Đổi mới sáng tạo nội dung tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 97 - 106)

3.3. Giải pháp, khuyến nghị trực tiếp dành cho chƣơng trình truyền hình có

3.3.2. Đổi mới sáng tạo nội dung tác phẩm

Căn cứ vào ưu, nhược điểm của truyền hình đối với công tác truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền. Những kiến nghị này tập trung vào các giải pháp cụ thể ở từng chức năng của truyền hình với mục đích tạo ra các sản phẩm hay, chất lượng và thu hút sự quan tâm của khán giả.

Giải pháp nội dung thứ nhất: Nâng cao hiệu quả chức năng thông tin trong các sản phẩm truyền hình về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Thông tin là chức năng đầu tiên của truyền hình mang tính chất thông báo sự việc, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội đến với công chúng. Vì vậy, các điều kiện cần có ở chức năng này là thông tin nhanh, nhiều, mạnh, chính xác và có mục đích. Để làm được điều này, 3 nguồn khảo sát cần phải thực hiện một số việc cụ thể sau:

- Truyền hình Việt Nam cần đảm bảo tính thời sự của thông tin.

Tính thời sự được biểu hiện bằng sự kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đa dạng về sự kiện và có mục đích rõ ràng. Tùy vào sự kiện, nhà báo có mục đích đưa tin khác nhau nhưng thông tin phải đảm bảo tính định hướng giúp người dân có nhận thức cảnh giác, phòng ngừa vấn đề xâm hại trẻ em. Vai trò định hướng thông tin vì lợi ích của cộng đồng là yếu tố quan trọng khẳng định tính chính thống của truyền hình so với các phương tiện truyền thông xã hội khác.

Bên cạnh tính chính xác về nhân vật, sự việc, truyền hình Việt Nam cần phải phản ánh đúng tỉ lệ sự việc xâm hại trẻ em trên thực tế. Nói cách khác, truyền hình Việt Nam cần phải làm nổi bật mối nguy hại của vấn đề xâm hại tình dục đang tăng cao, chiếm hơn 60% các loại hình xâm hại trẻ em khác trong thực tiễn xã hội. Mục đích của việc làm này nhằm tác động mạnh hơn vào nhận thức của khán giả để họ thấy được sự cấp bách của tình hình thực tế từ đó có các biện pháp phòng chống phù hợp.

- Phản ánh hài hòa các nội dung về xâm hại trẻ em

Phản ánh hài hòa nội dung về xâm hại trẻ em là điều cần thiết trước bối cảnh truyền hình đang dành nhiều trọng tâm về phía mô tả, thông báo sự việc mà làm mờ đi các chức năng khác. Ngoài ra, thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em còn phiến diện ở một vài trường hợp điển hình mà chưa bao quát được nhiều vấn đề nóng của xã hội. Để khắc phục tình trạng này, truyền hình Việt Nam cần phản ánh đa dạng hơn các trường hợp xâm hại trẻ em đồng thời cân đối lại chức năng của truyền hình khi thông tin về xâm hại trẻ em. Đây cũng là giải pháp hạn chế thông tin quá nhiều về sự việc khiến cho khán giả bị ám ảnh với các hành vi xâm hại. Có quan điểm tương tự nhận định này, bà Trần Kim Lê cho rằng: “Chúng ta nên tăng cường truyền thông tích cực về vấn đề xâm hại trẻ em. Truyền thông tích cực sẽ tác động những điều tốt đẹp đến khán giả mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Truyền thông tiêu cực gây ám ảnh tâm lý, xử lý không tốt lại thành xâm hại trẻ em thêm lần nữa trên truyền hình. Chúng ta thực hiện truyền thông tích cực bằng cách chú trọng các chương trình phòng, ngừa, xây dựng ý thức kỹ năng bảo vệ trẻ em; hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ để trẻ trở thành các công dân tích cực của xã hội” (Phỏng vấn sâu, bà Trần Kim Lê, Truyền hình Vì trẻ em). Đây cũng là tiêu chí thông tin của Truyền hình Vì trẻ em hơn 20 năm qua.

- Thống nhất quan điểm đƣa tin của các cơ quan truyền hình về xâm hại trẻ em

Trong quá trình khảo sát thực trạng truyền thông của truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em, tác giả nhận thấy có 164/893 sự việc xâm hại trẻ em được phản ánh

chung trên cả 3 chương trình khảo sát. Tuy nhiên, sự giống nhau này không xuất phát từ sự phân công nhiệm vụ thông tin của cơ quan lãnh đạo báo chí mà đơn thuần là các nguồn cùng quan tâm một sự việc. Điều này dẫn đến thông tin được phản ánh giống nhau hoặc lặp lại nội dung ở Chuyển động 24h và Chào buổi tối. Vì không có sự phân công tổng thể nên Truyền hình Vì trẻ em cũng chưa phản ánh kịp thời vấn đề nóng mà hai bản tin quan tâm. Mặt khác, nội dung thông tin tại các chương trình cũng chưa có sự đồng nhất về quan điểm đưa tin dẫn đến có một số thông tin bị sai lệch giữa các nguồn khảo sát. Chính vì vậy, quá trình truyền thông được liên tục và chất lượng thì việc liên kết, phân công nhiệm vụ thông tin của các cơ quan báo chí là điều cần được lưu tâm. Gợi ý về giải pháp để quá trình thông tin liên kết và đi đúng hướng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh cho rằng: “Truyền hình phải liên kết, có hệ thống chứ không phải đài truyền hình này nói thế này, đài khác nói thế khác. Kiến thức, kỹ năng của nhà báo phải được nâng cao, thống nhất hướng tới mục đích chung. Đấy là cái thứ truyền hình phải làm để đi đúng và trúng mục tiêu. Mục tiêu cao nhất của vấn đề xâm hại trẻ em là mục tiêu thượng tôn luật pháp, mục tiêu tuân thủ chuẩn mực về đạo đức xã hội của người Việt Nam. Bám sát hai yếu tố luật pháp và đạo đức thì chúng ta sẽ làm chương trình truyền hình về trẻ em một cách tốt nhất”(Phỏng vấn sâu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Hv Báo chí Tuyên truyền).

Ứng dụng giải pháp này với từng đơn vị truyền hình khảo sát thì luận văn cho rằng, Truyền hình Vì trẻ em cần tăng cường tính thời sự ở các chương trình phát sóng. Sự khác biệt của chương trình chuyên đề là lợi thế để Vì trẻ em quan tâm đến vấn đề xâm hại trẻ em vừa sâu, vừa đảm bảo tính thời sự đó là đăng tải các giải pháp để ngăn ngừa hành vi xâm hại trẻ em mà hai nguồn bản tin vừa phản ánh trong tuần trước đó. Đây là sự phân công lao động truyền hình hợp lý và có ý nghĩa xã hội.

Chuyển động 24h và Chào buổi tối cần có sự hài hòa giữa các nội dung thông tin, cân bằng các chức năng trong cùng một sự việc nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của truyền hình là thông tin mang tính tác động nhận thức và thay đổi hành vi của công chúng.

Giải pháp nội dung thứ hai: Tăng cƣờng chức năng giáo dục trong các sản phẩm truyền hình

Chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất trong 4 chức năng của truyền hình đối với việc giảm thiểu hành vi xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, công tác này trên truyền hình Việt Nam hiện nay còn hạn chế về số lượng, nội dung tác phẩm mới phản ánh bề ngoài, chưa đi đúng hướng nhằm giải quyết tận gốc vấn đề về xâm hại trẻ em. Vì vậy, những hạn chế này sẽ được khắc phục bởi các giải pháp cụ thể sau:

- Thông tin phổ biến kiến thức cần đáp ứng đúng nhu cầu của công chúng

Đáp ứng nhu cầu của công chúng là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho quá trình thông tin, phổ biến kiến thức của cơ quan báo chí đến người dân được hiệu quả. Bởi đây là điều kiện cần và đủ để thu hút sự quan tâm của công chúng đến với các chương trình truyền hình. Để làm được điều này, truyền hình cần nghiên cứu nhu cầu của khán giả về vấn đề xâm hại trẻ em trong đó có nhu cầu liên quan đến chức năng giáo dục.

- Thông tin về phổ biến kiến thức cần đi sâu hơn nữa để giải quyết tận gốc vấn đề xâm hại trẻ em.

Đối với mỗi trường hợp xâm hại trẻ em, truyền hình Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để đưa ra lời khuyên phù hợp và chỉ ra được căn cốt nguyên nhân giúp công chúng tiếp nhận và sửa đổi đúng với hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn như: Hạn chế tình trạng cô giáo bạo hành học sinh thì ngoài việc kêu gọi giáo viên cần tôn trọng học sinh như truyền hình vẫn làm thì cần thiết phải ngăn chặn tình trạng này bằng cách hướng truyền thông đến yếu tố pháp luật, trách nhiệm của nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vai trò của phụ huynh... Các giải pháp này cần được nghiên cứu và quan tâm đồng bộ thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề xâm hại trẻ em.

- Thông tin tƣ vấn chỉ dẫn cần cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo

Để chức năng giáo dục về vấn đề phòng, chống xâm hại trẻ em tiệm cận với khán giả, thông tin tư vấn chỉ dẫn cần có tính khả thi trong thực tế. Đó là những kiến thức dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

Mặt khác, truyền hình Việt Nam cần nghiên cứu các nội dung chuyên biệt phục vụ cho từng nhóm khán giả riêng biệt. Nội dung được nghiên cứu dựa trên tâm

sinh lý và nhu cầu đón nhận thông tin của công chúng. Tác giả ví dụ Chuyển động 24h có 7 chương trình thành công về tư vấn chỉ dẫn dạy trẻ em kỹ năng tiếp xúc với người lạ. Chuỗi chương trình này cung cấp cho khán giả nhiều kiến thức về tâm lý của trẻ em giúp cha mẹ lường trước được các nguy cơ xảy ra với con em mình. Cá nhân hóa thông tin về giải pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng là ý kiến được đại diện Cục Trẻ em, Bộ LĐTB & XH đánh giá cao: “Tùy thuộc vào đối tượng, thời lượng, nội dung, hình ảnh cần phù hợp để tạo hấp dẫn, hứng thú với người xem. Ví dụ đối với trẻ em cần nội dung mang tính cụ thể và những thông điệp rõ ràng. Thời lượng phù hợp, ví dụ chỉ dao động 1,5 phút – 2 phút đối với nội dung cụ thể. Cha mẹ chúng ta cần truyền thông tăng cường những kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ em cho phù hợp” (Phỏng vấn sâu, bà Nguyễn Thị Nga, Cục phó Cục Trẻ em, Bộ LĐTB & XH).

Điểm sáng cần nhân rộng về chức năng giáo dục của truyền hình thời gian qua là chuỗi chương trình về tình huống dạy trẻ em ứng xử với người lạ của Chuyển động 24h. Đây là ví dụ cụ thể, trực quan và sinh động, cần được phát huy. Truyền hình Vì trẻ em có một số chương trình về gương điển hình trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em tránh xâm hại như: Lớp học dạy bơi miễn phí tại cộng đồng, trường học không quát mắng… cũng là gợi ý hay để tăng tính ứng dụng của chức năng giáo dục trên truyền hình Việt Nam. Chào buổi tối nên tăng cường số lượng sản phẩm truyền hình có lời tư vấn của chuyên gia về kiến thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em tuy nhiên các câu hỏi đặt ra với chuyên gia cần sâu sắc hơn, thực tế hơn về giải pháp. Muốn chức năng giáo dục được hiệu quả thì ngoài cải tiến nội dung thì việc phát sóng, thường xuyên, liên tục mới đảm bảo quá trình truyền thông được thông suốt và có ảnh hưởng đến công chúng.

Giải pháp nội dung thứ ba: Quyết liệt thực hiện chức năng giám sát và

phản biện xã hội trong các sản phẩm truyền hình

Để khắc phục tình trạng chức năng giám sát và phản biện xã hội phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ thông báo sự việc xâm hại trẻ em thì truyền hình cần triển khai

nội dung sâu hơn, thể hiện tính vấn đề và kiên quyết đi tìm nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị chức năng với vấn đề đó. Mặt khác, truyền hình Việt Nam cần kiểm chứng công tác xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em sau khi truyền hình phản ánh. Đây là cách để truyền hình Việt Nam đối chiếu kết quả truyền thông dễ nhất cũng như phản ánh hiệu quả, năng lực làm việc của các cơ quan chức năng. Chuyển động 24h có một số chương trình đại diện cho điều này, cách khai thác điều tra sự việc như thế rất cần được nhân rộng.

Bên cạnh sự việc đã bị phát hiện, truyền hình Việt Nam cần khai thác tuyến bài điều tra hướng đến sự việc xâm hại trẻ em chưa được phát hiện. Đây là “mảng tối” của vấn đề xâm hại trẻ em trên thực tế cũng như truyền hình. Vấn đề xâm hại trẻ em ở khu vực này ít được khai thác. Hiện nay truyền hình Việt Nam mới có 3 tác phẩm đại diện cho khu vực này đó là thầy giáo dâm ô học sinh nam ở Phú Thọ, thầy giáo dâm ô học sinh ở Bắc Giang và buôn bán bào thai ở Nghệ An còn lại hầu hết đều khai thác đề tài từ mạng xã hội. Để công tác giám sát xã hội được nâng cao, truyền hình Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác đề tài từ đường dây nóng, sự tương tác của khán giả từ tài khoản chương trình trên mạng xã hội, hệ thống cộng tác viên… Khán giả sẽ là lực lượng giám sát xã hội đông đảo, mạnh mẽ và khách quan nhất về vấn đề xâm hại trẻ em. Đánh giá vai trò nguồn đề tài từ khán giả, phóng viên Anh Tuấn, Chuyển động 24h phát biểu: “Tôi đánh giá cao và trân trọng nguồn thông tin từ khán giả cung cấp cho chương trình. Nhờ có nguồn cung từ khán giả, tôi đã kịp thời thực hiện tác phẩm về ông Đinh Bằng My dâm ô học sinh ở Phú Thọ. Chúng tôi rất cần sự đồng hành của khán giả” (Phỏng vấn sâu, pv Anh Tuấn, Chuyển động 24h).

Truyền hình Việt Nam phải coi trọng công tác phản biện xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em. Bởi truyền hình thực hiện công tác phản biện xã hội là truyền hình đại diện người dân nói lên nguyện vọng với Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Đây là việc làm khẳng định rõ nhất tính chính thống của truyền hình trong công cuộc cạnh tranh thông tin với mạng xã

hội như hiện nay. Phản biện xã hội trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm là việc mà truyền hình Việt Nam cần làm trong thời gian tới.

Công tác phản biện xã hội cần được truyền hình Việt Nam quan tâm nhiều vấn đề chứ không chỉ hạn chế ở chính sách xử lý xâm hại tình dục cho trẻ em hiện nay. Vấn đề nóng hiện nay là một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Điều này không chỉ gây mất niềm tin cho gia đình nạn nhân và cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Vậy chính sách xử phạt nào cho những đối tượng này chưa được truyền hình quan tâm. Đây chỉ là ví dụ cho nhiều trường hợp chính sách phản biện chưa quan tâm đến hiện nay.

Để đảm bảo cho công tác giám sát và phản biện xã hội hiệu quả, cần có sự định hướng thông tin, đồng lòng, quyết tâm của cả đội ngũ sản xuất chương trình từ lãnh đạo đến phóng viên, quay phim. Bởi vì đây là đề tài khó và hiếm khi được sự hợp tác của đơn vị có trường hợp trẻ em bị xâm hại. Vì vậy, cần sự bản lĩnh và kỹ năng tốt của ekip sản xuất.

Chức năng giám sát xã hội của Truyền hình Vì trẻ em và Chào buổi tối cần được quyết liệt thay đổi bởi thông tin mới dừng lại ở phản ánh các vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà chưa thể hiện nhiều dấu ấn trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí trong việc giám sát, phản biện các vấn đề nóng của xã hội. Giải pháp phù hợp nhất với Chào buổi tối để tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội đó là thể hiện góc nhìn sâu và có tính phản biện đối với sự việc được phản ánh trong các phóng sự hoặc phỏng vấn khách mời ở tiểu mục “Chuyện tối nay”. Chuyển động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)