Đăng tải các thông tin thời sự về vấn đề xâm hại trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

2.2. Nội dung các chƣơng trình về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam

2.2.1. Đăng tải các thông tin thời sự về vấn đề xâm hại trẻ em

- Thông tin kịp thời, chính xác và có ý nghĩa xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em

Xâm hại trẻ em là hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng và có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn xã hội đặc biệt là gia đình của hơn 26 triệu trẻ em Việt Nam. Vì vậy, sự tham gia của truyền hình trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em khẳng định sự quan tâm của truyền hình đối với lợi ích của cộng đồng, thông tin về xâm hại trẻ em trên truyền hình là những thông tin mang ý nghĩa xã hội cao.

Về cơ bản, các tiêu chí của chức năng thông tin đã được truyền hình Việt Nam thực hiện đầy đủ khi tham gia truyền thông về vấn đề phòng, chống xâm hại

trẻ em. Thông tin về xâm hại trẻ em được truyền hình Việt Nam cập nhật nhanh chóng, chính xác, bám sát diễn biến của sự kiện từ lúc phát hiện đến khi có sự can thiệp xử lý của cơ quan chức năng. Có sự khác biệt lớn về tính thời sự của đề tài xâm hại trẻ em so với các chương trình truyền hình thông thường đó là tính thời sự phụ thuộc vào thời điểm phát hiện sự việc. Nhà báo phản ánh câu chuyện qua lời kể của người tố giác, tính thời sự không nằm ở lúc bắt đầu hành vi xâm hại. Tác giả ví dụ câu chuyện bố đẻ xâm hại con gái ở Long An được Chuyển động 24h trưa ngày 07/06/2018 đưa tin “Nghi án bé gái bị cha ruột xâm hại ở Long An”. Tính thời sự nằm ở việc sự việc được phát hiện ở thời điểm hiện tại – thời điểm người hàng xóm ghi lại lời kể của em bé và đưa lên mạng xã hội chứ không phải thời điểm 8 tháng trước – thời điểm em bé bị cha ruột xâm hại. Đó chỉ là ví dụ đại diện cho sự khác biệt của yếu tố thời sự so với các nội dung khác trên truyền hình Việt Nam. Chính sự khác biệt này nên tính chính xác, khách quan, không dàn dựng bối cảnh càng được đề cao trên truyền hình Việt Nam.

- Tập trung vào các vụ việc điển hình, gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ em

Những thông tin liên quan đến xâm hại trẻ em được truyền hình Việt Nam phản ánh thời gian qua là những vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần trẻ em. Những sự việc này không chỉ là phương tiện cốt lõi để truyền hình Việt Nam chuyển tải thông điệp mà nó còn góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các chương trình về phòng, chống xâm hại trẻ em. Luận văn thống kê được 601 sự việc xâm hại trẻ em trong nước và quốc tế điển hình ở 4 nhóm hành vi. Tác giả tập hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Thống kê các sự việc xâm hại trẻ em điển hình trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019)

STT Sự việc điển hình Hành vi cụ thể

1 Xâm hại thể chất (361 sự việc)

Cô giáo tát, đánh, ép học sinh uống giặt giẻ lau bảng…

Thực phẩm bẩn cho trẻ em trong trường học Vứt, chôn sống, giết trẻ sơ sinh

Cha mẹ đánh con tổn thương 24% sức khỏe Chiến tranh, xả súng … ở nước ngoài

2 Xâm hại tình dục (85 sự việc)

Thầy giáo dâm ô học sinh

Trẻ em bị người thân xâm hại tình dục Trẻ em bị xâm hại tình dục nơi công cộng Bê bối nạn ấu dâm tại một số nhà thờ công giáo khu vực Mỹ và Châu Âu

3 Bỏ bê xao nhãng

(135 sự việc)

Trẻ bị đuối nước, rơi từ các tòa nhà cao tầng Trẻ bị hóc dị vật, uống nhầm hóa chất… Trẻ bị bỏ bê y tế

Trẻ bị động vật cắn tổn thương nghiêm trọng Hiểm họa cho trẻ từ điện thoại thông minh

4 Xâm hại tinh thần

(20 sự việc)

Cô giáo im lặng không giảng bài, cô giáo phạt quỳ học sinh…

Trẻ bị áp lực học tập từ phụ huynh và nhà trường Chính sách nhập cư của Mỹ chia cắt nhiều gia đình

Có thể nói rằng 601 sự việc xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam thời gian qua là những đại diện tiêu biểu cho các vấn đề nóng về xâm hại trẻ em ở Việt Nam và thế giới. Trẻ em bị đa xâm hại tại trường học là vấn đề được truyền hình cảnh báo nhiều nhất thời gian qua với 111 sự việc. Điều này cho thấy truyền hình Việt Nam đặt vấn đề xâm hại trẻ em tại trường học lên mức báo động so với các hành vi xâm hại trẻ em ở khu vực khác.

Tác giả cho rằng: 1540 tác phẩm về xâm hại trẻ em đã phản ánh được không khí cấp bách, căng thẳng và bức bối của xã hội hiện nay. Đây là thành công đáng ghi nhận của truyền hình Việt Nam. Sau khi khái quát “bức tranh” toàn cảnh về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam tại chức năng thông tin, tác giả phân tích chức năng giáo dục của truyền hình thể hiện trong các tác phẩm về phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)