Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 57 - 70)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình tƣợng ngƣời lính Việt Nam

2.2.1.1. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất

Đoàn Tuấn và Sương Nguyệt Minh là những nhà văn bước ra từ cuộc chiến, sống cùng những người lính, nhìn thấy họ, lắng nghe những ước mơ nhỏ nhoi của họ cũng như phải chứng kiến biết bao đồng đội ngã xuống, bởi vậy hai nhà văn đã viết rất chân thực và sâu sắc về hình tượng người lính. Trong tác phẩm Mùa chinh chiến ấyMiền hoang, hình tượng người lính hiện lên rất đời, rất người. Họ là thế hệ thứ ba cầm súng ra chiến trường, phần lớn là học sinh, sinh viên có tri thức, có nền tảng văn hóa. Mặt khác, cuộc sống nơi trận mạc đã rèn luyện cho người lính những phẩm chất tuyệt vời, và cũng thắp sáng vẻ đẹp tâm hồn cao thượng trong họ. Dù phải đối diện với những thử thách khốc liệt từ bên ngoài và bên trong, nhưng

những người lính đã can trường vượt qua, đã khẳng định được chính mình và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế và bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Chân dung tinh thần người lính được các tác giả khắc họa sinh động, nhiều chiều: nét trữ tình, lãng mạn, chất hồn hậu, bình dị, sự trẻ trung, hóm hỉnh và đặc biệt họ là những người tài năng và tri thức.

Lấp lánh trên trang văn của Đoàn Tuấn và Sương Nguyệt Minh là vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của những người lính tình nguyện Việt Nam. Họ là những chàng trai mười tám, đôi mươi đã “gác bút nghiên lên đường ra trận”. Hành trang mà họ mang theo là tình yêu học trò, là hình ảnh của quê hương, là nỗi nhớ nhung da diết, là những rung động đầu đời... Trong khói lửa chiến tranh, họ vẫn giữ vẹn nguyên tâm hồn lãng mạn - thứ mà bom đạn kẻ thù không tiêu diệt nổi. Thế nêntrong sự cơ cực, khốn cùng của cảnh lạc rừng, Sương Nguyệt Minh vẫn để nhân vật Tùng được sống với chính phần hồn trẻ trung và lãng mạn của mình. Bởi thế, trong ba lô của Tùng không chỉ là những quân nhu thiết yếu mà còn là cuốn nhật kí, tấm hình người yêu, cuốn tiểu thuyết, những vần thơ và cả cây đàn…Cây đàn ghi ta là minh chứng cho tâm hồn lãng mạn ở Tùng, là liều thuốc bổ giúp anh vực dậy sau những đớn đau mà kẻ thù gây ra. Trong những ngày tháng vất vả, cực nhọc, đối diện với bom đạn, với sự độc ác của kẻ thù…cây đàn ghi ta đã chắp cánh để Tùng cất lên những giai điệu ngọt ngào. Trong lúc cái chết cận kề, Tùng vẫn “ôm đàn và ngẩng cao đầu” dạo một bản dân ca Khmer: OH SVAY CHAN TY bởi “Dường như tiếng gọi của lòng kiêu hãnh và cái sự ngạo nghễ, chết không cúi đầu như một người anh hùng ngã ngựa trên sa trường lên tiếng, mà anh đã bị ảnh hưởng từ một nền giáo dục thời chiến ở miền Bắc Việt Nam. Vả lại, trước sau gì cũng chết. Nhưng cái chết trên nền nhạc dân ca của kẻ thù bao giờ cũng kiêu hùng hoàng tráng lộng lẫy và lãng mạn hơn cái chết tầm thường bị xẻng bộ binh bổ vào mặt một cách gớm ghiếc, man rợ” [52, tr.140]. Say mê tiếng đàn, hòa vào tiếng đàn như gửi gắm phần hồn của mình vào đó, Tùng mang trong mình tư chất của một nghệ sĩ thực thụ. Đó là lí do vì sao Tùng cảm thấy sung sướng khi tìm thấy chiếc đàn ghi ta bị thất lạc. Đó cũng là cũng là lí do Tùng cảm thấy đau đớn khi đàn bị kẻ thù đốt, nước mắt Tùng “ứa ra, chảy cả xuống miệng” [96, tr.430]. Đó là nỗi đau của một người nghệ sĩ khi nhìn thấy cây

đàn của mình bị tiêu hủy. Có thể thấy, Tùng chính là nơi hội tụ cho vẻ đẹp của người lính Việt: lãng mạn và yêu nghệ thuật, nói như vị chỉ huy của Tùng: “Cậu phải mừng vì người lính chúng ta có học, biết thưởng thức nghệ thuật và vẫn là những con người bình thường chứ không phải người máy cầm súng” [52, tr.105]. Minh chứng khác cho vẻ đẹp lãng mạn của người lính chính là những cuốn nhật kí chiến trận. Cuốn nhật kí chính là đời sống tâm hồn của những người lính: “Chỉ một thoáng cảm xúc bất chợt vui buồn trên đường hành quân, hay nỗi nhớ vu vơ một người bạn gái nào đó, hoặc tình thương bố mẹ ở quê nhà cồn cào không chịu nổi…cũng biến thành con chữ bò lổm ngổm trên trang giấy trắng. Đặc biệt, sổ nhật kí đứa nào cũng có thơ. Thơ chép tay từ tờ báo đã nhàu, từ sổ của đứa khác, và cả thơ tự sáng tác nữa. Thơ hay, thơ dở cứ chép tuốt, miễn là chúng nói hộ được tâm trạng, nỗi lòng mình…” [52, tr.161]. Gần như lính tình nguyện nào của Việt Nam cũng có nhật kí, những trang nhật kí là những cảm xúc chân thành và mãnh liệt của người lính. Những trang nhật kí là một thế giới khác, một thế giới đẹp hơn, lấp lánh hơn, chan chứa tình người, tình đời hơn.

Trong Mùa chinh chiến ấy, không ít lần những khoảnh khắc lãng mạn của người lính ùa về trên trang viết của Đoàn Tuấn. Giữa nơi rừng xanh núi đỏ, người lính xao lòng khi tiếng hát trong trẻo vang lên: “Khi Lâm Huôi dạy bọn trẻ hát đồng ca, Quốc đang đi bỗng dừng lại. Giữa trưa nắng, anh đứng đó, đầu trần, nghe tiếng đồng ca của các em học trò Khmer. Đối với Quốc, đây là âm thanh đẹp nhất mà anh được nghe trên xứ sở chùa Tháp. Chắc những âm thanh trong trẻo non tơ ấy đang dội vào lòng anh bao kỷ niệm ngọt ngào” [96, tr.23]. Không có một tâm hồn tinh tế, không có cảm xúc mãnh liệt thì sao người lính Việt có thể xúc động trước một âm thanh bình dị như thế. Tiếng hát ấy đã tắm mát tâm hồn người lính, đã xua đi những vất vả nhọc nhằn, đã gạt đi cả những bom đạn chết chóc để rồi “Đêm đó, tôi thấy Quốc thao thức trong căn hầm còn đầy mùi súng đạn, mùi mắm muối, cá khô và cả mùi gạo mốc lẫn mồ hôi lính tráng, viết những dòng thơ về sự hồi sinh của đất nước Campuchia từ những tiếng hát cỏ non suối nguồn. Có những thứ chiến tranh không thể vùi lấp được” [96, tr.23].

Ở mỗi khoảnh khắc của cuộc sống, người lính đều có một cách nhìn, một cách cảm riêng về những thứ tồn tại xung quanh mình. Với người lính chiến đấu ở chiến trường K, tâm hồn lãng mạn khiến họ nâng niu, trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Đó có thể là một câu chuyện rất bình dị như câu chuyện về Thuận: “Một đêm trời mưa dầm dề. Tôi và Thuận, hai võng mắc nối tiếp. Tôi giả vờ ngủ. Dưới chân chúng tôi cơ man là lân tinh, lấp lánh như dải Ngân Hà. Trời mưa. Nước từ đỉnh rừng cứ lặng lẽ rơi xuống qua những tầng lá cao thấp, tạo thành bản nhạc rả rích, thầm thì trong không gian sẫm tối. Hình như đêm càng tối, ánh lân tinh càng sáng. Thuận mới lên, còn mê mẩn ánh lân tinh. Tôi thấy Thuận lọ mọ đi nhặt từng chiếc lá đầy ánh sáng. Hắn soi lên xem có gì bí ẩn trong đó. Thứ ánh sáng ma mị, diệu kì. Nếu đây không phải là Anlong Veng, thì có lẽ chúng tôi nghĩ mình đang ở một xứ sở thần tiên nào đó. Tôi thấy Thuận ép từng chiếc lá vào trong cuốn sổ”. Sự “mê mẩn”, hành động “nhặt từng chiếc lá” và “ép từng chiếc lá vào trong cuốn sổ” đủ để người đọc trân trọng những người lính hàng ngày phải đối diện với bom đạn của kẻ thù. Họ xúc động trước những thanh âm bình dị của cuộc sống, họ thổn thức với những vần thơ trên cánh võng, nao lòng với hình ảnh thiếu nữ ngồi dệt vải, bà mẹ ngồi chải tóc bắt chấy cho con bên cầu thang nhà sàn, nghẹn ngào xúc động khi những thanh âm tiếng Việt thân thuộc vang lên như tiếng gọi của quê hương giữa bạt ngàn núi rừng, nơi heo hút xứ người…Dường như sự khốc liệt của chiến trường không hề làm vơi cạn đi tâm hồn bay bổng, mộng mơ của họ. Ngược lại, sự lãng mạn khiến những người lính quên đi những khắc nghiệt của cuộc chiến, khiến cho vẻ đẹp của họ càng lấp lánh hơn trên những trang viết hôm nay.

Những người lính trẻ ấy không chỉ lãng mạn, họ còn mang trong mình sự trẻ trung, hóm hỉnh đậm chất lính. Họ có thể xông pha nơi lửa đạn, họ có thể là những người rất nghiêm nghị khi thực hiện quân lệnh, nhưng trở về cuộc sống bình dị, họ vui vẻ, họ tếu táo, họ nhiệt thành. Họ hiện lên trong lời kể của Đoàn Tuấn: “Lại nhớ những ngày huấn luyện, lính tráng D1, E582 ngồi trong thung lũng Hòa Bình, bập bùng guitar, đồng ca nhạc chế: „Ta là con của bố ta mẹ ta/ Nhớ nhà là ta tút ta bùng/ Ta đi đường Nho Quan ta vòng Chi Nê/ Ta về trong phố đang mong chờ ta…‟. Hát tếu táo cho bõ cơn nhớ nhà thôi. Dù biết chiến tranh đã kề vai sát cánh

bên mình. Để ngày mai, tất cả ra biên giới, vào chiến trường” [96, tr.262]. Những giây phút hát vang nhạc chế đủ để trên môi họ nở nụ cười tươi tắn, quên đi những cực nhọc của cuộc sống nơi đất khách. Những nụ cười trên môi, niềm vui lấp lánh trên gương mặt khiến cho cuộc sống của họ chan chứa tin yêu hơn. Cứ nghe họ kể về câu chuyện của đời mình, câu chuyện của những người đồng chí, đồng đội mình mới thấy họ lạc quan đến thế. Trong ngôn ngữ giọng điệu của họ, câu chuyện luôn phơi phới, luôn hóm hỉnh như câu chuyện tình yêu của Thuận qua lời kể tếu táo của lính tráng: “Tôi bảo Thuận: „Hôm nào mình khắc bài thơ mới tặng Thuận‟. „Thơ như nào?‟. Nó thế này: Tình yêu không chân dung/ Người yêu không bóng dáng/ Thời gian không giới hạn/ Ngày mai ăn cơm với gì?. Hai thằng lại cười ngất” [96, tr.273]. Đó là cái cười ngất vô tư, phơi phới của tuổi trẻ. Cái cười ngất che đi những nỗi niềm sâu thẳm trong trái tim những người lính trẻ. Chỉ cần ngồi bên nhau, họ luôn biết trao nhau những tiếng cười như thế. Ngay cả trong cách viết thư của lính, người đọc cũng bắt gặp những hóm hỉnh tươi vui của những chàng lính trẻ phớt đời:

“Một hôm, Hà „Giăng - van - giăng‟ bắt tôi nghe thư. Sở d ĩHà có biệt danh này vì miệng hắn vẩu, toàn răng là răng. Hắn viết khá nhiều bản nháp. Lúc thì „Đất khách quê người…ngày...tháng…năm, anh cô đơn nhớ em cô đơn‟; lúc thì „Rừng xanh núi đỏ ngày…Tiên sư mấy con khỉ quấy phá anh viết thư cho em…‟; lúc lại lãng mạn „Biên giới Miên - Thái mùa mưa…, anh đang ngồi trong hầm sũng nước, hết quần áo mặc, nhớ em…‟; lúc lại đơn giản „Campuchia ngày…, anh vừa bị thương vì nghịch dại đụng mìn, may mà nhẹ‟; lúc lại cụ thể „Anlong Veng xứ sở của ruồi…, nếu em đến đây cùng anh thì không chết vì đạn mà chắc chết vì ruồi mất‟; v.v…Thư của hắn hay trách cứ người yêu tại sao không viết trả lời. Cứ được một đoạn mùi mẫn, lại hạ một câu: „Em có còn yêu anh nữa không thì bảo? Liệu cái thần hồn! Cho phép em nghĩ lại…‟. Nghe mà buồn cười đến đau cả bụng” [96, tr.305]. Bao nhiêu những câu chuyện được kể ra, bao nhiêu tiếng cười hiện trên trang viết cũng là bấy nhiêu cái mệt mỏi bị xua tan. Họ bước vào chiến tranh, họ gánh chịu những tổn thất nặng nề của chiến tranh và ngày mai không biết số phận họ sẽ ra sao trên mảnh đất không phải quê hương mình. Thế nhưng, điều đáng quý là họ đã sống hết mình, đã mang cái phần tươi trẻ của cuộc đời mình để xóa đi những nhọc nhằn, vất

vả. Sự trẻ trung, hóm hỉnh khiến những người lính gần nhau hơn, và hình tượng người lính chân thực hơn, đời hơn trên trang viết của hai nhà văn.

Đặc biệt, khi viết về người lính, Đoàn Tuấn hay Sương Nguyệt Minh không chỉ đề cập đến phẩm chất anh hùng của họ mà còn dành một vị trí quan trọng để bộc lộ đời sống tình cảm của những người lính chiến đấu trên quê hương Chùa Tháp. Trong hoàn cảnh đầy thử thách, gian nan, nguy hiểm của cuộc chiến, tình cảm của người lính càng được bộc lộ đẹp đẽ vô cùng. Đó là tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia ngọt sẻ bùi, hỗ trợ, nương tựa, hi sinh vì nhau trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. Có thể nói, điều quý giá nhất của cuộc đời quân ngũ đó là tình đồng đội. Bên đồng đội, họ tồn tại, sát cánh cùng nhau trên chiến trường, nhường cho nhau từng ngụm nước hiếm hoi, từng miếng ăn ít ỏi, chia sẻ với nhau những ấm lạnh của cuộc đời riêng, những kỉ niệm khó quên nơi quê nhà, những tình cảm thầm kín, thành thật, cháy bỏng của một thời trai trẻ. “Chúng tôi cùng ăn chung bữa cơm, cùng hút chung điếu thuốc, cùng thay nhau thức gác canh khuya, cùng ngủ chung một căn hầm, cùng chịu chung một trận phục, cùng chịu chung một cơn khát, một ngày đói, cùng hưởng chung một bữa no, cùng có chung một người bạn sống, một đồng đội chết…” [96, tr.203]. Họ đã đi cùng nhau trên một con đường, nương tựa nhau trong những tháng ngày cơ cực nơi đất người, chính bởi thế mà nghĩa tình của họ càng trở nên sâu sắc.

Họ gắn bó, họ sát cánh với nhau khi còn sống, và xúc động hơn khi những người đồng đội qua đời, họ vẫn trọn nghĩa vẹn tình, vẫn gọi nhau là “đồng đội” chân thành và thiêng liêng: “Bây giờ, đồng đội mình chết lại thấy nghĩa trang thật gần gũi, thân thương. Đi qua mộ Hoàng An hay mộ Trung, tôi rẽ vào. Khi dọn cỏ, bẻ cây, khi đắp lại chỗ bị sụt. Bạn mình nằm đó, chắc biết mình đến, thế nào cũng ngồi dậy, nhìn mình. Hoặc đi lại trò chuyện. Dù không nhìn thấy nhau, những vẫn cảm nhận sâu sắc về sự hiện diện của nhau. Tôi tin rằng, mình đối xử chân thành với các liệt sỹ, họ cũng sẽ biết. Môi trường quân đội ngày càng thấm sâu vào tôi. Trước đây, chỉ có những đồng đội đang sống, cùng sát cánh chiến đấu, giờ, giữa chúng tôi có thêm, có chung những đồng đội đã mất. Họ là những sợi dây vô hình, nối chúng tôi lại bên chặt hơn” [96, tr.252]. Có lẽ chưa bao giờ và chưa ở đâu tình

cảm đồng chí, đồng đội lại đẹp như trong chiến tranh. Những người lính tình nguyện Việt Nam nằm xuống nơi đất khách quê người, thế nhưng họ không hề cô đơn. Câu chuyện của Đoàn Tuấn về sự hi sinh của thủ trưởng Võ Sỹ Lực là câu chuyện như thế. Khi cấp trên của mình nằm xuống, ở giữa rừng núi hoang vu, họ cố gắng tìm cho thủ trưởng của mình những bông hoa rừng: “Bọn tôi đi khắp rừng, tìm những chùm hoa dại, đặt lên thi hài ông. Mùa khô, hoa thật hiếm. Nhưng chúng tôi cũng tìm được khá nhiều hoa. Ít ra, có ít hoa rừng phủ, thủ trưởng nằm cũng đỡ trơ trọi. Bọn tôi gắng kiếm nén nhang, nhưng không đâu có” [96, tr.294]. Hành động giản dị ấy xuất phát từ trái tim, trái tim của những người đồng đội, đồng chí. Nhưng có lẽ, xúc động nhất chính là giây phút kiểm nghiệm di vật tử sĩ. Đó chính là giây phút người lính nhận ra tình cảm sâu nặng đối với đồng đội - cấp trên của mình. Hình ảnh “chiếc ba lô của ông đã cũ sờn. Bao nắng mưa, bụi bậm, khói súng đã thấm vào đây… Bộ quần áo cũ, đồ lót cũng cũ. Bàn chải, thuốc đánh răng, khăn mặt, đôi tất,… Quyển sổ tay, chiếc bút máy, địa bàn, mấy lá thư gia đình,… Một khẩu súng K59. Gia tài người lính có gì đáng giá đâu! Tờ biên bản nhẹ tênh như ba lô tử sỹ. Nhưng sao tình cảm của chúng tôi với ông Lực sâu nặng như vậy?”[96, tr.294]. Câu hỏi chất chứa bao nỗi niềm, bao nghĩa tình sâu nặng. Tình cảm ấy không phải ngẫu nhiên mà có, nó đã được hình thành, nó được tôi luyện từ chính chiến trường khốc liệt. Người chỉ huy ấy không chỉ là cấp trên, mà còn là người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 57 - 70)