Vài nét về Sương Nguyệt Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 27 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh, Đoàn Tuấn

1.2.1.1. Vài nét về Sương Nguyệt Minh

Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1958 tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông xuất thân trong một gia đình có chữ nghĩa, hiếu học ở nông thôn. Trong bối cảnh đầy biến động của lịch sử, gia đình Sương Nguyệt Minh chịu nhiều sóng gió đặc biệt là trong cuộc đấu tranh nội bộ về ruộng đất. Ông nội của nhà văn bị quy sai là thành phần địa chủ, bị bắt và đưa ra đấu tố trước tòa án nông dân và bị kết tội là “địa chủ cường hào gian ác, bóc lột và đánh đập nông dân”. Rất may, sau đó có lệnh sửa sai từ Trung ương, ông nội Sương Nguyệt Minh không bị kết tội địa chủ nữa, được giải oan và xuống thành phần trung nông lớp dưới. Tuy nhiên, chính hoàn cảnh gia đình đã khiến tuổi thơ của Sương Nguyệt Minh rơi vào cô độc bởi sự kì thị “con cháu địa chủ” của dân làng. Nhưng chính sự mặc cảm, cô độc trong kì thị, chính hoàn cảnh gia đình và quê hương ấy đã trở thành chất liệu nghệ thuật độc đáo trong quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh sau này.

Năm 1974, Sương Nguyệt Minh có giấy gọi vào đại học nhưng xã giữ lại không cho đi. Đầu năm 1975, ông nhập ngũ rồi tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam và có mặt ở chiến trường K, cùng đoàn quân tình nguyện giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng do bọn phản động Pol Pot gây ra. Sau những năm tháng ở chiến trường K, nhà văn Sương Nguyệt Minh được điều về nước học trường Sỹ quan Lục quân 2, rồi về Học viện Quân y công tác. Sau đó, ông còn theo học chuyên ngành Xây dựng Đảng - Chính quyền và Nhà nước ở Học viện Chính trị - Quân sự, học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Bén duyên với văn chương, nhưng thời gian đầu Sương Nguyệt Minh không thể toàn tâm toàn ý với nghiệp văn. Cuộc sống với nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến chàng văn sĩ đành gác lại nghề viết để làm kinh tế. Ông từng đi buôn trứng vịt lộn, thuốc lá, cắt dán phong bì, khoan nước giếng bán cho khu tập thể, nuôi chim cút, nuôi gà công nghiệp…Tuy nhiên, những năm tháng lăn lộn với cuộc đời đã cho ông một vốn sống phong phú cho nghiệp văn sau này của mình. Lựa chọn cuối cùng là bước vào nghề văn, Sương Nguyệt Minh nhận ra mình không biết và cũng không thể làm gì khác ngoài nghề viết văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn (Trang 27 - 28)