Phản ứng của bố mẹ khi biết con cái có hành vi xô xát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 60 - 62)

Bảng 2 .11 Sự quan tâm của cha mẹ với có hành vi xô xát của học sinh

Bảng 2.12 Phản ứng của bố mẹ khi biết con cái có hành vi xô xát

Bố mẹ phản ứng nhƣ thế nào khi biết tin Tổng số (%)

Bố mẹ bảo thế là đúng 11.6

Bố mẹ giúp cảnh cáo bên kia 11.2

Bố mẹ khuyên không nên làm nhƣ vậy 57

Bố mẹ trách mắng nhƣng đúng 26.6

Bố mẹ trách mắng vô lý 7.5

Bố mẹ đánh 3.3

Với 11.6% bố mẹ bảo thế là đúng, 11,2% bố mẹ giúp cảnh cáo bên kia, 13,1% bố mẹ không quan tâm, đây chắnh là những hành vi bố mẹ ngấm ngầm Ộcổ vũỢ cho hành vi bạo lực của con cái. Bố mẹ là ngƣời thân thiết với các em nhất khi các em rời trƣờng học, nhƣng có đến 13.1% tỷ lệ bố mẹ Ộkhông quan tâm, không biếtỢ khi thấy con mình xô xát hoặc biết con mình xô xát. Với những dấu hiệu xô xát trên ngƣời các em khi từ trƣờng về nhà: từ nhẹ nhƣ Ộbầm tắmỢ đến nặng hơn là Ộchảy máuỢ, nếu bố mẹ quan tâm đến con, họ sẽ biết đƣợc cặn kẽ ngọn nguồn sự việc xảy ra với các em. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi này rất quan trọng. Các khuôn mẫu ứng xử hành vi của cha mẹ có tác động mạnh mẽ với các em.

Khi trẻ có hành vi BLHĐ, cần thiết phải có sự điều chỉnh hành vi từ phắa gia đình và nhà trƣờng. Trong đó, thái độ của cha mẹ trƣớc tình huống con mình là ngƣời tham gia BLHĐ rất quan trọng, có thể trở thành nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng của BLHĐ.

Tức giận và đánh trẻ là biện pháp mà rất nhiều cha mẹ chọn để trừng phạt trẻ vì hành vi bạo lực của trẻ. Nhƣng chắnh cha mẹ vô tình đang bạo lực trẻ và tạo cho trẻ tâm lý cứ sai là bị ăn đòn. Và đó sẽ là khuôn mẫu cho trẻ hành động. Nhiều khi trẻ chƣa ý thức đƣợc ý nghĩa của các hành động, chƣa hiểu đúng dần dần sẽ dẫn tới quan niệm sai. Đồng tình với hành vi của con chiếm tới 11.6% là con số khá lớn thể hiện quan niệm sai lầm của cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ là ngƣời định hƣớng hành vi cho con, lại là ngƣời đồng tình, khuyến khắch hành vi bạo lực sẽ giúp trẻ coi bạo lực là một thói quen có thể tới một lúc nào đó trẻ sẽ quay sang bạo lực với chắnh cha mẹ mình. 13.1% ý kiến lại thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm, hoặc tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh mà không kịp thời chỉ ra cho trẻ cái sai để trẻ nhận thức đúng đắn khiến cho thực trạng BLHĐ có xu hƣớng gia tăng. Trong cuốn ỘAn sinh xã hội và các vấn đề xã hộiỢ có đề cập tới nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm tội ảnh hƣởng từ gia đình: ỘTrẻ phạm tội chịu ảnh hưởng của những gương xấu của bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình.

Những cách sống không hòa thuận thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột có ảnh hưởng xấu đến tình cảm, tâm tư trẻ. Phương pháp giáo dục không đúng đắn của gia đình: sự nuông chiều quá đáng cũng như sự đối xử khắc nghiệt, độc ác của cha mẹ với con cáiẦcũng thúc đẩy trẻ em phạm tội.Ợ[ Nguyễn Thị Oanh. An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. ĐH Mở BC TP. Hồ Chắ Minh, 1997. trang 134]

BLHĐ ngày càng gia tăng, gia đình là nơi thứ hai sau nhà trƣờng đứng ra quản lý, chăm sóc các em. Với tỷ lệ hơn 70% cha mẹ không biết đến việc con cái mình đánh nhau, có vết thƣơng ở tay chânẦđiều này cho thấy kiểm soát của gia đình còn hạn chế. Gia đình không chỉ có ảnh hƣởng bên ngoài mà gia đình còn là nơi con cái có thể chia sẻ tâm sự vui buồn với bố mẹ, những ngƣời thân gần gũi và gắn bó với các em qua việc tâm sự chuyện học hành trƣờng lớp. Việc kiểm soát lỏng lẻo của gia đình dẫn đến việc các em có hành vi xô xát nhiều hơn, theo thuyết kiểm soát của Hirschi.

Việc chia sẻ tâm sự của các em về chuyện trƣờng lớp, bạn bè thực sự có mối liên quan chặt chẽ với hành vi bạo lực của học sinh (Với hệ số Chi- square 10.99, df=3, p= 0.012 (p<0.05)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)