Ngôn ngữ ma mị, ám ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 132 - 146)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Ngôn ngữ trần thuật

3.3.5. Ngôn ngữ ma mị, ám ảnh

Hiện thực chiến tranh được tiếp cận ở góc độ văn hoá, tâm linh bởi vậy các nhà văn đã vận dụng triệt để ngôn ngữ ma mị, có sức ám ảnh lớn với người đọc.

Trong Miền hoang, Sương Nguyệt Minh đã khéo léo xen giữa câu chuyện khắc nghiệt, tàn bạo của hiện thực chiến tranh và cuộc đấu tranh sinh tồn giữa rừng hoang bằng những huyền thoại kinh dị và đẹp đẽ nhuốm màu huyền ảo. Miền hoang

quả thực là một thế giới ma mị đuổi bám con người trong suốt thời gian lưu lạc. Bốn con người không chỉ đối diện với cái vất vả, cái đói, cái khát mà còn phải đối diện với những nỗi sợ hãi, ám ảnh về một thế lực bí mật họ không thể nhìn thấy, không thể chạm vào. Nỗi sợ hãi và ám ảnh cứ bám riết lấy họ trong những hoàn cảnh trớ trêu nhất. Nhà văn đã đi sâu vào thế giới tâm linh của con người. Ở đó, con người phải đối diện với vô vàn những nỗi sợ hãi, khiếp đảm nơi rừng Miên hoang độc.

Để làm được điều này, Sương Nguyệt Minh đã vận dụng triệt để ngôn ngữ ma mị, có sức ám ảnh lớn. Đan xen với những nhận xét, suy nghĩ về những người

đồng hành trong cuộc vượt rừng của Tùng là không gian huyền ảo gắn với những câu chuyện như Ma Lai:“Ma Lai là loại ma cổ cao ba ngấn có thể xoay đầu tách khỏi thân xác, rút ruột gan phổi ra ngoài. Ban đêm làm ma, ban ngày Ma Lai là một cô gái sinh sống bình thường” [52, tr.60]. Câu chuyện về Ma Lai cứ ám ảnh Tùng trong suốt quá trình lạc đường, hiện hữu trong câu chuyện, trong suy nghĩ, trong giấc ngủ, bám riết lấy anh. Với Tùng, những ám ảnh về một thế giới ma mị trải dài suốt thời gian lưu lạc nơi miền hoang, chính vì vậy trong góc nhìn của người lính trẻ, chiến tranh trở nên khốc liệt hơn.

Nếu Ma Lai là nỗi ám ảnh của Tùng đến nỗi “ám ảnh lang thang đi sâu vào giấc ngủ của tôi” thì với thằng Rô, bóng ma của mụ Dên cứ đuổi riết lấy hắn: “Chớp sáng nhằng một cái trong óc, khiến tao giật mình nhìn thấy nửa gióng xương đùi của ai đó như vừa ném văng trước mặt đang nhảy múa.

“Cho tôi lê...ên...Cho tôi lê...ên...” “Cứ...u...Cứ...u...tôi...”

Tao nhận ra tiếng kêu thảm thiết của con mụ cụt đùi dưới đầm lầy vọng về. Thanh âm sắc lạnh như đâm vào màng nhĩ, như xé toạc lỗ tai. Tao nhắm mắt giơ hai bàn tay lại bịt tai thì hình ảnh con mụ tật nguyền lại hiện về lù lù trước mặt” [52, tr.254]. Thằng Rô độc ác và tàn bạo, thế nhưng có những giây phút hắn như không còn là chính mình nữa. Hình ảnh mụ Dên cứ ám ảnh lấy hắn, con người ở “thế giới bên kia” cứ đeo quấn lấy hắn như một lời nhắc nhở về quá khứ và là câu trả lời cho hình ảnh một kẻ tàn bạo, một cỗ máy giết người mất hết lương tri.

Ngôn ngữ ma mị, ám ảnh không chỉ thể hiện ở những đoạn viết về huyền thoại Ma Lai, truyền thuyết về người rắn, những câu chuyện hoang đường,… mà còn hiện hữu trong những tưởng tượng đầy hãi hùng của Tùng khi nghĩ đến cái chết của dã nhân: “Hồn dã nhân không bay đi đâu xa. Có thể hồn dã nhân đậu trên ngọn cây me cổ thụ chết khô và chứng kiến cuộc rỉa mỏ, róc xác mình. Một con kên kên mổ cái mỏ nhọn khoắm vào móc con ngươi. Một con nữa móc nốt mắt bên. Con lóc má. Con lóc đùi. Con mổ kéo rách thành bụng. Lòng ruột tim gan xổ ra… lõng thõng… Lúc nhúc. Lúc nhúc. Cánh đập sà sã. Chân co móng sắc đạp móc vào da thịt rách phựt… phựt… Những cái đầu thâm đen, hoặc hói trụ lông da cổ đỏ và mỏ ngà châu vào xơi

bộ lòng ruột. Một lúc sau, hồn dã nhân không nhận ra thân xác mình nữa, chỉ còn một bộ xương trắng treo lủng lẳng trên cây me cổ thụ chết khô… Ôi hồn dã nhân sẽ phiêu bạt nơi đâu? Lảng vảng quanh đây và bị cầm tù trong cánh rừng Miên hoang dã này, hay tìm đường về cố quốc mù xa vạn dặm” [52, tr.526].

Trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, ngôn ngữ ma mị, ám ảnh được cụ thể hóa trong những đoạn văn miêu tả sự chết chóc, sự nguy hiểm, chết chóc hiện hữu trong những cánh rừng, trên con đường hành quân,… giúp người đọc có một cái nhìn toàn vẹn và chân thực hơn về cuộc chiến. Còn ở trong Mùa chinh chiến ấy, ngôn ngữ ma mị, ám ảnh không phải là chất liệu chủ đạo, nhưng vẫn được Đoàn Tuấn khai thác để tạo ra điểm nhấn riêng, góp một cái nhìn mới mẻ về cuộc chiến tranh Campuchia. Ngôn ngữ ma mị, ám ảnh được tác giả sử dụng khi thể hiện đời sống tâm linh của người lính, những hiện tượng đặc biệt, những yếu tố huyền ảo… để tạo ra một không gian chiến trường đậm chất hiện thực. Câu chuyện về con chim yểng của anh Lâm người Quảng Nam là một trường hợp ma mị. Mặc dù là động vật nhưng nó cũng có linh giác như con người, “chẳng cần lồng, con chim yểng hình như biết lính cô đơn, không bay đi mà luôn quanh quẩn trong doanh trại” [96, tr.182], quấn quít ông chủ không rời. Bề ngoài là một loại chim bình thường, nhưng âm thanh phát ra từ con vật này lại khiến các chiến sĩ có cảm tưởng giọng nói mang nhiều âm khí chứ không mạnh mẽ như con người: “Tiếng chim nghe như tiếng chuyển giới, âm sắc ma giáo, lại cất lên từ nhà bếp, một nơi cây rừng bao phủ quanh năm, không có ánh sáng, tự nhiên khiến tôi thấy sợ” [96, tr.183].

Những câu chuyện về hồn ma chiến sĩ trong tác phẩm của Đoàn Tuấn cũng góp phần làm cho hiện thực chiến tranh trở nên ám ảnh hơn, day dứt hơn. Ngôn ngữ của Đoàn Tuấn đã đưa người đọc đến một thế giới khác, một thế giới của những linh hồn chưa được giải thoát, những linh hồn chưa tìm được đường về với quê hương. Đó là câu chuyện của anh Biện đêm đêm vẫn hiện về bên đồng đội. Hay câu chuyện về anh Lâm: “Ông Lâm thiêng lắm. Đêm đêm vẫn mò sang C8 đòi giày. Chuyện là khi thằng Cửu, lính C8, người cùng quê, rất thân với anh Lâm. Khi anh Lâm còn sống, không biết Cửu tỉ tê thế nào, anh Lâm cho Cửu đôi giày. Mới hay cũ không biết. Nhưng từ khi anh Lâm mất, đêm nào Cửu cũng nằm mơ. Nó thấy anh

Lâm về, đứng ngay cửa hầm, đòi: “Giả tao giày đây!”. Đêm đầu Cửu còn nghi. Nhưng mấy đêm sau, vẫn thấy anh Lâm về, nói đúng một câu: “Giả tao giày đây!”. Cửu sợ” [96, tr.223]. Linh hồn người lính xuất hiện không chỉ tạo ra cảm giác sợ hãi, ma quái mà hơn hết tác giả đã giúp người đọc có cơ hội đi sâu vào cuộc chiến, cảm nhận sâu sắc hơn thân phận người lính trong chiến tranh. Ở đâu, thế giới nào trong cuộc chiến ấy, người lính cũng hoang hoải những nỗi niềm.

Hoặc những trang viết về sự hi sinh của người lính cũng khiến người đọc ám ảnh và day dứt: “Chúng tôi đặt 8 tử sỹ ngoài trảng cỏ. Trăng sáng vằng vặc. Nhìn rõ cả những ngọn cỏ trong đêm. Không gian như đứng im. Cả cánh rừng như cúi đầu mặc niệm. Không có trận gió nào. Nhưng sao bỗng dưng tôi nhớ tới những lời Chinh phụ ngâm, như heo hút vọng từ thuở ngàn cổ: “Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò/ Hồn tử sỹ gió ù ù thổi/ Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi/ Chinh phu tử sỹ mấy người/ Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?”. Ở đây không có non Kỳ, chỉ có dãy Dangrek xa mờ phía biên giới. Cũng chẳng có bến Phì nào. Đồng đội tập kết về đây là yên tâm rồi. Trăng soi những gương mặt mất máu, xạm đen khói lửa, những mái tóc dính đầy đất cát. Chẳng có ai gọi hồn. Nhưng chắc linh hồn anh em đang bay trên tầng không” [96, tr.215]. Ngôn từ nặng trĩu, cảm xúc dồn nén, đau đớn và day dứt. Những trang viết của Đoàn Tuấn cứ ám ảnh người đọc hôm nay về thân phận người lính, về những mất mát đau thương trên mảnh đất người. Hình ảnh những tử sĩ nằm đó khiến bức tranh về cuộc chiến nhuộm thêm màu đau đớn, tang thương.

Viết với tâm thế của người trong cuộc, của người đã đi qua cuộc chiến, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn không chỉ mang đến những chiêm nghiệm sâu sắc mà còn tạo ra một góc nhìn mới về cuộc chiến, để người đọc có thể cảm nhận được sự dữ dội của cuộc chiến. Với lớp ngôn ngữ ma mị, ám ảnh, chiến tranh không chỉ hiện lên với góc nhìn một chiều mà ngược lại, hiện thực chiến trường được cảm nhận trong cả bề sâu và bề xa của nó.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhằm tiếp cận, phản ánh và luận giải hiện thực chiến tranh và chân dung người lính có chiều sâu, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã kiến tạo những cách thức biểu đạt mới, tạo nên thành công của Miền hoangMùa chinh chiến ấy. Những đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tân trong lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật, sáng tạo mới mẻ trong việc sử dung ngôn ngữ nghệ thuật đã đóng góp không nhỏ cho dòng văn học viết về chiến tranh sau năm 1975. Từ đó, chủ đề chiến tranh không còn đơn điệu, một chiều, hiện thực chiến tranh được soi chiếu ở góc nhìn đa diện. Đặc biệt, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam được nhìn thấu đáo hơn, sâu sắc hơn, thể hiện được tất cả cái bi hùng và khốc liệt của nó. Có thể nói, bằng tài năng và ý thức nghề nghiệp, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã tạo nên những cách tân nghệ thuật đáng chú ý, bắt kịp với trình độ đương đại của văn học thế giới.

KẾT LUẬN

1. Có thể thấy, các tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới Tây Nam còn ít so với một số tác phẩm viết về chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ. Tuy nhiên, văn học viết về chiến tranh ở thế kỉ XX- XXI, xoay quanh đề tài chiến tranh đã có những điểm khác biệt nhất định. Chiến tranh hiện lên toàn diện hơn và cũng sâu sắc hơn. Các nhà văn đã tìm tòi, suy ngẫm và trăn trở về chiến tranh, về số phận con người. Có thể nói, các nhà văn hiện đại khi viết về chiến tranh đã thoát khỏi những trói buộc để mở ra một hướng tiếp cận mới, chân thực hơn, nhân bản hơn.

2. Trước khi cầm bút thành nhà văn, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn trước hết là những người chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận chiến trường K. Họ là những người thấu hiểu bộ mặt của chiến tranh, hình ảnh của kẻ thù và của những người lính Việt Nam khi làm nhiệm vụ quốc tế - tiêu diệt bọn Pol Pot. Chính vì vậy, chiến tranh không chỉ là nỗi đau mà còn là những ám ảnh kinh hoàng. Chiến tranh không phải lúc nào cũng mang cảm hứng sử thi mà đó còn là cuộc chiến đấu không khoan nhượng với chính bản thân những người lính. Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã mở ra những hướng tiếp cận mới cho đề tài chiến tranh. Cách nhìn của họ có phần khách quan, đa chiều hơn về hiện thực và con người, chi phối nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhờ vào việc mở rộng đường biên hiện thực chiến tranh, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã mang đến những cái nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về chiến tranh biên giới Tây Nam, kéo văn học viết về chiến tranh gần hơn với bạn đọc ngày nay. Với những trang văn còn ấm nóng, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã trở thành người thư kí trung thành của thời đại mình, nói về thế hệ mình - tiếng nói được cất lên từ lương tâm người lính với Tổ quốc, với đồng đội - những người còn sống, những người đã khuất, với thế hệ hôm nay và mai sau.

3. Để thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và toàn diện nhất về chiến tranh biên giới Tây Nam, Sương Nguyệt Minh và Đoàn Tuấn đã sử dụng những cách tân về mặt kĩ thuật tiểu thuyết theo hướng thi pháp hiện đại từ cách xây dựng nhân vật, điểm nhìn, ngôn ngữ… qua đó, hiện thực chiến tranh được hiện lên một cách đa

chiều, toàn diện nhất. Sự đổi mới về phương thức thể hiện đã góp phần khẳng định dấu ấn và thành tựu của hai nhà văn trong đời sống văn học nói riêng cũng như sự phát triển của văn học chiến tranh của thế kỉ XXI. Theo PGS. TS Phạm Xuân Thạch, “Văn học chiến tranh của chúng ta đã bước sang một chặng đường rất mới” hứa hẹn những bước tiến theo xu hướng hiện đại hoá nói chung của nền văn học Việt Nam. Và Sương Nguyệt Minh, Đoàn Tuấn đã góp phần vào sự thành công của văn học chiến tranh trong thời kì mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Phan Vàng Anh (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 2)

2. Lại Nguyên Ân (1986), Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân ( 2004), Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa hiện

đại, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2, Hà Nội

5. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (1996), Mấy nhận xét về nhân vật văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Bình (1996), Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3.

8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 2).

10. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi giai đoạn 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Báo Văn nghệ, số 49,50.

12. Hà Chi (2015), Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Văn chương phải chạm tới thân phận con người. https://m.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/nha-van-suong- nguyet-minh-van-chuong-phai-cham-toi-than-phan-con-nguoi 63333/?paged=2 13. Vũ Công Chiến (2016), Hồi ức lính, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

14. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

16. Đinh Xuân Dũng (2003), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

17. Đoàn Ánh Dương (2014), Không gian văn học đương đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 18. Phan Cự Đệ (1984), Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách

mạng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 9.

19. Phan Cư Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

20. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số (12).

21. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Hoàng Đức (2014), Cảm hứng nhân đạo từ một cuộc chiến tranh, Báo Quân đội Nhân dân, (số 989)

23. Hà Minh Đức (1999), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.

24. Nguyễn Hoàng Đức (2014), Tiểu thuyết “Miền hoang”...giật mình và nghiền ngẫm! nguồn: https://dantri.com.vn/hoi-am/tieu-thuyet-mien-hoang-giat-minh- va-nghien-ngam-1419377984.htm

25. Nguyễn Hương Giang (2011), Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số (4).

26. Vân Hạ (2019), “Đoàn Tuấn: viết để không ai, không điều gì bị lãng quên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 132 - 146)