3.2. Một số kiến nghị trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống
3.2.1. xuất đối với cơ quan báo chí
Mặc dù chống xâm hại trẻ em là mục tiêu truyền thông chiến lược của Đảng, Nhà nước giao phó cho các cơ quan báo chí trong đó có truyền hình tuy nhiên chiến lược này thực hiện đến đâu? Phương pháp thực hiện như thế nào? Thực hiện có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào quyết định của người đứng đầu cơ quan báo chí.
- Đề cao nội dung tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em trong chiến lƣợc thông tin của cơ quan báo chí trong đó có truyền hình
Để các chương trình phòng chống xâm hại trẻ em thực sự phát huy hiệu quả thì ban lãnh đạo cần xác định tầm quan trọng của nội dung này, coi nội dung này là một trong các nội dung chiến lược trong kế hoạch phát triển thông tin của cơ quan báo chí. Đây là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong “Quyết định phê duyệt chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020” của thủ tướng chính phủ. Nội dung cụ thể quy định tại điều 2, mục 7,8 như sau: “...
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác nâng cao chất lượng và bố trí tin, bài, chuyên đề, thời lượng, thời gian quảng bá phù hợp cho các kênh, chương trình, nội dung về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em” [37]. Từ chiến lược trọng tâm, các phòng ban lên kế hoạch sắp sản xuất tin bài liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em. Việc làm này vừa tạo điều kiện để cơ quan báo chí chủ động đề tài, chủ động thông điệp tuyên truyền theo định kỳ chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của các sự việc.
- Phân công nhân sự theo đúng năng lực chuyên môn
Phân công đúng người, đúng việc theo năng lực để tham gia sản xuất các tin bài về xâm hại trẻ em cũng là việc làm cần thiết để nội dung xâm hại trẻ em trên
truyền hình Việt Nam được phát huy hiệu quả. Mỗi phóng viên biên tập, quay phim, dựng phim đều có lợi thế và khả năng riêng trong hoạt động sáng tạo báo chí. Kiến thức và khả năng của mỗi người sẽ được vận dụng tốt nhất khi làm các đề tài sở trường của mình. Chính vì vậy, muốn phát triển được nội dung xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam, lãnh đạo cần phải quan sát năng lực của phóng viên để phân công công việc phù hợp.
- Tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về khai thác đề tài xâm hại trẻ em
Xâm hại trẻ em là mảng đề tài liên quan đến nhiều kiến thức chuyên ngành khác nhau, kỹ năng khác nhau nên các cơ quan báo chí cần phải tổ chức các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm khi tác nghiệp về các vấn đề xâm hại trẻ em. Việc làm này trang bị cho đội ngũ phóng viên kiến thức, kỹ năng và sự tự tin khi tiếp cận với trẻ em đặc biệt là các nạn nhân và gia đình của vụ xâm hại để thu được kết quả thông tin nhiều nhất, chuyển tải đến khán giả truyền hình.
Công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ sản xuất chương trình về xâm hại trẻ em được ban lãnh đạo Truyền hình Vì trẻ em thực hiện thường xuyên và hiệu quả.
“Hàng năm, chúng tôi tổ chức 2 khóa đào tạo dài ngày về kỹ năng báo chí với trẻ em. Tại các lớp tập huấn, đội ngũ sản xuất chương trình Truyền hình Vì trẻ em được nghe phổ biến pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng chương trình”. (Phỏng vấn sâu, bà Trần Kim Lê, PGĐ trung tâm Truyền hình Vì trẻ em).
- Lãnh đạo cơ quan báo chí tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ phóng viên yên tâm tác nghiệp về đề tài xâm hại trẻ em.
Để đội ngũ sản xuất yên tâm công tác, phát huy sức sáng tạo trong hoạt động truyền thông về chống xâm hại trẻ em, ban lãnh đạo cơ quan báo chí cần tạo điều kiện một số điều như: trang thiết bị phục vụ quá trình tác nghiệp, đảm bảo chế độ lương thưởng kịp thời, đúng hạn; linh động về mặt thời gian để phóng viên tìm kiếm đề tài, đổi mới cảm hứng sáng tạo tác phẩm, can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phóng viên khi cần … Những hành động này tạo ra động lực tinh thần rất lớn để phóng
viên yên tâm, tự tin tác nghiệp, mang đến cho khán giả truyền hình những tác phẩm chất lượng nhất.
- Truyền hình Việt Nam tăng cƣờng quảng bá các chƣơng trình và nghiên cứu nhu cầu thông tin của khán giả
Hiện nay, khán giả có nhiều kênh, nhiều cách để lựa chọn thông tin thay vì chỉ có một cách tiếp cận là xem ti vi như truyền thống. Truyền hình Việt Nam cần tăng cường quảng bá, tương tác kết nối với khán giả trên các nền tảng công nghệ. Website, mạng xã hội youtube, facebook là lựa chọn hợp lý trong thời điểm này. Chuyển động 24h, Chào buổi tối, Truyền hình Vì trẻ em đã và đang thực hiện việc này bằng cách phát chương trình đầy đủ trên website và chia nhỏ thời lượng chương trình theo vấn đề, tiểu mục trên nền tảng mạng xã hội. Cách làm này rất thuận lợi để khán giả tìm kiếm thông tin, lưu lại hoặc theo dõi những thông tin mới một cách kịp thời.
Tuy nhiên, truyền hình Việt Nam cần tăng lượng tương tác với khán giả qua các câu hỏi, hoặc ý kiến đóng góp có giá trị của khán giả. Đồng thời, đây cũng là công cụ nghiên cứu khán giả hữu hiệu nhất. Ngoài việc theo dõi lượng tương tác với khán giả qua lượt xem, lượt like, lượt share thì truyền hình Việt Nam cần thiết kế bảng hỏi bên cạnh để đánh giá sự hài lòng và ghi nhận ý kiến đóng góp của khán giả. Có như vậy thì quá trình tương tác mới thực sự đạt hiệu quả và ý nghĩa.
Mở rộng phạm vi phát sóng trên nền tảng mạng xã hội là biện pháp có nhiều ý nghĩa với Truyền hình Vì trẻ em để giải quyết những bất lợi về khung giờ và thời lượng phát sóng. Đây là hướng đi mới của đơn vị: “Do số lượng sóng được cấp trên đài Truyền hình Việt Nam có hạn nên từ năm 2017, chúng tôi đã mở chuyên mục 1h đường dây nóng trên VOV Giao thông quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nói Việt Nam. Chương trình khai thác sự việc từ tổng đài 111 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm cung cấp cho người dân thông tin về sự việc xâm hại trẻ, kiến thức pháp luật và kỹ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em. Hiện nay, Truyền hình Vì trẻ em đã liên kết và phát sóng trên mạng xã hội Facebook và Youtube để thu hút khán giả. Ngoài ra, chúng tôi đang đề xuất xây dựng kênh Truyền hình trực tuyến Vì trẻ em
nhằm cung cấp thông tin về trẻ em cho khán giả nhanh chóng và hiệu quả” (Phỏng vấn sâu, bà Trần Kim Lê, PGĐ trung tâm Truyền hình Vì trẻ em).
- Cơ quan truyền hình tạo điều kiện để khán giả tham gia vào quá trình
sản xuất thông tin
Khán giả thay đổi vị trí từ người tiếp nhận thông tin trở thành người tham gia, sản xuất thông tin là xu thế mới của truyền hình Việt Nam hiện đại. Bên cạnh vị thế là người nhận thông tin, công chúng trở thành đối tác, cung cấp thông tin thậm chí sản xuất các sản phẩm truyền hình ở nguyên liệu thô, truyền hình sử dụng nguyên liệu này để biên tập và phát sóng. Trong quá trình khảo sát, tác giả ghi nhận có nhiều đề tài xâm hại trẻ em được công chúng cung cấp thông tin để phóng viên điều tra: Ông Đinh Bằng My, dâm ô nhiều học sinh ở Phú Thọ hay thầy giáo Dương Văn Minh (Bắc Giam) dâm ô nhiều học sinh,.. Bên cạnh đó, truyền hình Việt Nam sử dụng 75 video do công chúng sản xuất dưới dạng thô, truyền hình Việt Nam sử dụng nguồn và biên tập nội dung. Xu hướng này sẽ được phát triển tiếp tục trong thời gian tới bởi sự thuận lợi của công nghệ và tâm lý bức xúc, tố giác tội phạm xâm hại trẻ em của công chúng. Truyền hình cần đón đầu nguồn thông tin này để tăng tính đa dạng, phong phú cho các chương trình về xâm hại trẻ em.