Mô hình phòng tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 77 - 82)

2.1.1 .Mức độ phổ biến của bạo lực học đƣờng

3.1. Những giải pháp ngăn chặn bạo lực học đƣờng đã và đang thực hiện

3.1.2. Mô hình phòng tham vấn tâm lý

Tại hai trƣờng mà chúng tôi nghiên cứu, đây là hai trong số những trƣờng triển khai sớm mô hình phòng tham vấn tâm lý trong nhiều trƣờng chƣa biết đến mô hình này. Đây là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng. Tuy nhiên ta tìm hiểu xem mô hình hoạt động tại hai trƣờng hiệu quả nhƣ thế nào.

Trong số hai trƣờng điển cứu trƣờng THPT A đã có kinh nghiệm với hoạt động của nhân viên CTXH trong việc giải quyết các vấn đề tại trƣờng học. Dƣới hình thức là phòng tham vấn học đƣờng, các cán bộ tâm lý hƣớng tới thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ của mình xây dựng môi trƣờng giáo dục ƣu việt mang đậm tắnh nhân văn sâu sắc.

Hoạt động của mô hình này có mục đắch gồm những nội dung sau:

Các hoạt động chắnh

Tƣ vấn các vấn đề tâm lắ, tình cảm, tình yêu, giới tắnh, các mối quan hệ trong và ngoài trƣờng, gỡ rối khi bạn gặp khó khăn, mâu thuẫn, xung đột với bạn bè, ngƣời thân...

Giáo dục kỹ năng sống: cách ứng xử, xử lý mâu thuẫn, kiềm chế...

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các chƣơng trình truyền thông, các câu lạc bộ, tạo sân chơi lành mạnh... cho trẻ.

Cụ thể những chức năng nhiệm vụ trên đây đã đƣợc áp dụng và thực hiện mang lại hiệu quả rất tắch cực tại trƣờng A. Phòng tâm lý Trƣờng A hƣớng vào thực hiện 2 hoạt động chắnh là tham vấn và tƣ vấn. Hoạt động tham vấn cho các em học sinh tập trung vào những băn khoăn, thắc mắc và khó khăn của các em trong các lĩnh vực:

- Học tập

- Quan hệ giao tiếp/ứng xử với bạn bè, thầy cô, cha mẹẦ

- Sự phát triển tâm sinh lý của bản thân (theo các lứa tuổi/khối lớp) - Tình bạn, tình yêu

- Hƣớng nghiệp - Định hƣớng giá trị

Cụ thể những khó khăn của học sinh nhƣ: phƣơng pháp học tập và khả năng tập trung chƣa cao, áp lực thi cử/học tập, stress, lo âu, mâu thuẫn bạn bè, mâu thuẫn với cha mẹ, bắt nạt, trêu chọc, lo lắng về phát triển của bản thân, băn khoăn về định hƣớng nghề/định hƣớng giá trị, Ầ

Nhƣ vậy phòng tƣ vấn tâm lý của trƣờng PTTH A nếu thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra thì cũng phần nào góp phần làm giảm thiểu hành vi xô xát trong học đƣờng. Tuy nhiên tỷ lệ BLHĐ ở trƣờng A rất cao (37,1% học

sinh có hành vi bạo lực-nhƣ phân tắch ở phần trƣớc), theo những quan sát ta thấy, hoạt động thực tế của phòng tƣ vấn tâm lý này cụ thể:

Nhƣ tên gọi của phòng: tham vấn tâm lý, phòng có một cán bộ phụ trách chuyên môn về tâm lý trực tiếp triển khai hoạt động tại phòng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu có những quan sát thấy đƣợc hoạt động chắnh của phòng nhằm cũng cấp kiến thức, kỹ năng chung để hƣớng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp. Những hoạt động diễn ra tại phòng còn thiên về tâm lý, mà hành vi BLHĐ là hành vi tiềm ẩn nhiều yếu tố cần sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp hoặc nhân viên chuyên trách đƣợc đào tạo một cách cụ thể và bài bản. Mặt khác, do trƣờng PTTH A có hệ thống liên cấp nên ngoài phụ trách, triển khai hoạt động cho các em PTTH, phòng tâm lý học đƣờng còn kiêm nhienemj luôn chức năng tƣ vấn tâm lý cho các em THCS, việc không chuyên môn vào một cấp học nào cũng khiến hoạt động của phòng không đƣợc tập trung cho khối PTTH. Qua quan sát, nhà nghiên cứu thấy, có sự không đồng nhất trong việc triển khai các phƣơng pháp cho học sinh giữa ngƣời phụ trách phòng tâm lý học đƣờng và BGH nhà trƣờng, cụ thể, BGH nhà trƣờng cũng chƣa đƣợc thầy cô yêu thắch và đồng thuận trong các phƣơng pháp giáo dục đƣa ra. Do đó, nếu có hành vi xô xát học đƣờng xảy ra, việc các em đƣợc giáo dục, can thiệp đầy đủ có phƣơng pháp tắch cực là điều rất thách thức với phòng tƣ vấn học đƣờng.

*Phòng tư vấn tâm lý của trường B

Mục tiêu hoạt động: Hoạt động tƣ vấn đƣợc tiến hành cho đối tƣợng phụ huynh học sinh và các giáo viên, cán bộ của nhà trƣờng nhằm:

- Phát hiện sớm các vấn đề/khó khăn của học sinh, của lớp, của phụ huynh - Giải quyết những khó khăn hiện thời của học sinh/tập thể học sinh - Kỷ luật trên lớp

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Vấn đề tâm lý của học sinh (thái độ và hành vi của học sinhẦ) Mô hình lập ra nhằm mục đắch hỗ trợ các em trong học tập

Với mục tiêu đề ra của phòng tham vấn học đƣờng tại trƣờng B. Chúng tôi thấy hiệu quả hoạt động của phòng tham vấn vẫn còn rất nhiều hạn chế:

Thường thường nếu được cô giáo phụ trách đức dục giới thiệu thì chúng em mới phòng tư vấn chứ bình thường chúng em ngại các bạn nhìn thấy nghĩ mình có vấn đề gì nên cũng ắt khi vàoỢ.

(MA lớp 12D4 trƣờng B cho biết) Rào cản từ phắa học sinh đã hạn chế việc các em đƣợc tiếp xúc trực tiếp nhằm phòng ngừa rủi ro BLHĐ: các em không dám vào phòng tƣ vấn vì sợ bạn bè nhìn thấy sẽ chế cƣời, mặt khác mô hình phòng tƣ vấn học đƣờng tại trƣờng PTTH B mở ra chƣa có nhân viên chuyên trách ngồi tại phòng 24/24, phòng làm việc theo thời gian trên lịch (thứ 2: từ 8h30-11h30 và từ 11h30- 17h30) và thứ 5: 13h-17h) hàng tuần. Điều này cho thấy, việc giới hạn thời gian tƣ vấn rất khó cho việc phòng ngừa và giải quyết triệt để những mâu thuẫn mà BLHĐ gây ra. Câu hỏi đặt ra là: nếu BLHĐ hay một cá nhân nào trong trƣờng có vấn đề cần tƣ vấn, hỗ trợ ngoài thời gian đƣợc quy định sẵn viết trên bảng kia, thì ai sẽ là ngƣời giúp giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài khung thời gian hoạt động này?

Nhƣ vậy, với phòng tƣ vấn học đƣờng tại PTTH B: điểm mạnh: trƣờng có phòng tƣ vấn học đƣờng, có lịch cố định tƣ vấn cho học sinh, phụ huynh, giáo viên nếu có nhu cầu. Mặt hạn chế: chắnh vì chƣa có nhân viên chuyên trách làm việc tại phòng tƣ vấn học đƣờng nên việc xử lý kịp thời những hành vi bạo lực trƣờng học còn nhiều bất cập.

Do đó, mặc dù cũng đã cố gắng hƣớng sự tập trung vào học sinh bằng những biện pháp đã đƣợc triển khai nhƣng mô hình phòng tƣ vấn tâm lý tại PTTH A và phòng công tác xã hội học đƣờng ở PTTH B vẫn chƣa phát huy

đƣợc hết vai trò vốn có của nó. BLHĐ vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong môi trƣờng vốn đƣợc coi là yên ổn và bình lặng cho sự phát triển trắ tuệ, rèn luyện nhân cách học sinh.

Điều cần thiết với hai mô hình cần có một nhân viên công tác xã hội đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng học đƣờng ngồi trực tiếp tại phòng và trợ giúp cho những đối tƣợng tại trƣờng có nhu cầu.

Hình ảnh phòng tham vấn học đƣờng của trƣờng luôn trong tình trạng đóng cửa.

(Phòng tư vấn học đường trường B)

Tóm lại các nhà trƣờng và cả xã hội đã lên tiếng, chung tay giải quyết vấn nạn BLHĐ. Tuy nhiên các giải pháp chƣa mang tắnh đồng bộ, chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, BLHĐ vẫn ngày một gia tăng với ảnh hƣởng ngày càng nghiêm trọng hơn. Cần có một cơ chế mới, hệ thống chắnh sách cũng nhƣ các giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn nạn này.

Để đạt đƣợc mục tiêu đó, ở phần sau ngƣời nghiên cứu trình bày một số đề xuất giải pháp công tác xã hội trong trƣờng học trong việc phòng ngừa hành vi BLHĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)