Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 114 - 118)

B. NỘI DUNG

2.4.5.Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và

2.4. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách

2.4.5.Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và

môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy, quản lý

Đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục phong cách người CAND cho sinh viên. Nhà trường là trung tâm của hoạt

động giáo dục và đào tạo, trong đó đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của các cấp học. Chất lượng việc giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh phần lớn nằm ở đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng.Bên cạnh đó, với tính chất của môi trường vũ trang, đội ngũ quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây là lực lượng trực tiếp quản lý, giám sát sinh viên trong các hoạt động học tập, rèn luyện, thi đua, sinh hoạt.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND cho sinh viên, việc quan tâm bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ làm công tác quản lý là điều tất yếu. Để làm tốt vấn đề này, cần tập trung nâng cao trình độ chuyên môn cho số giáo viên giảng dạy, nhất là đối với số giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy các môn khoa học chính trị Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn và Khoa Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, các phòng ban như: Phòng công tác Đảng - công tác chính trị - công tácquần chúng; Đoàn thanh niên; Phòng Quản lý học viên; Phòng Quản lý đào tạo… phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý trong công tác giáo dục. Ngoài trình độ chuyên môn, cần chú ý tới nghiệp vụ sư phạm và tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ. Đa phần số giáo viên khi được giữ lại hay tuyển dụng vào Học viện đều đã được thẩm định kỹ càng về trình độ, khả năng sư phạm cũng như có quá trình thẩm tra lý lịch gia đình, tư cách đạo đức. Bởi vậy, đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý, cần tăng cường mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, cử giáo viên đi tham gia học tập các hệ học cao hơn để bồi dưỡng kiến thức và tăng cường giao lưu, đi thực tế tại các đơn vị địa phương để bổ sung kiến thức thực tiễn. Có như vậy, đội ngũ

cán bộ giảng dạy mới đủ trình độ để làm tốt công tác giáo dục phong cách người CAND cho sinh viên.

Bên cạnh đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu, Học viện cũng cần quan tâm đến việc mời giảng là những giảng viên có học hàm, học vị, chuyên môn cao bên ngoài. Đây là lực lượng đào tạo rất cần thiết nếu muốn sinh viên được tiếp cận với những phương pháp đào tạo mới, tách ra khỏi khuôn mẫu vốn có của Học viện, điều này sẽ tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập. Đồng thời, việc mời giáo viên của các trường bên ngoài giảng dạy cũng là cơ hội để đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhà trường có cơ hội bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân. Học viện cần quan tâm, chú ý mời giảng tại các trường, các trung tâm đào tạo uy tín như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Khoa học xã hội, Học viện Chính trị quân sự - Bộ Quốc Phòng…

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, ngoài việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, Học viện cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra giờ giảng… để đảm bảo công tác giảng dạy đúng quy củ. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều cuộc thi giữa giáo viên trong nhà trường và giữa khối các trường CAND với nhau để tăng cường cọ sát, học hỏi chuyên môn giữa giáo viên. Các cuộc thi như Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp Học viện, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp bộ, Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, Hội thi hồ sơ bài dạy giỏi… là những sân chơi thiết thực, bổ ích cần được nhân rộng, đổi mới phương thức, thu hút đông đảo giáo viên tham gia. Thực tiễn cho thấy, trải qua những cuộc thi như vậy, giáo viên sẽ trưởng thành nhanh chóng;có tác dụng tích cực làm cho đội ngũ giảng dạy tận tụy, yêu nghề hơn, từ đó hăng say hơn trong việc nghiên cứu và giảng dạy.Tổng hợp những biện pháp đó, nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác giảng dạy.

2.4.6. Chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thanh niên và triển khai mô hình các đơn vị tự quản về chấp hành điều lệnh, phòng ở kiểu mẫu về điều lệnh nội vụ trong học viện

Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn (gọi chung là cán sự lớp) là nhân tố tích cực của mỗi tập thể lớp. Với đặc thù của lực lượng vũ trang, sinh viên Học viện ANND được rèn luyện trong môi trường tập thể, khối sinh viên hệ chính quy được biên chế thành 04 chuyên khoa, ứng với các chuyên ngành đào tạo, dưới chuyên khoa là các trung đội và các tiểu đội. Mỗi trung đội có từ 3 đến 5 tiểu đội, lãnh đạo trung đội là trung đội trưởng và có thêm 2 trung đội phó giúp việc (phụ trách học tập, điều lệnh); mỗi tiểu đội có 1 tiểu đội trưởng và 1 tiểu đội phó. Bên cạnh đó, mỗi trung đội sẽ có một ban chấp hành Đoàn, bao gồm 1 bí thư Đoàn, 1 phó bí thư đoàn và từ 2 đến 4 ủy viên đoàn. Cấp trên của ban chấp hành Đoàn ở cấp trung đội là ban chấp hành Đoàn cấp chuyên khoa, gồm 01 bí thư liên chi, 02 phó bí thư liên chi và từ 3 đến 5 ủy viên.

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn là lực lượng quan trọng hỗ trợ trong công tác giáo dục phong cách người CAND bởi nếu có đội ngũ cán sự lớp tốt, phong trào của lớp sẽ được nhân rộng và phát triển mạnh. Ngược lại, nếu đội ngũ cán sự lớp không gương mẫu trong học tập, rèn luyện, không có khả năng quản lý và tổ chức thì phong trào của lớp sẽ đi xuống.Do đó, cán bộ quản lý học viênphải làm tốt công tác tuyển chọn, tìm kiếm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp. Sẵn sàng thay thế những cán bộ lớp không làm tròn nhiệm vụ, không điều hành được tập thể. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên cũng cần tích cực trong công tác bồi dưỡng đoàn viên, tìm kiếm những nhân tố năng động, sôi nổi, nhiệt tình tham gia phong trào Đoàn nhằm phát huy phong trào của lớp. Cần thực hiện dân chủ trong việc bầu ban cán sự lớp, cánbộ Đoàn, mỗi nhiệm kỳ (thường là 1 năm học), cần tổ chức cho tập thể lớp

bầu lại ban cán sự lớp và mỗi học kỳ, cần lấy phiếu tín nhiệm cán bộ tiểu đội, trung đội, cán bộ Đoàn. Điều này sẽ rèn luyện cho sinh viên tác phong dân chủ và tuyển chọn được đội ngũ cán bộ tốt nhất.

Một giải pháp nữa có tác dụng khá hiệu quả đối với việc rèn luyện phong cách người CAND cho sinh viên, đó là tổ chức các mô hình đơn vị tự quản. Hiện nay, ở Học viện ANND đã có sáng kiến và bắt đầu đi vào thực hiện các phong trào như: Đơn vị tự quản về chấp hành điều lệnh, Phòng ở kiểu mẫu theo điều lệnh nội vụ CAND. Đây là những phong trào thiết thực giúp rèn luyện phong cách sống, ứng xử cho sinh viên.Những phong trào này cần được nhân rộng và phát triển mạnh hơn nữa. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên cần quan tâm, chú ý đến việc thực hiện phong trào tại trung đội mà mình chủ nhiệm. Ban cán sự lớp cần đề ra kế hoạch, làm tốt công tác chỉ đạo để phấn đấu đưa đơn vị mình trở thành kiểu mẫu. Lãnh đạo Học viện cần có sự quan tâm, khen thưởng và nêu gương những điển hình tập thể tiên tiến, xuất sắc để nhân rộng phong trào và tạo hiệu quả thiết thực trong giáo dục phong cách người CAND cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 114 - 118)