Xây dựng phong cách người CANDtheo tư tưởng Hồ Chí Minh –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 36 - 39)

B. NỘI DUNG

1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềphong cách ngƣờ

1.2.2. Xây dựng phong cách người CANDtheo tư tưởng Hồ Chí Minh –

Minh – Nhu cầu khách quan

Ngay từ những ngày đầu thành lập lực lượng công an, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng công an phải hiểu rõ công an là của nhân dân, từ nhân dân mà ra, dựa vào dân để làm việc và vì nhân dân mà phục vụ.Thời gian càng lùi xa, nhưng những di sản mà Hồ Chí Minh để lại cho lực lượng

CAND vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Trong đó, xây dựng phong cách người CAND là một nhu cầu khách quan trong sự phát triển của lực lượng nhằm góp phần lớn vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng phong cách người CAND là một nhu cầu khách quan, vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của lực lượng CAND. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”, đe dọa sự ổn định của chính quyền nhân dân, bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách ráo riết thực hiện các âm mưu nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. Ngoài ra, xã hội đang thời kỳ chuyển giao, cướp bóc, tệ nạn xảy ra rất nhiều, gây mất ổn định trật tự, an ninh. Trước tình thế đó, lực lượng công an đã ra đời và là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy lực lượng CAND: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [67, tr.270]. Có sự ủng hộ và tin tưởng từ nhân dân thì CAND mới có hậu phương vững chắc, làm nền tảng và chỗ dựa cho mọi công tác của lực lượng. Với đặc thù công việc, công an luôn phải tiếp xúc với nhân dân và để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì phải liên hệ mật thiết với nhân dân. Do đó, người chiến sĩ công an phải có phong cách chuẩn mực, khéo léo để dân yêu, dân tin và dân mến, từ đó dân mới sẵn lòng giúp đỡ công an. Muốn làm được như vậy, xây dựng phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu vô cùng cấp thiết.

Thứ hai, xuất phát từ sự phát triển của lực lượng CAND. Lực lượng CAND đã có lịch sử hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành. Đây là một chặng đường cách mạng với nhiều gian khổ và khó khăn. Mồ hôi, nước mắt và cả

xương máu của biết bao chiến sĩ đã ngã xuống vì an ninh Tổ quốc, vì cuộc sốngbình yên của nhân dân. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng với giai đoạn cải cách, đổi mới phát triển đất nước, lực lượng công an đã chứng minh được sự trung thành với Đảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc, xứng đáng là người “đày tớ trung thành tận tụy” của nhân dân. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ công an đã và đang có những biểu hiện thoái hóa, biến chất. Những biểu hiện đó thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể; cách làm việc quan liêu, xa rời nhân dân, chưa dân chủ, coi thường những nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt Đảng; nói không đi đôi với làm, chỉ nói suông, ba hoa; ứng xử với đồng nghiệp và nhân dânchưa đúng mực… Hồ Chí Minh đã lường trước về những biểu hiện thoái hóa đó, trước khi vào tiếp quản Thủ đô, Người đã căn dặn bộ đội, công an và cán bộ: “Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi” [69, tr.46].Người khẳng định bom đạn của kẻ thù còn không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường”, vì nó không thể trông thấy được. Bởi vậy, xây dựng nhân cách, bản lĩnh, tư tưởng, tác phong, đạo đức cách mạng cho lực lượng CAND là một yêu cầu cấp thiết và là nhu cầu khách quan phù hợp với sự phát triển của lực lượng CAND.

Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND. Hồ Chí Minh khẳng định đã là con người thì ai cũng có hai mặt tốt – xấu, thiện – ác, hiền – dữ thường xuyên đấu tranh với nhau. Trong môi trường tốt, phần thiện sẽ “nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi” [75, tr.672]. Đối với người chiến sĩ CAND cũng như vậy, nhu cầu tất yếu của mỗi cán bộ, chiến sĩ đều là muốn bản thân tự hoàn thiện, phát huy

mặt tốt, loại bỏ mặt xấu vốn có trong mỗi con người, hướng tới chân – thiện – mỹ. Xây dựng phong cách người CAND là yêu cầu quan trọng nhằm hoàn thiện nhân cách và bản lĩnh của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Từ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ sẽ trở thành người cách mạng mẫu mực, làm gương cho quần chúng, cống hiến hết sức cho sự nghiệp của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 36 - 39)