Các yếu tố tác động tới việc giáo dục phong cách người CAND tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 77 - 89)

B. NỘI DUNG

2.1. Các yếu tố tác động và yêu cầu mới đặt ra đối với việc giáo dục

2.1.2. Các yếu tố tác động tới việc giáo dục phong cách người CAND tạ

tại Học viện ANND

2.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

- Các yếu tố mang tính khu vực và thời đại

Hiện nay, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vẫn là chủ đạo trên thế giới, các quốc gia vẫn ưu tiên tạo lập một môi trường hòa bình để tập trung và phát triển đất nước.Toàn cầu hóa, liên kết khu vực tiếp tục là các xu thế lớn và các cơ chế đa phương ngày càng có tiếng nói quan trọng trong đời sống quốc tế.Toàn cầu hóa có thể không diễn ra như trước nhưng những mối liên kết khu vực trở nên mạnh mẽ hơn tạo ra các mối quan hệ chằng chịt,

nhiều tầng.Vì thế, quyền lợi chính trị có xu hướng chuyển dời về phía các thực thể phi quốc gia.Điều này dẫn tới các mối quan hệ quốc tế ngày càng bình đẳng, dân chủ, tuy rằng các nước lớn vẫn chi phối rất mạnh, song các chủ thể khác đã dần dần có tiếng nói và vị thế nhất định.Bên cạnh xu hướng phát triển đó, vẫn còn tồn tại việc cạnh tranh chiến lược, tranh chấp tài nguyên, biển đảo, xung đột vũ trang cục bộ, đồng thời, xuất hiện nhiều hình thái chiến tranh mới như chiến tranh mạng, bạo lực, kinh tế… Tình hình quốc tế còn tồn tại nhiều bất ổn và nguy cơ như: các xung đột sắc tộc, tôn giáo; chủ nghĩa khủng bố; bạo loạn lật đổ; “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” … Những yếu tố này gây tâm lý hoang mang đối với các quốc gia yêu hòa bình, buộc mỗi quốc gia phải có tầm nhìn và biện pháp thích hợp tăng cường quốc phòng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của nước mình. Đối với Việt Nam cũng vậy, các yếu tố trên trở thành mối đe dọa đối với an ninh của Việt Nam và có tác động đến lực lượng công an nói chung và sinh viên Học viện ANND nói riêng.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực năng động với nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Nhìn chung, nền kinh tế các nước trong khu vực này, đặc biệt là Trung Quốc vẫn duy trì được sự tăng trưởng cao mặc dù nền kinh tế toàn cầu khá ảm đạm. Về an ninh – chính trị, khu vực này có biến động và có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Các quốc gia ở Đông Á vẫn tích cực chạy đua vũ trang và hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung quốc. Ngoài ra, trong khu vực hiện đang tồn tại nhiều điểm nóng phức tạp, đó là: vấn đề hạt nhân và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên; vấn đề Biển Đông; vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku; vấn đề các quốc gia ở Tây Nam Á. Trong đó, vấn đề Biển Đông có tác động trực tiếp nhất đến an ninh chính trị, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Khu vực Đông Nam Á vẫn là khu vực giao thương mạnh mẽ, kinh tế đi lên phát triển.Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông vẫn sẽ là đề tài nóng trong thời gian tới, nhất là sau những hành động của Trung Quốc tại khu vực này.Đối với Việt Nam, hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc thời gian vừa qua có tác động không nhỏ đối với quần chúng nhân dân.Tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính được đề cao, nhận thức của nhân dân về chủ quyền, biển đảo được tăng lên.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lòng yêu nước của nhân dân đã bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến nhiều hành động đi ngược lại với tôn chỉ hòa bình, thuần phong mỹ tục và truyền thống của dân tộc như việc đập phá máy móc, nhà xưởng, đánh đập người nước ngoài… nhiều cuộc biểu tình, tuần hành đã bị biến tướng trở thành âm mưu tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước. Những vấn đề đó tác động không nhỏ đối với sinh viên Học viện ANND và công tác giáo dục tại Học viện.

Bên cạnh những yếu tố về an ninh truyền thống, đã và đang xuất hiện yếu tố về an ninh phi truyền thống, như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tội phạm công nghệ cao, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử…, trở thành mối đe dọa lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những vấn đề an ninh phi truyền thống trở thành những thách thức đối với công tác bảo vệ nội bộ; nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước;truyền thông phát triển là yếu tố thúc đẩy các âm mưu tuyên truyền, kích động, chuyển hóa tư tưởng, chống phá Đảng và Nhà nước… Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là tác động trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp phiên bản 4.0, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, các nền văn hóa dễ truyền bá, phổ biến. Điều này có tính hai mặt, việc học tập tri thức, văn hóa của cán bộ công an nói chung, sinh viên Học viện ANND nói riêng được dễ dàng, thuận lợi và nâng cao nhưng cũng phải kể đến sự thẩm thấu, tác động của các nền văn hóa ngoại lai dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sự hình thành và

phát triển nhân cách của sinh viên. Tâm tư, lối sống, tình cảm của sinh viên CAND dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trái với thuần phong mỹ tục, bởi sự xâm lăng của các nền văn hóa.Các thế lực thù địch luôn chờ thời cơ, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta để thực hiện các âm mưu bạo loạn, lật đổ, “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là âm mưu “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của thế giới và khu vực, có thể thấy từng ngày, từng giờ luôn có những tác động đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… của nước ta, đồng thời cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến cán bộ CAND nói chung và sinh viên Học viện ANND nói riêng. Các yếu tố này tác động theo nhiều chiều hướng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo, giáo dục sinh viên của Học viện ANND. Vì thế, cần có sự nghiên cứu cụ thể, rõ ràng để vận dụng phù hợp trong tình hình hiện nay.

- Các yếu tố trong nước

Nhà trường với tư cách là một thành tố của xã hội nên luôn phải đặt trong xu thế chung, không thể tách rời khỏi sự phát triển xã hội.

Những năm gần đây, tình hình trong nước có nhiều biến chuyển. Đặc điểm lớn nhất đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được định hình một cách rõ ràng hơn; xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là các tổ chức thương mại đang tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh theo cả chiều sâu và bề rộng. An ninh, quốc phòng của chúng ta được củng cố; dân chủ trong xã hội và Nhà nước được tăng cao. Với đường lối đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo Nhà nước thoát khỏi bao vây cấm vận về kinh tế, đưa nước ta đi lên trên con đường phát triển, mở ra kỷ nguyên hội nhập với thế giới. Đời sống nhân dân về vật chất cũng như tinh thần được tăng cao. Đất nước khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.Những điều này là thuận lợi lớn đối với sự phát triển của Học

viện ANND, đồng thời cũng là điều kiện tốt cho việc giáo dục sinh viên của Học viện.

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn những vấn đề tồn tại, thách thức.Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động không nhỏ đối với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của cán bộ, đảng viên.Lý tưởng cách mạng bị phai mờ, những giá trị nhân văn đang bị mai một. Bên cạnh đó, hiện tượng chạy theo đồng tiền, không quan tâm đến lợi ích tập thể, đề cao chủ nghĩa cá nhân đang từng ngày, từng giờ diễn ra. Đảng đã nghiêm khắc nhìn nhận và chỉ ra sai lầm trong công tác lãnh đạo. Một bộ phân không nhỏ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ giữ vị trí lãnh đạo có biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, xuất hiện lợi ích nhóm, bè phái, cục bộ địa phương.Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái. Ngoài ra, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đáng chú ý nhất là các công cụ “truyền thông mới” có tác động không nhỏ đối với tình hình an ninh, trật tự trong nước. Xuất hiện nhiều thách thức mới trong việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước; tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Tình hình tội phạm về kinh tế, tham nhũng… và các âm mưu của thế lực thù địch đang cản trở sự ổn định và phát triển của đất nước. Tất cả những yếu tố đó đều có tác động trực tiếp đối với Học viện nói chung và công tác đào tạo sinh viên nói riêng.

Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII đã chỉ 27 biểu hiệnsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới. Có một thực trạng là nhiều tổ chức Đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Sự suy thoái về lập trường, tư tưởng gây ra những nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đáng chú ý, Nghị quyết cũng chỉ ra công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra yêu cầu về công tác nghiên cứu và giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong Học viện.

2.1.2.2. Các yếu tố bên trong Học viện

- Sự tác động của đội ngũ cán bộ, giảng viên

Sinh viên của Học viện ANND nói riêng và các trường đại học CAND nói chung có đặc thù khác biệt so với các trường đại học bên ngoài, đó là việc học tập, rèn luyện và sinh hoạt trong môi trường tập thể. Đây là đặc thù của lực lượng vũ trang nói chung. Vì vậy, bên cạnh đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy còn phải kể đến đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp giám sát việc rèn luyện, sinh hoạt của sinh viên. Đội ngũ cán bộ quản lý này có chức năng tổ chức, quản lý, giảm sát việc rèn luyện, học tập của sinh viên, đặc biệt là việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, tác phong và thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đóng vai trò quan

trọng trong việc giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện ANND.

Với tư cách là chủ thể trực tiếp trong quá trình giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giảng viên (bao gồm cả cán bộ quản lý và giảng viên giảng dạy) là yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng, hiệu quả của quá trình giảng dạy. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên, tác động đến tư tưởng, tình cảm, cuốn hút sinh viên say mê học tập các môn học về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, đặc biệt là các môn có liên quan đến việc xây dựng phong cách người CAND như: Đạo đức học, Dân vận, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, các môn khoa học Mác-Lênin,… Rõ ràng trong công tác giáo dục, nếu giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết với nghề, tư cách đạo đức và lối sống trong sạch, khả năng truyền đạt tốt sẽ có hiệu quả rất tốt đối với công tác giáo dục, nhất là việc giáo dục phong cách người CAND đối với sinh viên học viện ANND. Người giảng viên có trí tuệ và đạo đức sẽ trở thành tấm gương mẫu mực để người học vươn tới.Đặc biệt, với việc giáo dục phong cách người cán bộ CAND sẽ truyền thụ lý tưởng, niềm tin và động lực hành động cho mỗi chiến sĩ CAND tương lai, tạo nền tảng tốt cho sinh viên trước khi ra trường. Ngược lại, nếu tư cách đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên kém sẽ có tác động tiêu cực đối với sinh viên.

Một thuận lợi rất lớn đối với công tác giảng dạy tại Học viện ANND là mỗi cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy đều được tuyển chọn kỹ càng, đa phần là sinh viên giỏi tốt nghiệp Học viện được giữ lại. Ngoài ra, đối với giáo viên tuyển dụng bên ngoài đều có sự chọn lựa kỹ càng về độ tuổi, sức khỏe, tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và lý lịch gia đình.Bên cạnh đó, sau khi được nhận công tác của Học viện, đội ngũ cán bộ giảng dạy đều phải có thời gian chuẩn bị bài, nghiên cứu chuyên môn và tiến hành giảng thử trước các hội đồng khoa học cấp tổ bộ môn, cấp khoa và cuối

cùng là cấp Học viện, khi đạt yêu cầu về chuyên môn, năng lực sư phạm mới đủ điều kiện đứng lớp. Chính công tác tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng là nhân tố tạo nên đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng, phục vụ tốt cho nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu của Học viện nói chung, việc giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng.

- Sự tác động của các đoàn thể chính trị, xã hội

Bên cạnh nhiệm vụ học tập, sinh viên Học viện ANND còn có yêu cầu rèn luyện.Với môi trường lực lượng vũ trang, sinh viên Học viện ANND được đào tạo, rèn luyện một cách bài bản và chính quy.Trong đó, các hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội có tác động rất lớn đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên, bao gồm cả việc giáo dục phong cách người CAND.

Rõ ràng, công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ, giảng viên mà còn có phần đóng góp rất lớn từ các tổ chức như: Đảng ủy Học viện, Đảng bộ Phòng Quản lý học viên, Chi bộ các chuyên khoa, Đoàn thanh niên Học viện, các câu lạc bộ, các sân chơi của sinh viên… Đầu tiên, cần kể đến yếu tố có tác động rất lớn đối với công tác giáo dục đó là các tổ chức Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt, tổ chức Đảng tác động trực tiếp đến đội ngũ làm công tác giảng dạy và sinh viên, chỉ đạo hoạt động dạy và học trong Học viện. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên Học viện đóng vai trò định hướng các hoạt động, phong trào học tập, rèn luyện của sinh viên.Các phong trào sinh viên tạo ra nhiều sân chơi bổ ích và môi trường năng động, đây là điều kiện tốt rèn luyện phong cách cho sinh viên.Ngoài ra, trong quá trình học tập, nhiều hoạt động sau giảng cũng được tiến hành tại Học viện như các câu lạc bộ học tập, các cuộc thi olympic môn học do các Khoa, Bộ môn kết hợp với Chi đoàn chuyên khoa tiến hành. Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực “Học mà chơi, chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 77 - 89)