Phản ứng của học sinh khi chứng kiến BLHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 68 - 69)

Bảng 2 .11 Sự quan tâm của cha mẹ với có hành vi xô xát của học sinh

Bảng 2.18 Phản ứng của học sinh khi chứng kiến BLHĐ

Phản ứng của ngƣời chứng kiến bạo lực Tỷ lệ (%)

Can ngăn ngay lập tức 20.0

Can ngăn sau một lúc chứng kiến 20.1

Không can ngăn vì đó là việc của họ 27.1 Không can ngăn vì ngƣời bị đánh đáng nhƣ thế 8.3

Không can ngăn vì sợ bị đánh lây 36.3

Qua bảng số liệu này, chúng ta có thể nhận thấy rõ thái độ của đối tƣợng chứng kiến cảnh BLHĐ. Tránh xa trung tâm của vấn đề là lựa chọn hàng đầu của học sinh khi tham gia chứng kiến. Điều đó cũng dễ hiểu vì các em không muốn phiền hà, rắc rối. Theo ý kiến của học sinh:

Em sẽ đi đường khác hoặc tránh xa nếu gặp cảnh BLHĐ vì em sợ đánh nhau. Đứng gần chẳng may bị vạ lây thì thiệt mình thôiỢ.

(THM, Hs chứng kiến, lớp 11 trƣờng PTTH B) Hay em NTTH lớp 12A4 cùng trƣờng có suy nghĩ khi đƣợc hỏi: Ộem đã bao giờ can các bạn đánh nhau chƣaỢ

Nếu đứa bị đánh là bạn mình, và nếu mình có thế lực thì có thể mình sẽ vào can. Thậm chắ là vào đánh giúp. Nhưng nếu mình không có thế lực, thì không can. Chỉ đợi nó đánh xong thì mình vào giúp. Mà nói chung cũng phụ thuộc vào thời điểm. Kể cả mình có thế lực, nhưng nếu lúc đấy mình đi một mình thì cũng không thể làm gì được. Trừ phi thế lực mình quá mạnh, bọn nó đã biết tiếng từ lâu

(Nữ, Hs xô xát lớp 11, trƣờng THPT A học lực giỏi)

ỘNhư vụ chém nhầm ở cửa trường mình vừa rồi đấy. Thấy có đám đánh nhau bảo vệ lập tức đóng cổng trường lại. Ai chứng kiến cũng nói thế. Mà bên kia là doanh trại quân đội, lắnh cầm súng đứng đấy mà có can thiệp đâu. Mặc dù chỉ cần bắn chỉ thiên một cái là bọn nó chạy ngay. Thế mà có ai

làm gì đâu. Sau này em tìm hiểu thì biết cũng là do luật quân đội, cấm dùng súng trong mọi trường hợp không liên quan tới quân đội, không là bị tước súng, thậm chắ là bị kỷ luật và đuổi. Nhưng dù sao thì...

Ngoài ra, cũng từng có trường hợp bị chết oan khi can đánh nhau rồi, nên thực ra ai cũng sợ, chẳng dám canỢ

(HHT, HS chứng kiến,trƣờng PTTH B chia sẻ) Nhƣ vậy khi chứng kiến cảnh xô xát, nếu đối tƣợng xô xát và bị xô xát không phải là bạn bè cùng nhóm chơi hay là bạn thân thì đa phần các em sẽ chọn giải pháp né tránh với lý do không muốn bị liên lụy đến bản thân. Trƣớc những tình huống tiêu cực gặp phải trên đƣờng, chúng ta nên tìm cách giúp đỡ các nạn nhân khỏi những nguy hiểm, điều đó mới thể hiện trách nhiệm của một công dân trong đất nƣớc đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)