Tổ chức nhiều hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, thông qua đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 118 - 132)

B. NỘI DUNG

2.4.7.Tổ chức nhiều hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, thông qua đó

2.4. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách

2.4.7.Tổ chức nhiều hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, thông qua đó

qua đó giáo dục phong cách người CAND cho sinh viên và tạo môi trường lành mạnh cho sinh viên học tập,rèn luyện và phấn đấu

Các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các hoạt động tập thể tạo cho sinh viên môi trường, sân chơi bổ ích xây dựng phong cách của người CAND.

Về phía học viện, cần chú trọng tổ chức nhiều hoạt động tập thể như: cuộc thi điều lệnh Học viện hàng năm, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ môn học, olympic các môn khoa học, các cuộc thi tìm hiểu,

các cuộc thi văn nghệ - thể thao… Đây là những hoạt động tập thể lý thú, bổ ích, hỗ trợ tốt cho việc rèn luyện phong cách của sinh viên. Đồng thời, Ban chấp hành Đoàn, lãnh đạo các khoa, bộ môn cũng cần chú ý đến các hoạt động xã hội như: công tác thực tế chính trị, xã hội ở địa phương hàng năm; hoạt động từ thiện, thiện nguyện; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; hoạt động về nguồn, thăm các di tích lịch sử cách mạng… Đây là những hoạt động xã hội giúp phát triển các kỹ năng của sinh viên, tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện và học tập.

Để tổ chức tốt các hoạt động này, cần lên kế hoạch cụ thể, định kỳ tổ chức.Cần gắn các hoạt động với các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, qua đó giáo dục truyền thống cho sinh viên.Đồng thời, cải tiến hình thức và biện pháp tổ chức, để hoạt động có thể đến sâu rộng hơn đối với sinh viên.Một điểm nữa là Học viện cần quan tâm chú ý đến cơ chế khen thưởng, biểu dương những cá nhân và tập thể năng nổ, đạt thành tích trong các cuộc thi cũng như các hoạt động. Để những hoạt động diễn ra được thuận lợi, có hiệu quả thiết thực cần có sự quan tâm, phối hợp của lãnh đạo Học viện, lãnh đạo các đơn vị, Đoàn thanh niên, đội ngũ cán bộ, giáo viên và các phòng ban.

Các hoạt động thông tin, truyền thông trong phạm vi Học viện cũng là hoạt động quan trọng đối với công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, một giải pháp hiệu quả nữa là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, thông tin, tuyền thông nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục.

Hiện nay, Học viện rất quan tâm đến các hoạt động truyền thông, nhiều kênh thông tin, truyền thông đã được mở như: tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, đặc san Dưới cờ truyền thống, Đài phát thanh Học viện, Kênh truyền hình C500, bảng tin nội bộ Học viện.Đây là những kênh thông tin có hiệu quả

tuyên truyền cao đối với sinh viên. Nội dung tuyên truyền cần hướng tới các hoạt động tiêu biểu của CAND; các cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; các tấm gương người CAND dũng cảm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ; các tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, nội dung cũng cần đề cập đến công tác đấu tranh của lực lượng an ninh trên mặt trận chính trị - tư tưởng; phản bác các quan điểm sai trái nhằm “hạ bệ thần tượng”, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng, Nhà nước.

2.4.8.Đầu tư nâng cấp đồng bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong học viện, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện của sinh viên

Quan tâm đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất là một giải pháp quan trọng trong công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị phục vụ giảng dạy thuận lợi là cầu nối tốt để truyền tải nội dung, kiến thức đến với sinh viên.Đồng thời, là điệu kiện để giáo viên áp dụng tốt những phương pháp, hình thức đổi mới trong công tác giảng dạy.Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tổ chức thành công những hoạt động tập thể cũng như các hoạt động xã hội.

Muốn thực hiện tốt giải pháp này, cần ra soát cẩn thận những thiếu sót, hạn chế của cơ sở vật chất, tính toán cụ thể, dự trù những phương án, nhu cầu có thể nảy sinh trong tương lai. Từ đó, có cơ sở để đánh giá, nghiên cứu trình ra phương án trang bị cơ sở vật chất cho toàn Học viện và đệ trình lên lãnh đạo Bộ nhằm xin kinh phí. Cần chú ý đầu từ vào hệ thống trang thiết bị của phòng học như: hệ thống trang âm, máy chiếu, bảng tương tác, bàn ghế… và hệ thống thiết bị sử dụng trong các hoạt động tập thể như: loa ngoài trời, hệ thống loa phát thanh, đèn chiếu sáng, không gian sinh hoạt…

Hiện nay, Học viện có trung tâm thông tin thư viện với nhiều phòng đọc phục vụ sinh viên nhiều hệ học như: thư viện nghiệp vụ, thư viện chính trị, phòng đọc cho sinh viên sau đại học, phòng đọc cho sinh viên hệ dân sự, phòng đọc điện tử, thư viện văn học, tủ sách của các khoa, bộ môn… đây là hệ thống lưu trữ thông tin lớn của Học viện. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên cần phải chú ý đầu tư về trang thiết bị lưu trữ thông tin, hệ thống tra cứu tài liệu, hệ thống thư viện điện tử… trong đó, cần chú ý đến thư viện chính trị của sinh viên bởi đây là nguồn lưu trữ chính những thông tin nghiên cứu về phong cách người CAND.

Cùng với việc đồng bộ các trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy, Học viện cũng cần giáo dục cho giáo viên, sinh viên về cách sử dụng, bảo quản. Cần quán triệt ý thức giữ gìn tài sản đối với mỗi cán bộ, sinh viên. Có biện pháp xử lý nghiêm với những trường hợp cố ý, thiếu ý thức tập thể gây hư hỏng, mất mát tài sản.Đồng thời, cần phân rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo quản đối với mỗi cán bộ phụ trách quản lý về mặt hậu cần.

2.4.9. Nâng cao ý thức tự giác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện của học viên

Nâng cao ý thức, tự giác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện của Học viện là yêu cầu quan trọng. Giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình học… hay nói cách khác là hoàn cảnh bên ngoài có tốt đến mấy cũng sẽ không đạt được hiệu quả nếu sinh viên không có ý thức tự học, tự tu dưỡng. Tính tự giác, chủ động của mỗi sinh viên là yêu cầu cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện.

Để nâng cao ý thức tự giác của sinh viên, cần xây dựng lý tưởng sống cho sinh viên.Có lý tưởng sống tốt đẹp, sinh viên mới thấy rõ mục đích, ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.Từ đó, đem tài năng, trí tuệ, công sức để phục vụ

cho nhân dân và cho Tổ quốc. Chỉ khi nào nhận thức được lý tưởng sống, sinh viên mới có tính tự giác trong việc xây dựng và hoàn thiện bản thân, trong đó có việc xây dựng phong cách người CAND.

Về phía đội ngũ làm công tác giảng dạy, cần khơi dậy tình yêu ngành, yêu nghề; niềm tin vào Đảng, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu cho sinh viên.Tạo cho sinh viên cảm hứng khi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa vào nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, tạo hứng thú cho sinh viên khi học tập các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… và những môn khoa học chính trị khác.Cần khen thưởng, biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến trong học tập, rèn luyện, tạo động lực cho sinh viên phấn đấu. Ngoài ra, xây dựng và hoàn thiện những quy định về đánh giá học lực, hạnh kiểm; tiêu chí đánh giá điều kiện xét kết nạp Đảng… cần lồng ghép các nội dung giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào. Làm được những yêu cầu này sẽ tạo động lực và mục tiêu để sinh viên phấn đấu, nâng cao nhận thức của sinh viên, đồng thời, qua đó hình thành ý thức tự giác cho sinh viên trong việc học tập phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu về Học viện ANND, Chương 2 của đề tài đã chỉ ra các yếu tố tác động, các yêu cầu đặt ra và đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND trong học viện, bao gồm những kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời, từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu tại Chương 1, đề tài đã chỉ rõ nội dung giáo dục và đề xuất ra chín giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong Học viện ANND.

KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận định: “Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông còn diễn ra gay gắt.Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí” [26, tr.29].

Vì lẽ đó, với tư cách là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự - an toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân c ần xây dựng và không ngừng phát tri ển, đảm đương tốt tro ̣ng trách được giao . Để làm tốt việc này, việc xây dựng phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện ANND là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn, nội dung luận văn đã góp phần làm rõ được những vấn đề sau:

Một là, luận văn xây dựng khái niệm phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh; phân tích làm rõ những nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách người CAND.

Hai là, luận văn chỉ rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND Việt Nam, khẳng định việc xây dựng phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển lực lượng CAND.

Ba là, luận văn chỉ rõ những yếu tố bên ngoài nhà trường và những yếu tố bên trong Học viện tác động đến việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND trong Học viện ANND, đồng thời, luận văn cũng đưa ra những yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND đối với sinh viên Học viện ANND hiện nay.

Bốn là, luận văn đánh giá thực trạng giáo dục phong cách người CAND theotư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân dễn đến những hạn chế đó.

Năm là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng đã nêu, luận văn đề xuất ra chín giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục phong cách người CAND theotư tưởng Hồ Chí Minh.

Với những nội dung chính như vậy, luận văn đã có đóng góp vào công tác giáo dục của Học viện ANND và những đóng góp đó có thể được ứng dụng ở các trường đại học, cao đẳng CAND khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên - 2015), Phong cách làm việc Hồ Chí Minh – Giá

trị lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Phạm Ngọc Anh (2013), “Học tập và làm theo phong cách nêu gương Hồ Chí

Minh”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10.

3. Phạm Ngọc Anh (2013), “Thực hành phong cách dân chủ Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Tuyên giáo, số 7.

4. Phạm Ngọc Anh (2013), “Thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8.

5. Hoàng Anh (Chủ biên - 2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận

dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (1998),

Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Nguyễn Bình Ban (2003), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an

nhân dân”, Tạp chí Công an nhân dân, số 3.

8. Hoàng Chí Bảo (2005), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận

chính trị, Hà Nội.

9. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND (2003), Chủ tịch Hồ

Chí Minh với Công an nhân dân,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2013), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

11. Cẩm nang pháp luật dành cho ngành Công an nhân dân (2015) – Luật Công an nhân dân được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XIII (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015), Nxb Lao Động, Hà Nội.

12. Phạm Văn Dần (2001), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện

đại”, Tạp chí Công an nhân dân, số 5.

13. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc

xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Bùi Tiến Dũng (2010), “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai

đoạn mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11.

15. Phạm Tất Dong (1990), “Quán triệt lời dạy của Bác Hồ trong lĩnh vực giáo

dục, đào tạo cán bộ phục vụ công tác an ninh trật tự”, Tạp chí Công an

nhân dân, số 5.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), “Về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong

thời kỳ mới”, Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Về công tác cán bộ trong thời kỳ mới”,

Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban

chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, số 12-NQ/TW, Hà Nội, ngày 16/1/2012.

Trung ương lần thứ tám (khóa XI) “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương lần thứ tám (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng uỷ Công an Trung ương (2014), “Nghị quyết về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân”

26. Nguyễn Hữu Đổng (2002), “Học tập phương pháp tuyên truyền, giáo dục tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 118 - 132)