Hòa giải và kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 75 - 77)

2.1.1 .Mức độ phổ biến của bạo lực học đƣờng

3.1. Những giải pháp ngăn chặn bạo lực học đƣờng đã và đang thực hiện

3.1.1. Hòa giải và kỷ luật

Trƣờng học là nơi các em đƣợc tham gia học tập và sinh hoạt theo lứa tuổi đúng với giai đoạn phát triển của mình, môi trƣờng an toàn trang bị đầy đủ kiến thức cho các em bƣớc ra ngoài xã hội một cách tự tin. Nhƣng khi các em mắc lỗi, phải có biện pháp để giáo dục để các em tự giác đi vào nề nếp.Khi đƣợc hỏi về các biện pháp nhà trƣờng thƣờng xử lý, cô giáo thuộc Ban giám hiệu đã có chia sẻ:

Khi học sinh vi phạm kỷ luật thì mình vẫn áp dụng các bước như ngày xưa thôi. Đầu tiên là phải tìm hiểu vấn đề - phần lớn là bắt viết tường trình. Mình biết bây giờ nhiều cô vẫn chỉ bắt viết tường trình. Sau đó là hòa giải, bắt cam kết, hoặc đền bù. Nếu vẫn không được thì mời phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm lên gặp ban giám hiệu. Thông thường là dừng ở bước này. Trường hợp nghiêm trọng sẽ mời đến công an, nhưng hiếm lắmỢ.

Chia sẻ của cô cũng chắnh là thực trạng đang xảy ra tại hai trƣờng nghiên cứu hiện nay. Việc học sinh trong trƣờng phạm lỗi, bị cảnh cáo trƣớc lớp, cảnh cáo trƣớc trƣờng, kỷ luậtẦlà những cách giải quyết phổ biến hiện nay trong môi trƣờng học đƣờng. Vấn đề là việc xử lý của nhà trƣờng không khiến các em học sinh nể phục và các em không có bài học cho những hành vi sau này của mình:

Không. Càng nặng càng không sợ. Phần lớn là con nhà giầu mà. Có chuyện gì thì lại đến gặp cô. Mà bọn nhà giầu nhiều khi lại còn khéo mồm. Nên cũng qua. Mà có bị đuổi thì có làm sao. Bố mẹ nó cho nó học dân lập luôn. Như mấy đứa bị bắt lên sân khấu đứng đấy, mặt bọn nó nhơn nhơn có sợ gì đâu. Phải là mình chắc mình phải cúi gằm mặt xuống.Ợ

(TMH, PTTH B chia sẻ) Khi đƣợc hỏi: ỘEm thấy các bạn có nghiêm túc với kỷ luật của trường không? H trả lời luôn:

Không. Thực tế là càng căng thì càng phá. Bọn em thân lừa ưa nặng mà. Nhưng chắnh ra e thấy học trường em lại thoải mái nhé. Bọn em xác định vừa học vừa chơiỢ

Nhận xét về cách xử lý của thầy cô trong trƣờng, em PTL lớp 11A4 trƣờng A chia sẻ lý do khiến các em không cảm thấy có cảm tình với thầy cô giáo chủ nhiệm:

ỘChủ yếu là vì cách xử lý của thầy cô không phù hợp với mong muốn của bọn em. Vắ dụ thầy cô cứ hay nói quá lên. Hoặc là xử lý mạnh tay so với lỗi bọn em đáng bị thế. Ngoài ra còn do tâm lý của các thầy cô khi lên lớp. Tâm trạng của thầy cô cũng ảnh hưởng tới giờ học. Vắ dụ cô H nhé. Từ tiết 1 đến tiết 4 cô có thể rất vui vẻ với lớp, nói chuyện cởi mở. Nhưng đến tiết 5, cô biết tuần này lớp xếp hạng thấp, thế là cô căng thẳng. Rồi cô làm bọn em ức chếỢ.

Nhƣ vậy biện pháp xử lý, biện pháp hòa giải trong trƣờng không mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa phòng chống BLHĐ, các em không sợ, không để tâm đến cách xử lý của thầy cô, thậm chắ có em bị đình chỉ học vẫn cảm thấy rất bình thƣờng. Học sinh không sợ kỷ luật không phải vì quy định không kỷ luật của nhà trƣờng, mà một phần vì các thầy cô giáo đƣợc đào tạo trong môi trƣờng sƣ phạm, chỉ có kiến thức về chuyên môn, hơn nữa, các thầy cô giáo ngoài giờ dạy học trên lớp đã phải bận trăm công nghìn việc ngoài xã hội, sẽ có những sao nhãng nhất định trong việc quản lý học sinh. Hơn nữa các kỹ năng: giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng, can thiệp bạo lực các thầy

cô giáo cũng chƣa đƣợc tập huấn. Đòi hỏi cần có nhân viên công tác xã hội trƣờng học đƣợc đào tạo bài bản có đầy đủ kỹ năng để hỗ trợ nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)