.Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

2.1.2.1.Kinh tế và sự đô thị h a của thành phố Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô của đất nước có bề dày lịch sử văn hiến cùng với sự phát triển hàng nghìn năm. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà Nội tập trung hầu hết các trường Đại học lớn, trung tâm đào tạo lao động có chất lượng cao của cả nước, là cái nôi của giáo dục. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Trong mấy năm trở lại đây kinh tế của thành phố Hà Nội không ngừng tăng trưởng. Kinh tế Hà Nội năm 2013: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%. [51]

Với những ưu ái về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng với sự đầu tư phát triển của Chính phủ quá trình đô thị hóa của Hà Nội diễn ra nhanh chóng và có tốc độ cao nhất cả nước. Năm 2010, Tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 30 - 32% và sẽ nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng). Các điểm dân cư ven đô, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo đô thị đã liên tục được khoác lên mình những chiếc áo ngày một rộng lớn hơn. Từ năm 2000 đến 2010, Hà Nội thu hồi 11 nghìn ha đất, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp phục vụ cho 1.736 dự án phát triển đô thị và công nghiệp. Theo đó có hàng nghìn nông dân bị mất đất, mất việc làm. [32].

Dân số Hà Nội cũng gia tăng lên với tốc độ cao, chủ yếu là do dòng người di cư. Cụ thể, Hà Nội vào năm 2009 đạt khoảng 6,5 triệu dân đến năm 2013 là 7.15 triệu dân. Số dân nhập cư chủ yếu là các đối tượng trong độ tuổi lao động, điều này làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động trên thị trường. Số lao động trẻ, lao động có tay nghề được nâng lên và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm kiếm việc làm. Cùng với sự phát triển của đô thị hóa thì các vấn đề về an sinh xã hội cũng tăng lên đòi hỏi sự giải quyết kịp thời của Thành phố đặc biệt là vấn đề nhà ở.

2.1.2.2.Nhà ở

Mặc dù Việt Nam là đất nước nghèo, thu nhập bình quân thấp tuy nhiên Hà Nội là một trong những thành phố có giá đắt đỏ nhất thế giới về đất đai không thua kém các quốc gia giàu có. Các khu đất gần Hồ Tây, Hoàn Kiếm, khu phố cổ có giá gần bằng với giá đất tại hai thành phố có giá đất đắt đỏ nhất thế giới là Tokyo (Nhật), Paris (Pháp), các khu đất khác nằm ở nội đô thì cũng rất ít người có khả năng mua được. Một căn nhà 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm tại Cleveland, Ohio có giá 64.993 USD (tương đương với 1,378 tỷ đồng). Một người Mỹ có thu nhập trung bình có thể mua căn nhà này sau 15 tháng. Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam (2013) là 1.922 USD mất khoảng 33 năm. Các căn hộ có giá trên rất phổ

biến tại Hà Nội, một nước nghèo mà có giá nhà đất tương đương với các nước giàu trên thế giới là một nghịch lý.

Theo số báo cáo của chương trình chương trình đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2009 thì có đến 26% dân số Hà Nội sống dưới mức 7m2/ người. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở. Diện tích nhà ở của dân thường trú là hơn 20m2/người so với hơn 8 m2

/người dân di cư, đặc biệt 1/3 dân di cư sống trong kiều kiện chật hẹp dưới 4 m2/người. Điều này đã khiến người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi [15]

Như vậy nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội là hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách đòi hỏi phải có những chính sách thiết thực tạo ra thị trường nhà ở phù hợp với điền kiện kinh tế và nhu cầu của phần lớn người dân.

2.1.2.3.Tình hình sử ụng đất

Diện tích đất tại Hà Nội đến nay tăng rất nhiều sau đợt sát nhập năm 2008 tuy nhiên diện tích đất dành cho đất ở đô thị lại rất ít và hạn chế. Theo như chương trình sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Hà Nội thì diện tích đất ở đô thị năm 2010 là 7.840 ha chiếm 2.36% tổng diện tích đất, định hướng đến năm 2020 diện tích đất ở đô thị tăng lên 9.522ha. Như vậy quỹ đất dành cho phát triển nhà là rất hạn hẹp. Trong khi đó đất dành cho nông nghiệp là 188.365 ha chiếm 56.6%, đất cho các mục đích khác là 127.35 ha chiếm 38.24%, đất chưa sử dụng là 9.331ha chiếm 2.8%.

Bảng 2.1. Diện tích, cơ cấu đất

STT Loại đất

Hiện trạng năm

2010 Quy hoạch đến năm 2020 (

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Quốc gia Thành phố) Tổng số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đât 332.889 100,0 332.889 332.889 100,0 1 Đất nông nghiệp 188.365 56,6 151.780 462 152.242 45,7

STT Loại đất

Hiện trạng năm

2010 Quy hoạch đến năm 2020 (

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Quốc gia Thành phố) Tổng số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp 135.193 40,6 178.830 6 178.836 53,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)