.Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 43)

Đất dành cho mục đích khác (an ninh, quốc phòng, công nghiệp,….)

127.353 38.24 2.194 2.194 1,2

2.2 Đất ở tại đô thị 7.840 2.36 9.522 0 9.522 5,3

3 Đất chưa sử dụng 9.331 2,8 2.279 1.811 0,6

Bảng 2.2. Diện tích, tình hình sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

STT Chỉ tiêu Hiện trạng 2010 Diện tích đến các năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng diện tích đât 332.889 332.889 332.889 332.889 332.889 332.889 1 Đất nông nghiệp 188.365 185.215 183.238 181.327 176.320 168.791

2 Đất phi nông nghiệp 135.193 139.088 141.813 144.624 150.483 159.419

2.1 Đất dành cho mục

đích khác 127.353 131.183 133.868 136.536 142.1 150.469

2.2 Đất ở tại đô thị 7.840 7.905 7.945 8.088 8.383 8.950

3 Đất chưa sử dụng 9.331 8.586 7.838 6.938 6.086 4.679

(Nguồn Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 09/01/2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy đất đô thị dành cho phát triển nhà ở có tăng lên qua mỗi năm tuy nhiên mức tăng là không đáng kể và chưa kịp với tốc độ phát triển về đô thị. Vì vậy việc dành đất cho phát triển nhà ở thu nhập thấp sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.3.Đánh giá chung

Từ những phân tích trên tác giả nhận thấy rằng chính sách nhà ở cho người TNT tại Hà Nội khi thực thi có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

2.1.3.1.Thuận lợi

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của cả nước việc thực thi chính sách lúc nào cũng được ưu tiên hơn các tỉnh thành khác. Việc phát triển một thủ đô văn minh, hiện đại. giàu đẹp mang lại hình ảnh cho quốc gia cũng như thu hút được quan khách quốc tế.

Hà Nội có nền kinh tế phát triển lâu đời, ít chịu tác động của yếu tố tự nhiên. Việc phát triển đô thị gắn với phát triển bền vững cho nên ngân sách thành phố dành cho việc khắc phục thiên tai hàng năm là rất ít, sự biến động trong dự báo chỉ số phát triển thấp, thành phố sẽ dành nhiều quan tâm cho phát triển kinh tế thành phố và chính sách an sinh xã hội.

Có vị trí thuận lợi, lại là thủ đô của cả nước nên rất nhiều doanh nghiệp chọn Hà Nội là nơi đầu tư phát triển. Số lượng doanh nghiệp có trụ sở, văn phòng ở Hà Nội không ngừng tăng. Điều nay làm tăng thêm ngân sách thành phố từ nguồn thu thuế. Hơn nữa thành phố là địa phương tiên phong trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, đến nay lượng dự án nước ngoài đầu tư vào thành phố luôn ổn định trở thành nguồn lực quan trọng trong việc phát triển Thủ đô. Hà Nội quy tụ các trường đại học hàng đầu cả nước, những trung tâm giáo dục có chất lượng cao, hàng năm cò hàng triệu sinh viên tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao vô cùng quan trọng cho việc phát triển kinh tế của thành phố.

2.1.3.2.Kh hăn

Mặc dù có nhiều thuận lợi như vậy nhưng khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải cũng tương đối nhiều.

Vì có lịch sự phát triển lâu đời, trong khi diện tích nội thành của Hà Nội lại nhỏ. Dân cư tập trung chủ yếu ở nội thành, tập quán sinh sống lâu đời khiến cho việc di dời dân gặp khó khăn, các khu nhà cũ cũng khó giải tỏa để xây lại nhà mới. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, trường học, công sở cũng tập trung hầu hết trong nội thành, giao thông lại tắc nghẽn, khó khăn trong di chuyển làm cho dân cư không muốn sống xa trung tâm. Bên cạnh đó dân số Hà Nội không ngừng tăng do quá trình đô thị hóa và sự di cư dân từ các vùng khác đến làm cho nhu cầu nhà ở

tăng lên, hình thành nhiều khu dân cư nghèo. Các vấn đề về an sinh xã hội cũng trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất mà Hà Nội gặp phải là quỹ đất dành cho phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp. Đất dành cho phát triển loại hình nhà ở này hoàn toàn phụ thuộc vào quỹ đất dành cho phát triển nhà ở của thành phố. Việc quy định dành quỹ đất trong các dự án nhà ở thành mại cho việc xây nhà ở cho người thu nhập thấp là khó thực thi vì đây là các khu đất giao cho tư nhân họ luôn gắn tối đa cho lợi nhuận nên quỹ đất dành cho nhà ở thu nhập thấp bị cắt hụt. Trong khi việc di dời các cơ quan, công sở, trường học gặp nhiều khó khăn. Thành phố có chính sách di dời từ lâu nhưng đến nay số lượng cơ quan di dời sang các đô thị vệ tinh là rất ít khiến cho việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất gặp khó khăn, quỹ đất phát triển vẫn luôn hạn hẹp. Các đô thị xung quanh được đầu tư phát triển nhiều nhưng chưa thu hút được dân cư sang sinh sống. Tình trạng giao thông thành phố thì vẫn chưa có phương án giải quyết.

Những khó khăn này đã làm hạn chế nhiều trong việc thực hiện chính sách nhà ở cho người TNT của thành phố Hà Nội.

2.2. Nhu cầu về nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội

Tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra trong vòng 1 tháng đối với 360 người. Mẫu khảo sát chọn là ngẫu nhiên, những người đến các dự án nhà cho người TNT đang chào bán và những người đang sống tại Hà Nội. Với 360 phiếu phát ra tác giả thu về 352 phiếu hợp lệ và những đánh giá của tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu của mình.

Đối tượng nghề nghiệp: Cán bộ công nhân viên chức là 37.78%, nhân viên công sở là 31.25, Công nhân là 10.8%, những người buôn bán nhỏ 8.24%, Người lao động tự do là 5.4%, các đối tượng còn lại (khác) 6.53 %. Như vậy qua số liệu điều tra ta thấy được nhóm đối tượng có nhu cầu mua nhà nhiều nhất và khả thi là những cán bộ công nhân viên chức và nhân viên công sở. Họ là những người có nguồn thu nhập ổn định thông qua lương hàng tháng.

Khả năng thanh toán mua nhà: Đa số việc mua nhà là được trích từ tiền lương hàng tháng, còn lại là các hộ có thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhỏ và các nguồn khác. Tuy nhiên những hộ gia đình này hoàn toàn không có đủ tiền để mua một căn hộ mà chỉ có thể chi trả được khoảng 1/2 đến 1/3 số tiền mua nhà. Có đến 80% những người được hỏi cho rằng mình không thể hoàn toàn trả được hết tiền mua nhà nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và vay vốn ngân hàng.

Diện tích căn hộ: Phần những người mua nhà đều muốn mua căn hộ nhỏ phù hợp với thu nhập của mình để không phải vay nợ quá nhiều. 20% có nhu cầu mua căn hộ 70 m2, 60% nhu cầu mua căn hộ 50 -30 m2 những gia đình có đông người con cái lớn, 20% muốn mua căn hộ dưới 30 m2 đây là các hộ độc thân, chưa có con. Tất cả những người được hỏi đều mong muốn được hỗ trợ mua nhà hoặc trả dần từng năm.

Biểu đồ 2.1. Đối tượng mua nhà

0 5 10 15 20 25 30 35 40 1st Qtr CBNV NVCS Công nhân Buôn bán nhỏ Lao động tự do Khác

Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thành phố Hà Nội năm 2009 bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng 7 m2 /người, thuộc nhóm bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới 4 m2 /người; về chất lượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi…Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thu nhập trung bình và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương

120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn. các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức Thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Về con số tuyệt đối, theo ước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội thì có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% số này. Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng lồ trên thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong toàn bộ quỹ nhà ở của Hà Nội có khoảng 80% là nhà thấp tầng (1 – 3 tầng); 20% là nhà chung cư cao tầng (4 – 5 tầng). Những năm vừa qua, quỹ nhà ở tư nhân do nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà cao tầng (4- 5 tầng) khoảng 20% quỹ nhà ở tư nhân. Phần lớn các khu nhà ở của Hà Nội không được xây dựng đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu niên nghi, thiếu công trình phúc lợi công cộng, môi trường bị ô nhiễm, mật độ dân cư phân bổ không đồng đều quá tải ở khu trung tâm; Từ khi Nhà nước thực hiện xoá bỏ bao cấp về nhà ở, do có nhiều khó khăn Nhà nước ít đầu tư xây dựng nhà ở, 80% diện tích nhà ở do nhân dân tự đầu tư xây dựng hoặc cán bộ công nhân viên của các cơ quan tự đầu tư xây dựng. [29].

Tuy nhiên với những con số như hiện nay thì diện tích nhà ở cho người dân vẫn chưa thỏa đáng, nhà ở vẫn cần được phát triển thêm nữa đặc biệt là những khu nhà giá rẻ. Trong chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 đã UBND thành phố đã đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu về nhà ở cũng như dự báo nhu cầu về nhà ở. Nhu cầu về nhà ở xã hội trong giai đoạn 2011-2015 của thành phố Hà Nội dự kiến cần khoảng 10.000.000 m2 sàn (mỗi năm cần khoảng 2.000.000 m2 sàn), trong đó Nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người thu nhập thấp tại đô thị là 4.100.000 m2 sàn, đáp ứng 82.000 căn hộ: Với chỉ tiêu đưa ra và thực hiện đúng kế hoạc thì đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 6,5 m2 /người), trong đó khu vực đô thị 26,6 m2/người, khu vực nông

thôn 20,0 m2/người. Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 89,7% (năm 2011 tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố là 88,6%); giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống còn 0,05%. [59]

Những con số trên cho thấy tình hình nhà ở tại Hà Nội vẫn còn thiếu rất nhiều. Nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp trong những năm tiếp theo không ngừng tăng, trong khi người dân thủ đô không có khả năng thanh toán toàn bộ tiền mua nhà nên rất cần chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc mua nhà ở thu nhập thấp.

2.3.Nội dung chính sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp của thành phố Hà Nội.

Hệ thống văn bản của chính sách.

Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp được Chính phủ quy định chi tiết và cụ thể trên các văn bản: Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/04/2009 quy định về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp tập trung, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/04/2009 Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị quyết 02/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của Hà Nội dựa những quy định chung của Chính phủ về nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngoài ra để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương UBND TP Hà Nội có ban hành một số văn bản: Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND

quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Đây là văn bản cốt yếu thể hiện chủ trương của Thành phố về phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách có nhiều bất cập, thành phố đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng để chính sách đạt được hiệu quả mong muốn.

Khi phân tích về thực trạng của chính sách nhà ở thu nhập thấp của thành phố tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau để thấy được những sự thay đổi của chính sách này.

Mục tiêu chính sách

Mục tiêu công bố: Tạo điều kiện để người thu nhập thấp có nhà ở.

Mục tiêu ngầm định: Làm ấm lên thị trường bất động sản đang đóng băng do suy thoái kinh tế, giải quyết vấn đề nhà ở của thành phố.

Phương tiện chính sách

Để thực hiện chính sách này Chính phủ hỗ trợ người xây nhà, người mua nhà bằng việc cho vay vốn lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, giảm thuế đầu ra, cung cấp đất, thiết kế mẫu nhà ở cho người TNT.

Đối tượng chính sách

Có hai nhóm đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách: Chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở, những người thuộc đối tượng mua nhà ở cho người TNT. Những người được mua nhà phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

Thứ nhất: Người mua nhà phải phải thuộc nh m đối tượng sau

- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang kể cả trường hợp đã nghỉ chế độ theo quy định.

- Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định); người lao động tự do, kinh doanh cá thể đảm bảo có thu nhập thấp để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định.

Thứ hai: Những người thuộc nh m được mua nhà phải đầ đủ các điều kiện sau:

- Chưa có nhà ở; Là người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích quá chật chội, bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5 m2 sử dụng/người; Chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức, cụ thể là: Chưa giao đất theo

quy định của Pháp luật về đất đai; Chưa được thuê, thuê mua nhà ở xã hội; Chưa được tặng nhà tình thương, tình nghĩa; Chưa được nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Người có nhu cầu mua và thuê nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại các quận nội thành Hà Nội. Trường hợp đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nếu chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn thì phải có xác nhận của đơn vị ngườ đó đang công tác về chức vụ, thời gian công tác, thực trạng nhà ở.

- Có mức thu nhập bình quân hàng tháng (tính bình quân đầu người) dưới mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)