Vềphong cách diễn đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 99 - 101)

B. NỘI DUNG

2.3. Nội dung giáo dục phong cách ngƣời CANDtheo tƣ tƣởng Hồ Chí

2.3.2. Vềphong cách diễn đạt

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu đối với lực lượng công an phải là “người tuyên truyền chính sách của Đảng, của Nhà nước”[74, tr.168].Muốn tuyên truyền tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, sinh viên Học viện ANND phải được giáo dục phong cách diễn đạt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung giáo dục ở đây phải phục vụ cho công tác sau này của sinh viên và cần chú trọng những vấn đề sau:

Thứ nhất, giáo dục phong cách diễn đạt ngắn gọn, thiết thực, hàm súc cho sinh viên.Ngắn gọn, thiết thực và hàm súc nhưng không phải là cụt quằn, khó hiểu mà phải đủ ý, đủ nội dung. Đối với văn viết, văn nói cần tránh việc câu chữ, kéo lê văn bản, “tràng giang đại hải”, điều này làm người đọc, người nghe khó hiểu và hiệu quả tuyên truyền thấp. Phải làm cho sinh viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của phong cách diễn đạt theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai,nội dung giáo dục phong cách cho sinh viên cần linh hoạt, thông qua các hoạt động dạy và học trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa.Đặc biệt, cần chú ý rèn luyện cho sinh viên phong cách diễn đạt sinh động, gần gũi, gắn với lối nghĩ của quần chúng.Gắn với lối nghĩ của quần chúng là yêu cầu cần thiết cho công tác sau này của sinh viên. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên muốn giáo dục cho sinh viên cần thông qua những hình thức như: các cuộc thi thuyết trình, thi kể chuyện Bác Hồ; các câu lạc bộ môn học; các cuộc thi nghiên cứu khoa học, thi tìm hiểu; các hoạt động Đoàn như thiện nguyện, từ thiện, giao lưu; các hoạt động như dân vận, giúp đỡ nhân dân… Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng giao tiếp và tự hoàn thiện những kỹ năng diễn đạt của bản thân, nhất là khả năng giao tiếp với nhân dân. Điều này giúp sinh viên sau này có thể giao tiếp tốt hơn đối với quần chúng sau này.

Thứ ba,nội dung giáo dục phong cách diễn đạt cho sinh viên cần tập trung vào các kỹ năng liên quan đến thuyết trình, như kỹ năng tư duy, kỹ năng nói tròn vành, rõ chữ, kỹ năng nói bằng giọng bụng… Những kỹ năng bổ trợ cho phong cách diễn đạt của sinh viên, đặc biệt là phong cách nói.Việc giáo dục có thể lồng ghép bằng các phương pháp dạy học tích cực trên lớp.Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ viết của sinh viên, viết cần đủ ý, đủ từ, bố cục, diễn đạt chặt chẽ và hợp lý.

Thứ tư,một nội dung quan trọng là giáo dục phong cách nói đi đôi với làm cho sinh viên.Đây là nội dung nhằm hoàn thiện nhân cách của mỗi sinh viên CAND. Theo Hồ Chí Minh,nói đi đôi với làm là tư cách của một người cách mệnh chân chính, là phẩm chất cần có của mỗi người đảng viên. Nội dung giáo dục cần hướng cho sinh viên tự rèn luyện phẩm chất của mình, tránh việc nói suông, nói mà không làm. Có nói đi đôi với làm mới thể hiện được phong cách diễn đạt của người cán bộ công an. Rõ ràng, nhân cách và đạo đức của con người được thể hiện ra ở lời nói và việc làm, người sinh viên CAND phải có đạo đức, có nhân cách cao đẹp thì sau này ra ngoài xã hội làm việc mới được quần chúng mới tin tưởng, mới hết lòng giúp đỡ công an.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 99 - 101)