Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 29 - 36)

B. NỘI DUNG

1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềphong cách ngƣờ

1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ

1.2.1.1. Vị trícủa lực lượngCAND

Ngay từ buổi đầu thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của lực lượng công an đối với sự an nguy của chính quyền nhân dân. Tùy mỗi cách xem xét và nhìn nhận, Hồ Chí Minh có những quan điểm khác nhau về vị trí của lực lượng CAND. Cụ thể, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng CAND có những vị trí sau đây:

- Đối với Đảng, CAND đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Trong lịch sử chưa có và sẽ không thể có một lực lượng công an đứng ngoài lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân,do đó, lực lượng CAND mang bản chất của giai cấp công nhân.Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng có lãnh đạo chính trị đúng, thì chuyên môn mới đúng. Công an nhân dân vũ trang, hay là

quân đội cũng thế, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng từ trên xuống dưới. Nhất định phải như thế” [72, tr.153]. CAND đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự bền vững của chính quyền nhân dân và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta.

- Đối với chính quyền, CAND là một bộ phận quan trọng của chính quyền dân chủ nhân dân.

Kế thừa các quan điểm về giữ gìn và bảo vệ chính quyền cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng công an là một bộ phận không thể thiếu trong công cuộc bảo vệ cách mạng, bảo vệ chính quyền của nhân dân. Trong tư tưởng của Người, CAND có vị trí là “một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội” [71, tr.247].CAND là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân.

- Đối với nhân dân, CAND là người lãnh đạo, tổ chức, giáo dục, hướng dẫn nhân dân, đồng thời cũng là người “đày tớ” thật trung thành của nhân dân.

Đối với nhân dân, CAND có vị trí đầu tiên là người lãnh đạo, hướng dẫn, tổ chức và giáo dục nhân dân.Trong rất nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thiên chức của lực lượng CAND là “bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân”[70, tr.260].Người khẳng định: “Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân”[70, tr.83]. Bên cạnh đó, CAND còn là người “đày tớ” thật trung thành của nhân dân. Làm “đày tớ” ở đây có nghĩa là người công an phải có những phẩm chất của người công bộc, người phục vụ cho nhân dân chứ không phải làm “quan cách mạng”. Những phẩm chất đó là: phải “trung với nước, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính”; phải “lo trước cái lo của dân,

vui sau cái vui của dân”… Trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Mai, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở lực lượng công an: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”[65, tr.499], nhân dân là “ông chủ nắm chính quyền”, công an là “đày tớ” của nhân dân, bởi vậy, kính trọng, lễ phép là phẩm chất cần có của người đày tớ trung thành của nhân dân.

1.2.1.2. Về vai trò của lực lượngCAND

- CAND có vai trò nòng cốt, tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự.

Với các vị trí đã nêu ở trên, lực lượng CAND đều có vai trò vô cùng quan trọng trước Đảng, Chính quyền và nhân dân. Người nhiều lần nhấn mạnh rằng sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là công việc của toàn dân, từ cơ sở đến trung ương đều phải chung tay góp sức. Tuy nhiên, trong sự nghiệp to lớn, gian khổ mà cũng không kém phần vẻ vang đó, CAND phải là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu của phong trào.

Lực lượng CAND được Đảng và Nhà nước lập ra với mục đích “bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân” [70, tr.259]. Với mục đích đó, CAND phải là nòng cốt chính của sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự.Để làm tốt vai trò của mình, Hồ Chí Minh cho rằng, lực lượng công an phải biết sử dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân, tổ chức nhân dân thành “thiên la địa võng” xây dựng nên thế trận An ninh nhân dân vững chắc. Đồng thời, CAND cần phải tiên phong, xung kích trong các lĩnh vực bởi kẻ thù có vô vàn âm mưu và thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, chúng không ngừng chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta trên rất nhiều lĩnh vực. Do vậy, với vị trí của mình, CAND còn phải lường trước các âm mưu, thủ đoạn và sẵn sàng có biện pháp phòng, chống cũng như tham mưu cho Đảng, Chính phủ. Ở đây, Hồ Chí Minh khẳng định công an không thể đi sau các ngành khác mà phải tiên phong và đi trước. Trong

buổi nói chuyện với Hội nghị Công an toàn quốc vào tháng 1 năm 1956, Người nhấn mạnh: “Công an phải có kế hoạch. Công an không thể đi sau công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. Tốt nhất là công an đi bước trước” [70, tr.260].

- CAND là “vũ khí sắc bén” của Đảng, Chính phủ và nhân dân

Nói về vai trò của lực lượng CAND, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản.”[74, tr.71].

Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn.Ngay từ những ngày đầu thắng lợi của cuộc Cách mạng Tám, Hồ Chí Minh đã thấy được sự cần thiết của một lực lượng bảo vệ chính quyền.Lực lượng CAND ra đời ngay từ những ngày đầu của nền độc lập đó. Cùng với thời gian trôi qua, lực lượng công an đã chứng minh được vai trò của mình là “vũ khí sắc bén” của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta gặp rất nhiều sự chống phá từ các thế lực “thù trong, giặc ngoài”. Chúng đe dọa trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và trực tiếp nhất là bình an, hạnh phúc của nhân dân. Đối mặt với kẻ thù với nhiều âm mưu, phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lực lượng CAND luôn không ngại gian khổ, kiên quyết, mưu trí đấu tranh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ vụ án phố Ôn Như Hầu những ngày đầu cách mạng năm 1946, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trước âm mưu đảo chính của Việt Nam Quốc dân Đảng đến những chiến công vẻ vang sau này như: Đánh đắm chiến hạm Amiôđanhvin của thực dân Pháp năm 1947; chuyên án bắt gián điệp Mỹtại Hải Phòng năm 1958; chuyên án KH CM12 năm 1980… Với những chiến công chói lọi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đều khẳng định lực lượng công an là “vũ khí sắc bén” là “cánh tay đắc

lực” và là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền và bảo vệ nhân dân.

1.2.1.3. Về chức năng của lực lượngCAND

- Chức năng bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh; trấn áp thù trong, giặc ngoài Đây là chức năng cơ bản nhất của lực lượng CANDtheo quan điểm của Hồ Chí Minh. Người quan niệm rằng giữ gìn trật tự an ninh là công việc của tất cả mọi người nhưng trong đó, CAND là lực lượng chuyên trách. Người nhấn mạnh: “Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của công an”. Ở đây, Người nhấn mạnh hai chức năng chính của lực lượng CAND đó là bảo vệ an ninh và giữ gìn trật tự. Người đã nhiều lần nhắc nhở lực lượng công an khi thực hiện chức năng của mình phải ý thức được đối tượng phục vụ là nhân dân. Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất so với công an đế quốc. Công an đế quốc là “nanh vuốt” của đế quốc, làm hại và bóc lột nhân dân. Công an của ta là công an nhân dân, có chức năng “bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân”[70, tr.259] và “Làm công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân”[67, tr.269].

- Chức năng tổ chức, động viên quần chúng nhân dân tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân trong

sự nghiệp cách mạng.Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người nhắn nhủ nhiệm

vụ cách mạng của toàn dân ta là một “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi.Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.”[75, tr.616].Động viên, tổ chức, giáo dục nhân dân là công việc của toàn Đảng, toàn hệ thống

chính trị.Với vị trí và vai trò của mình, lực lượng công an cũng là một thành tố quan trọng có chức năng tổ chức, động viên nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân. Người khẳng định: “Vấn đề quan trọng nhất là giáo dục, tuyên truyền cho dân, để quản lý tốt tai, mắt, miệng của dân, làm thế nào dân giúp công an để phát hiện địch và giấu địch những điều của ta”[75, tr.140].

Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu ra những quan điểm về nghệ thuật quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, phương tiện, biện pháp, đặc biệt là của đông đảo quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Những quan điểm của Người là tiền đề để công an ta triển khai thành thế trậnAn ninh nhân dân sau này. Người chỉ rõ: “Hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành những bức "thiên la địa võng", nên lũ mật thám không sao thoát được. Có những em bé, những cụ già, những phụ nữ đã nổi tiếng anh hùng phòng gian trừ gian, vì đã giúp công an tóm được những tên mật thám đầu sỏ” [67, tr.53]

- Chức năng chống thù ngoài, địch trong

Ngày 28-1-1958, tại Trường Công an Trung ương, nay là Học viện An ninh nhân dân, Người nhấn mạnh chức năng của công an: “Công an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địch trong”[71, tr.247]. “Thù ngoài” mà Người nói đến ở đây chính là đế quốc, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, chúng trực tiếp chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của chúng ta.Hồ Chí Minh gọi kẻ thù này là “kẻ địch rất nguy hiểm” của chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, “địch trong” mà Người nhắc đến là những thói quen, truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân, chúng đều là kẻ địch của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh gọi chúng là “kẻ địch to” hay “kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội ”. Đấu tranh với những kẻ thù hung ác này, Hồ Chí Minh khẳng định “công an đi bước trước”[70, tr.260]. Đi “bước trước” ở đây

nghĩa là lực lượng công an phải tiên phong đấu tranh với kẻ địch trong mọi lĩnh vực, không được lơ là, chủ quan mà dễ sa vào bị động.

Bên cạnh chống “thù ngoài”, CAND còn có chức năng chống “địch trong”. Người nhấn mạnh “Công an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địch trong, mà còn chủ nghĩa cá nhân là còn có địch ở bên trong, địch ở trong con người mình” [71, tr.249]. Chủ nghĩa cá nhân nó là thứ vi- rút nguy hiểm, là thứ bệnh mẹ, mà từ đó sinh ra nhiều thứ bệnh con khác như quan liêu, tham ô, xa dân… Người cũng răn dạy lực lượng CAND phải kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân: “Kẻ địch ấy lại không thể lấy súng bắn vào được. Phải ra sức phấn đấu rèn luyện tư tưởng mới khắc phục được nó” [71, tr.249].

1.2.1.4. Về nhiệm vụ của lực lượng CAND

Trong rất nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở lực lượng CAND nhận thức rõ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Đối với Người, “Công việc làm của công an âm thầm nhưng rất quan trọng” [70, tr.261]. Nhiệm vụ của công an thời chiến đã nhiều, đến thời bình còn nhiều hơn gấp bội. Điểm qua các quan điểm của Người về nhiệm vụ của CAND, có thể nêu ra một số quan điểm chính sau:

- “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại.” [70, tr.259]

- “Nhiệm vụ của công an là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân.” [70, tr.259]

- “Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế.” [70, tr.83]

- “Phải xây dựng một bộ máy công an rất tốt, rất chắc chắn. Ai phải xây dựng? Mỗi một cán bộ công an đều có trách nhiệm vào đấy” [71, tr.250]

- “Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân” [70, tr.83]

- “Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân” [67, tr.269]

- “Công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân.” [71, tr.247]

- “Công an ta bây giờ phải ra sức góp phần vào việc củng cố miền Bắc; mà cái gốc của việc củng cố miền Bắc là khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá” [70, tr.258]

Từ những quan điểm trên của Người, có thể khái quát CAND có những nhiệm vụ cụ thể sau: Nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh; Nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Chính quyền và nhân dân; Nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài; Nhiệm vụ tổ chức, giáo dục và phục vụ nhân dân; Nhiệm vụ thi hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND; Nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc.

Xem xét vị trí, vai trò của lực lượng CAND dưới nhiều góc độ khác nhau, Hồ Chí Minh đề ra nhiều quan điểm về nhiệm vụ của công an. Tuy nhiên, tổng quát nhất, bao trùm nhất, Người khẳng định nhiệm vụ của CAND là: “Nhiệm vụ của công an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” [72, tr.221].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 29 - 36)