm về xâm hại trẻ em được phát sóng trong thời gian 1,5 năm qua cho thấy sự quan tâm đặc biệt của ngành truyền hình đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đây cũng hành động cụ thể để các cơ quan truyền hình thể hiện trách nhiệm và tính chính thống của cơ quan truyền hình quốc gia tham gia các vấn đề lớn của xã hội. Tác giả điểm lại một số thành công của truyền hình Việt Nam thời gian qua:

Thứ nhất, truyền hình Việt Nam thực hiện đầy đủ 4 chức năng của báo chí

trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Điều này tạo mang lại cho truyền hình Việt Nam sự đa dạng, tổng thể về thông tin từ sự việc xâm hại đến kiến thức, kỹ năng, biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới. Thông tin được cập nhật nhanh chóng, đa dạng, phong phú ở hai bản tin Chuyển động 24h và Chào buổi tối mang đến cho khán giả những tin tức thời sự nóng hổi và kịp thời. Cùng với đó, chương trình chuyên biệt về trẻ em nên thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em được thể hiện đậm đặc trên khung phát sóng của Truyền hình Vì trẻ em. Điều này tạo ra sự thường xuyên, liên tục trong quá trình truyền thông về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Thông qua các mô hình điển hình về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, truyền hình Vì trẻ em đã góp phần khuyến khích cộng đồng nhân rộng các mô hình tiên tiến này. Một số mô hình như: Câu lạc bộ phòng chống xâm hại trẻ em tại Na Rì, Bắc Kạn; lớp học dạy bơi cộng đồng tại Đồng Tháp, ...

Từ góc nhìn của đại diện tổ chức xã hội về quyền trẻ em, bà Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Truyền hình Việt Nam đã đưa tin, phản ánh rất kịp thời và tạo được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành. Điều rất quan trọng là khi các kênh của truyền hình Việt Nam phản ánh thì chính quyền địa phương cũng đã vào cuộc và xử lý rất kịp thời các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em cũng như có hoạt động để hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em cũng như gia đình của các em” (Phỏng vấn sâu, bà Nguyễn Thị Nga, Cục phó Cục Trẻ em, Bộ LĐTB & XH).

- Thứ hai, truyền hình Việt Nam có nhiều tác phẩm khai thác đề tài hay, tiếp cận nội dung ở góc độ mới, sử dụng nhiều phỏng vấn của nhân chứng, chuyên gia…tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, và xác thực, khách quan cho thông tin. Nhiều tác phẩm có đề tài hay, cách tiếp cận đề tài rất độc đáo, để lại ấn tượng với khán giả như: “Sự im lặng đáng sợ”, (Chuyển động 24h, 9/6/2018), “Im lặng hay lên tiếng”, (Chuyển động 24h, 19/6/2018), “Rào cản im lặng khi xảy ra bạo lực học đường”

(Chuyển động 24h, 1/12/2018), “Vì sao tôi phải dạy con biết “cãi”?” (Chào buổi tối, 28/11/2018) , “Dấu hiệu phát hiện trẻ bị xâm hại” (Truyền hình Vì trẻ em, 23/8/2018)…

Chuyển động 24h có nhiều chương trình được sản xuất tại hiện trường nên thông tin phản ánh khách quan, sinh động. Nhiều sự việc được phản ánh thể hiện tính quyết liệt, can đảm và không ngại khó khăn của đội ngũ thực hiện chương trình đặc biệt trong quá trình tác nghiệp đi tìm nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị gây ra hành vi xâm hại trẻ em. Đây là điểm nổi bật nhất của Chuyển động 24h so với các nguồn khảo sát khác trong công tác truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em.

- Thứ ba, truyền hình Việt Nam đã tác động đến nhận thức người dân. Vấn đề xâm hại trẻ em được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã phần nào tạo lập được nhận thức của người dân thể hiện bằng các hành vi cụ thể: Quan tâm giám sát trẻ em, giáo dục con nhiều bài học về kỹ năng…

- Thứ tư, truyền hình đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, đạo đức báo chí về việc khai thác nội dung có trẻ em trên truyền hình Việt Nam. Điều này được thể hiện ở việc tạo dựng câu chuyện có thật, khai thác chi tiết nhân văn, không có thái độ miệt thị trẻ em khi tác nghiệp hoặc phát sóng.

- Thứ năm, thể hiện tác phẩm sinh động, phong phú là ưu điểm về hình thức của truyền hình Việt Nam. Đó là các ưu điểm trong việc sử dụng linh hoạt, đa dạng thể loại; khéo léo trong việc thể hiện hình ảnh, âm thanh, tiếng động, âm nhạc và lời bình… Những yếu tố này giúp tác phẩm về xâm hại trẻ em trở nên sinh động và ấn tượng. Luận văn đã làm rõ các yếu tố này ở phần thực trạng về hình thức thông tin của truyền hình.

Bên cạnh đó, hình ảnh trẻ em về vấn đề xâm hại trên truyền hình đảm bảo thực hiện đúng công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989) và Luật trẻ em (2016) là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ nên việc đảm bảo thông tin cá nhân cho trẻ em bị xâm hại được tuân thủ nghiêm ngặt. Hình ảnh của nạn nhân, gia đình nạn nhân bị xâm hại tình dục trên truyền hình được cân nhắc đảm bảo bí mật, không để lộ danh tính. Là người thực hiện nhiều cảnh quay về trẻ em, quay phim Bá Lập chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm rằng: Nếu để lộ ra hình ảnh rõ nét sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và gia đình như: bạn bè xa lánh, trêu chọc, xúc phạm… khiến trẻ không tự tin, sống khép mình .... và có thể dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cẩn trọng trong các hình ảnh về trẻ em”. (Phỏng vấn sâu, quay phim Bá Lập, Truyền hình Vì Trẻ em).

Có thể nói, những thành công trên đã tạo ra diện mạo mới cho truyền hình Việt Nam trong công tác truyền thông về vấn đề xâm hại trẻ em trong bối cảnh thực tế xã hội cấp bách như hiện nay. Có gần 30 năm kinh nghiệm tác nghiệp báo chí, truyền hình về trẻ em, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh cho rằng: “Truyền hình về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam thời gian qua đã có sự thay đổi tích cực qua các thập kỷ qua. Đó là: Nhận thức về quyền trẻ em trên truyền hình được nâng cao. Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của nhà báo về vấn đề xâm hại trẻ em được nâng cao. Thay đổi trong quan điểm nhận thức và chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông trong việc sử dụng hình ảnh trẻ em và cân nhắc đến lợi ích của trẻ em khi xuất hiện trên truyền thông” (Phỏng vấn sâu, PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh, Hv Báo chí Tuyên truyền).

Nguyên nhân thành công

Thành tựu nổi bật của Chào buổi tối, Chuyển động 24h và Truyền hình Vì trẻ em về công tác truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em trước hết là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Đây là chính sách xuyên suốt và đồng thời là cơ sở pháp lý để các cơ quan báo chí, truyền hình được tự do hoạt động, thông tin về các vấn đề liên quan đến xâm hại trẻ em.

Lãnh đạo các đài truyền hình, đơn vị sản xuất chương trình truyền hình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều thời lượng để phát sóng các chương trình về vấn đề xâm hại trẻ em. Thể hiện trách nhiệm xã hội của những người làm truyền hình trong công tác đẩy lùi các tệ nạn của xã hội đặc biệt là nạn xâm hại trẻ em.

Nhà báo Lê Bình, người có nhiều đóng góp cho sự ra đời và phát triển những năm đầu của Chuyển động 24h, khẳng định: Khác với các chương trình thời sự khác, Chuyển động 24h ra đời gắn liền với tiêu chí “dân sinh”, phản ánh các sự kiện xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, vấn đề người dân quan tâm, chưa cảm thấy hài lòng, còn bức xúc [47]. Điều này được thể hiện trong tinh thần sáng tạo báo chí của nhiều phóng viên: “Tôi là nhà báo, trách nhiệm của nhà báo là phản ánh sự thật. Dù sự thật là gì cũng cần được phơi bày ra ánh sáng. Với những đề tài khác về xâm hại trẻ em, tôi cũng sẽ theo đuổi đến cùng” (Phỏng vấn sâu, pv Anh Tuấn, Chuyển động 24h). Chính vì thế, cho đến nay, Chuyển động 24h vẫn đang đi đúng với với mục tiêu ban đầu và đó là lý giải cho những thành công của Chuyển động 24h trong công tác phản ánh đời sống dân sinh trong đó xâm hại trẻ em là vấn đề nóng nhất hiện nay.

Chào buổi tối là một sản phẩm của VTC 14 – Kênh truyền hình chuyên biệt về môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng. Lý giải sự quan tâm của Chào buổi tối đối với vấn đề xâm hại trẻ em, ông Nguyễn Anh Dũng, Tổ chức sản xuất bản tin cho biết: “Chào buổi tối là chương trình tin tức hướng tới gia đình, với đối tượng khán giả chính là chị em phụ nữ. Mọi vấn đề, tin tức đều được nhìn dưới góc độ tác động tới gia đình như thế nào. Thời gian qua, xâm hại trẻ em là 1 trong những vấn đề gây bức xúc trong xã hội và diễn ra với tần suất liên tục, do đó, Chào buổi tối cũng tham gia phản ánh về nội dung này trong các chương trình hàng ngày với thời lượng dài và số lượng tin bài nhiều hơn bình thường” (Phỏng vấn sâu, nhà báo Nguyễn Anh Dũng, Tổ chức sản xuất Chào buổi tối).

Giải thích lý do chức năng giáo dục được thể hiện nổi bật hơn các chức năng khác trong nội dung phát sóng của Truyền hình Vì Trẻ em, bà Trần Kim Lê cho rằng: “Chúng ta nên tăng cường truyền thông tích cực về vấn đề xâm hại trẻ em.

Truyền thông tích cực sẽ tác động những điều tốt đẹp đến khán giả mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Truyền thông tiêu cực gây ám ảnh tâm lý, xử lý không tốt lại thành xâm hại trẻ em thêm lần nữa trên truyền hình. Chúng ta thực hiện truyền thông tích cực bằng cách chú trọng các chương trình phòng, ngừa, xây dựng ý thức kỹ năng bảo vệ trẻ em; hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ để trẻ trở thành các công dân tích cực của xã hội” (Phỏng vấn sâu, bà Trần Kim Lê, PGĐ trung tâm Truyền hình Vì trẻ em).

2.4.2.Về những hạn chế

Những thành công của truyền hình Việt Nam đã đóng góp tích cực trong công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, tác giả nhận thấy truyền hình Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế này, tác giả nhận xét dựa trên chức năng, vai trò của truyền hình trong công tác thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em so với tình hình thực tế.

Những hạn chế về nội dung

- Chức năng thông tin về các sự việc xâm hại trẻ em trên truyền hình chƣa khái quát đúng tình hình thực tế

Truyền hình Việt Nam chưa phản đúng tỉ lệ so với thực tế

So sánh với thực tế, truyền hình Việt Nam thời gian qua, thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em chưa phản ánh đúng đại diện thực tế về tỉ lệ các loại hình xâm hại cũng như các hành vi vi phạm ở từng loại hình.

Thứ nhất: Về nội dung các hành vi xâm hại trẻ em mới chỉ tập trung ở một số vụ việc nổi cộm, dễ nhìn thấy chứ chưa có sự bao quát sang các sự việc khác. Sự thiếu hụt này làm cho người dân thiếu kiến thức nhận diện các hành vi xâm hại trẻ em dẫn đến có những hành động làm tổn thương trẻ em. Quan trọng hơn, nếu những trường hợp xâm hại này không được truyền hình quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến tâm lý chung của xã hội là không quan trọng hóa những tổn thương của trẻ em ở các trường hợp này. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ quan điểm ưu tiên mức độ khẩn cấp về vấn đề xâm hại trẻ em của các cơ quan báo chí. Những sự việc về xâm

hại trẻ em được phản ánh trên truyền hình Việt Nam có đặc điểm chung là đều có tổn thương rất nặng về mặt thể chất, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Thứ hai: Số lượng và tính chất của tác phẩm trên truyền hình Việt Nam chưa biểu thị hết sự nguy hiểm của vấn đề xâm hại tình dục trên thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)