.Thiếu đất phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

2.4.2 .Những bất cập trong quá trình thực thi chính sách

2.4.2.2 .Thiếu đất phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp khó khăn lớn nhất là quỹ đất. Đất đai dùng cho phát triển nhà ở cho người TNT được xác định trên cơ sở rà soát các địa điểm đã và đang triển khai xây dựng, các vị trí đã có sẵn mặt bằng, có khả năng đầu tư được ngay, những vị trí theo quy hoạch khả năng giải tỏa đền bù thuận lợi. Việc phát triển nhà ở cho người TNT hoàn toàn phụ thuộc vào quỹ đất phát triển nhà của thành phố. Từ khi có chính sách làm nhà cho người TNT có hiệu lực thì vấn đề đất sạch để xây nhà mới cần được tính toán. Xây nhà ở cho người thu nhập thấp tuy người mua nhiều, nhưng giá thành không cao, lợi nhuận thấp, quỹ đất của thành phố lại có hạn nên bài toán này thực sự là rất khó. Theo quy định của Luật nhà ở, các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố có diện tích từ 10 ha trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để phát triển nhà cho người TNT. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố đông dân nhất cả nước với số lượng dân di cư hàng nghìn người mỗi năm vì vậy mà nhu cầu về nhà ở luôn cao hơn các tỉnh thành khác. Thành phố quyết định dành 25% diện tích đất ở, hoặc 25% diện tích sàn nhà ở để phát triển NOXH, quỹ đất dành cho phát triển nhà cho người TNT cũng trong diện tích này. Đất nội đô phần lớn đã được quy hoạch, các khu chung cư cũ cần di dời xây mới thuộc chính sách khác vì vậy đất dành cho nhà ở cho người TNT được bố trí ra ngoại thành trong các khu đô thị mới, xa khu dân cư.

Theo tính toán của UBND thành phố thì tổng nhu cầu nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2020 là khoảng 9 triệu m2 sàn, tương ứng với hơn 1.000 ha đất chiếm khoảng 25,1% diện tích đất xây nhà ở mới theo quy hoạch. Trong chiến lược nhà ở của thành phố, giai đoạn 2012 - 2015, Hà Nội cần khoảng 3 triệu m2 nhà ở cho công nhân, 1,3 triệu m2 nhà cho sinh viên, 2 triệu m2 nhà tái định cư và khoảng 3,2 triệu m2 nhà xã hội khác và khoảng 1,2 triệu m2 đất ở. Đến năm 2020 là khoảng 12,5 triệu m2 nhà và gần 1,5 triệu m2 đất ở cho các đối tượng trên.[9] Với những dự tính

như trên trong khi nguồn đất dành cho nhà ở có hạn thì việc thiếu quỹ đất dành cho phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp thực sự là tất nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)