Lý thuyết trao đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 30 - 32)

10. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.4.1. Lý thuyết trao đổi

Blau, Homans, Thibaut và Kelly là những học giả có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển Thuyết trao đổi xã hội. Thuyết trao đổi xã hội cho rằng, tất cả các mối quan hệ của con ngƣời đƣợc hình thành bởi sự phân tắch một cách chủ quan và sự so sánh giữa các lựa chon. Vắ dụ, khi một ngƣời nhận

thấy giá trị của mình cho đi lớn hơn cái mà họ nhận đƣợc thì có thể họ sẽ từ bỏ mối quan hệ trao đổi. Sự thay đổi của xã hội và tắnh ổn định của tiến trình trao đổi buộc các bên thƣơng thuyết với nhau. Cốt lõi của Thuyết trao đổi xã hội là ý niệm của sự công bằng. Thuyết này gắn bó mật thiết với thuyết lựa chọn dựa trên lắ trắ mà nó xuất phát từ thuyết kinh tế (giá cả và lợi nhuận kinh tế). Khi con ngƣời tƣơng tác với nhau trong nhóm, mỗi cá nhân luôn cố gắng cƣ xử theo cách để những ngƣời khác khen họ nhiều nhất, đánh giá cao và giảm tối đa sự phê phán, chê bai cũng nhƣ khiển trách.

Thuyết trao đổi cũng nhấn mạnh rằng: các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần nhƣ sự ủng hộ, tán thƣởng hay danh dự. Những ngƣời trao nhiều cho ngƣời khác có xu hƣớng đƣợc nhận lại nhiều lần, những ngƣời nhận nhiều từ ngƣời khác sẽ cảm thấy có sự tác động, hay áp lực từ phắa họ. Chắnh tác động của áp lực này giúp cho những ngƣời cho nhiều có thể đƣợc nhận lại nhiều từ phắa những ngƣời mà họ đã đƣợc trao nhiều. Ngƣời ta gọi đó là sự cân bằng giữa chi phắ và lợi ắch.

Có 4 nguyên tắc tƣơng tác trong trao đổi xã hội nhƣ sau:

Nếu một hành vi đƣợc thƣởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hƣớng lặp lại.

Hành vi đƣợc thƣởng, đƣợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hƣớng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tƣơng tự.

Nếu nhƣ phần thƣởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phắ vật chất và tinh thần để đạt đƣợc nó.

Khi nhu cầu của các cá nhân gần nhƣ hoàn toàn đƣợc thoả mãn thì họ ắt cố gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng.

Ứng dụng thuyết trao đổi trong đề tài này giúp ta lý giải hành vi cân nhắc của học sinh về chi phắ và phần thƣởng mang lại cho các em khi các em quyết định xô xát. Vì sao các em học sinh PTTH chọn giải pháp bạo lực thay cho việc nắn nhịn, bỏ qua cho bạn bè mình? Việc các em PTTH có hành vi

BLHĐ là do các em tự quyết định, tự lựa chọn hành vi cho bản thân. Giữa việc nắn nhịn khi có bất hòa, mâu thuẫn với bạn và việc cứng cỏi đứng lên phản kháng lại bạn, các em hoàn toàn có thể thông minh nhận ra việc làm nào có lợi cho các em, việc làm nào bị bố mẹ, thầy cô khiển trách. Nhƣng BLHĐ vẫn hàng giờ, hàng ngày diễn ra với một tần số, quy mô lan rộng ở lứa tuổi PTTH. Điều này lý giải cho việc các em nhận thấy BLHĐ mang lại nhiều lợi ắch cho các em hơn cả, khi muốn xô xát với ai, các em cũng cân nhắc, đánh giá xem điều đó có kết quả tốt nhất cho bản thân mình không. Rõ ràng, việc các em có hành vi BLHĐ khiến các em không những bảo vệ đƣợc bản thân, khẳng định đƣợc cái tôi của mình với bạn bè, mà hành vi đó coi nhƣ sự thừa nhận, tán thƣởng ngầm của bạn bè dành cho các em có hành vi xô xát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)