Giá trị lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 67 - 69)

B. NỘI DUNG

1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềphong cách

1.3.1. Giá trị lý luận

1.3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND là cơ sở khoa học cho việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chỉ thị, cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và ngành Công an đề ra.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng công an. Nhìn những di sản mà Người để lại cho lực lượng công an, có thể thấy, Người rất quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng CAND là một chỉnh thể, từ xây dựng bộ máy CAND vững mạnh về chính trị đến vững vàng về tư tưởng và chặt chẽ về tổ chức.Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND là một thành tố quan trọng trong tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng CAND, là cơ sở lý luận để xây dựng nên phong cách người chiến sĩ CAND trong tình hình mới.

Từ Đại hội Đảng khóa XII, việc xây dựng nên phong cách của người cán bộ nói chung, người chiến sĩ CAND nói riêngluôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Có thể kể đến Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp đó là Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ”. Những Chỉ thị, Nghị quyết trên đều đề ra những vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, thấm nhuần đạo đức cách mạng. Trong đó, vấn đề học tập phong cách Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên được đề cập đến. Tiếp đó, nhằm thực hiện thắng lợi các yêu cầu chính trị của Đảng, Bộ Công an đã ra Chỉ thị 07/CT-BCA-X11 về “Tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử CAND trong tình hình mới” và Kế hoạch số 337/KH-

BCA-X11 về tổ chức Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Có thể thấy, đây là những hoạt động thiết thực của Bộ Công an nhằm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

Rõ ràng, phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học cho hoạch định về các tiêu chí và chuẩn mực của người cán bộ CAND. Từ phong cách tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử đến phong cách sống, hoàn toàn có thể xây dựng một hệ tiêu chí rõ ràng, đầy đủ nhằm tự tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện bản thân từ tư tưởng của Người về phong cách người CAND.

1.3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND là cơ sở lý luận có tính nguyên tắc trong tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạngcủa lực lượng CAND

Như đã chỉ ra ở trên, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND là một chỉnh thể thống nhất. Nhìn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND là một thành tố quan trọng nằm trong hệ thống lý luận về xây dựng lực lượng CAND, tạo ra giá trị chuẩn mực để mỗi người cán bộ, chiến sĩ hướng tới. Thế giới luôn đổi thay từng ngày nhưng những giá trị mà Hồ Chí Minh để lại cho lực lượng công an luôn có sức sống bất diệt, ổn định và lan tỏa.

Việc tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra rất sớm đối với lực lượng công an. Trong thư gửi cho đồng chí Hoàng Mai vào tháng 3 năm 1948, Người đã yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ phải “luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức”[65, tr.498] và theo Người, đạo đức cách mạng là thứ mà công an phải có và phải giữ cho vững. Người cũng khẳng định, muốn có đạo đức cách mạng thì người công an

phải đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mới thành. Người nói, đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện mà nên như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Mỗi cán bộ phải tu dưỡng đạo đức suốt đời và để tu dưỡng đạo đức có hiệu quả thì xây dựng phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận có tính nguyên tắc. Trong phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cơ sở, luận điểm đều bao hàm nội dung về tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng. Chỉ có thông qua phong cách người CAND, đạo đức cách mạng của người cán bộ CAND mới được hoàn thiện và được biểu hiện ra trong công việc, giao tiếp, ứng xử. Ngược lại, cũng chỉ có đạo đức cách mạng mới làm cho phong cách của người cán bộ công an trở nên tốt đẹp hơn.

Hồ Chí Minh đã nêu ra quan điểm có tính nguyên tắc của tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.Tự rèn luyện có vai trò quan trọng, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào con người mình, thấy rõ cái tốt, cái xấu để tự khắc phục. Tu dưỡng đạo đức cũng phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời sống, trong công việc; tu dưỡng đạo đức được biểu hiện thông qua phong cách của mỗi cán bộ, bao gồm trong suy nghĩ, làm việc, sinh hoạt, diễn đạt, ứng xử…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 67 - 69)