Nội dung cơ bản của phong cách người CAND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 39 - 66)

B. NỘI DUNG

1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềphong cách ngƣờ

1.2.3. Nội dung cơ bản của phong cách người CAND

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lực lượng CAND. Đặc biệt Người rất chú trọng việc xây dựng lực lượng CAND nói chung và phong cách người CAND nói riêng. Ở đây, phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh có một số điểm cần chú ý sau:

Một là,những quan điểm của Hồ Chí Minh về phong cách của người CAND nằm trong tổng thể về phong cách của người cán bộ cách mạng nói chung. Trong rất nhiều bài nói, bài viết, đối tượng được Hồ Chí Minh nhắc đến là toàn thể cán bộ, đảng viên. Do đó, mỗi lời dạy về phong cách người cán bộ, đảng viên của Người là tài sản tinh thần quý báu của toàn Đảng, toàn dân, dĩ nhiên trong đó có cả lực lượng công an. Tuy nhiên,phong cách người CAND vẫn có những đặc trưng riêng biệt được quy định bởi vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là,sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy mình làm tấm gương cho quần chúng, cán bộ, đảng viên noi theo. Bởi vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND không thể tách rời khỏi phong cách Hồ Chí Minh và phải lấy phong cách Hồ Chí Minh như một gương mẫu chuẩn mực để xây dựng phong cách người CAND.

1.2.3.1. Phong cách tư duy

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của một quá trình tư duy khoa học. Hồ Chí Minh là con người mácxít, phong cách tư duy của Người trước hết là

phương pháp biện chứng duy vật, xuất phát từ thực tiễn và trở lại biến đổi thực tiễn. Đối với lực lượng công an, Người luôn khẳng định lực lượng công an phải rèn luyện phong cách tư duy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nội dung phong cách đó bao gồm:

Thứ nhất, phong cách tư duy của người CAND là sự kết hợp tính khoa học và cách mạng

Nhiệm vụ công an rất gian khổ và nặng nề, công an luôn phải đối phó với nhiều loại tội phạm, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoạt động phạm tội của các đối tượng, thế lực ngày càng đa dạng, với nhiều diễn biến phức tạp, công an luôn phải có một tư duy sắc bén, đầy bản lĩnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong tư duy về đấu tranh vũ trang nói chung và bảo vệ an ninh trật tự nói riêng, việc tích cực phòng ngừa phải đi cùng với chủ động tấn

công. Quan điểm này được chỉ ra khá sinh động trong bài thơ Học đánh cờ:

“Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ

Kiên quyết không ngừng thế tấn công”[63, tr.326]

Trong đấu tranh vũ trang, người chiến sĩ cách mạng phải biết tiến công, tư duy xuyên suốt là tinh thần tiến công cách mạng, nhưng cách mạng phải đi cùng với khoa học.Tấn công mà không tư duy khoa học thì chỉ là “hữu dũng, vô mưu”. Tấn công phải “nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, có nhãn quan sắc bén và trí tuệ sáng suốt. Cùng với đó, người cách mạng không những phải biết tấn công mà còn phải “thoái thủ” nhanh nhẹn, linh hoạt. Người dạy:

“Tấn công thoái thủ ưng thần tốc”[63, tr.324] “Công thủ vận trù vô lậu toán,”[63, tr.324]

Tư duykhi tấn công và phòng thủ đều phải khoa học, phải có sự tính toán cẩn thận, kỹ càng trước sau, không có sơ hở.Trong công tác công an, Người chỉ rõ: “Công an phải có kế hoạch” [70, tr.260]. Kế hoạch là tầm nhìn,

là suy tính khoa học của công an. Chỉ có vạch ra được kế hoạch cẩn thận, chu đáo, suy tính sâu sa thì lực lượng công an mới giữ được thể chủ động tấn công và tích cực phòng ngừa. Theo Hồ Chí Minh, chủ động tấn công hay lui về phòng ngừa đều là giữ quyền chủ động, mà đã chủ động thì “thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ” [63, tr.503].

Thứ hai, phong cách tư duy người CAND phải là tư duy biện chứng, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

- Phong cách tư duy của công an phải là tư duy biện chứng.

Trong khi làm nhiệm vụ, người cán bộ công an phải có phong cách tư duy biện chứng.Hồ Chí Minh quan niệm tư duy biện chứng có vai trò to lớn đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của người chiến sĩ công an. Cụ thể là, nó giúp mỗi chiến sĩ khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện… xem xét đối tượng một cách đúng đắn, toàn diện.

Trong Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Công an phải có kế hoạch. Công an không thể đi sau công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. Tốt nhất là công an đi bước trước” [70, tr.260]. Người dẫn ra ví dụ: “Trong kháng chiến, ta không có xe lửa, nay ta có nhiều. Công an phải bảo vệ xe lửa, không để địch phá xe lửa. Trong kháng chiến, ta không có mỏ than to, bây giờ ta có mỏ Hồng Gai, có nhiều máy, có hàng vạn công nhân, thế nào địch cũng tìm cách phá hoại. Công an phải dựa vào công nhân mà bảo vệ mỏ than của ta.” [63, tr.503]. Theo quan điểm của Người, trước các yêu cầu cách mạng của từng giai đoạn, công an phải nhận thức đầy đủ bối cảnh, hoàn cảnh; phải đặt nhiệm vụ của mình vào trong đó và tính toán, lên kế hoạch những bước cần làm tiếp theo nhằm bảo vệ tốt an ninh trật tự.

Theo Hồ Chí Minh, phong cách tư duy biện chứng của lực lượng CAND giúp khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ và thái độ định kiến với cái mới; tránh sự phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào việc nhìn nhận đối tượng một cách thiếu khách quan và khoa học. Trong bài nói chuyện với Hội nghị Công an toàn quốc, Người dạy: “Phải kiên quyết tránh bắt bừa, mớm cung, dùng nhục hình. Những điều đó chỉ tỏ rõ cái yếu, cái dốt, cái vụng của mình.”. Người giải thích, có những kẻ “đại gian, đại ác” có đánh mấy chúng cũng không khai nhận vì “có gan ăn cắp, có gan chịu đòn” nhưng nhiều người lại nhận bừa, khai bậy khi bị đánh. Điều đó làm cho công an sẽ mắc sai lầm, đây là lối nhìn việc thiếu khách quan, khoa học. Tư duy biện chứng đòi hỏi người cán bộ công an phải hiểu biết sâu sắc sự vật, hiện tượng đang diễn ra, đồng thời theo sát sự biến đổi của chúng để tìm ra sự thật đằng sau.

- Tư duy biện chứng của CAND thể hiện ở việc tư duy nhuần nhuyễnmối quan hệ của bốn yếu tố: lực; thế; thời; mưu trong công tác bảo vệ an ninh trật tự.

Theo Hồ Chí Minh, lực lượng công anmuốn bảo vệ tốt an ninh, trật tự thì trước hết phải tạo lực. Lực bao gồm cả lực lượng vật chất và lực lượng

tinh thần.Theo Người, tạo lực là một việc rất khó, ví như lúc mới nhóm lửa,

nhưng biết cách làm, biết dựa vào dân sẽ nhanh chóng. Công an muốn tạo lực mạnh phải dựa vào tổng hợp sức mạnh của toàn dân. Người khẳng định: “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được”[70, tr.260].

Tạo lực tốt nhưng nếu không có thế cũng không thành công được, tạo lực phải đi đôi với lập thế. Ở thế có lợi, thế hiểm thì một lực nhỏ cũng có thể chuyển hoá thành lực lớn và ngược lại, một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi hoặc bị mất thế cũng dễ bị suy yếu.Người đưa ví dụ: “Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng

được một vật nặng hàng trăm kilôgam. Đó là thế thắng lực”. Tư duy của người cán bộ công an phải biết kết hợp giữa tạo lực và lập thế. Đánh địch, phải đánh đúng chỗ, đánh vào thế yếu của địch. Người dạy lực lượng công an: “Đánh địch phải đánh cho đúng, như "đánh rắn phải đánh dập đầu"” [70, tr.259].

Thế và lực phải kết hợp với thời, trong tư duy của công an còn cần biết “tạo thời” “chờ thời” và “tranh thời”. Nếu hành động đúng thời cơ thì lực nhỏ cũng có thể giành thắng lợi lớn, còn hành động không đúng thời cơ thì lực lớn

cũng chưa chắcđã thành công. Trong bài thơ Học đánh cờ, Người nói về thời:

“Phùng thời, nhất tốt khả thành công”[63, tr.324]. “Phùng thời” ở đây không đơn giản chỉ là gặp thời mà còn là tạo thời, chờ thời và tranh thời.Trong tư duy của công an, công tác công an có nhiều khó khăn, hiểm nguy, lực lượng công an có đông mấy cũng không đủ dùng. Tìm đúng thời cơ và vận dụng đúng là yêu cầu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của công an.

Trong các huấn thị của Hồ Chí Minh đối với cán bộ về lực, thế, thời, bao giờ cũng gắn với “dụng mưu”. Theo Người, chỉ khi “dụng mưu” mới phát huy tổng hợp các yếu tố lực, thế, thời. Tướng tài là người biết dùng mưu để sử dụngtốt lực lượng, tạo được thế có lợi cho ta, phá được thế giặc, hành động và tấn công đúng thời cơ.

Tư duy biện chứng của người cán bộ CAND thể hiện ở chỗ kết hợp nhuần nhuyễn bốn yếu tố: lực; thế; thời; mưu. Tạo lực để lập thế, thế tốt sẽ phát huy được lực và nắmđược thời, nghĩa là có thể tạo thời, chờ thời và tranh thời.“Dụng mưu” để tạo thế ta, phá thế địch. Trong công tác công an, người CAND cần có phong cách tư duy biện chứng, vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm của Hồ Chí Minh về lực, thế, thời và mưu.

- Phong cách tư duy của lực lượng công an còn phải là sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.

Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh luôn thống nhất giữa lý luận với thực tiễn; lấy lý luận hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn và lấy thực tiễn kiểm tra lại lý luận. Người nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng”[71, tr.95].

Trong tư duy của người cán bộ nói chung, cán bộ công an nói riêng, Hồ Chí Minh khẳng định phải biết khái quát thực tiễn thành lý luận. Người chỉ rõ: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế.Đó là lý luận chân chính.”[65, tr.273]. Đối với lực lượng công an nói riêng, Hồ Chí Minh yêu cầu trong tư duy phải biết khái quát thực tiễn thành lý luận, trong bài nói tại Đại hội thi đua lực lượng Công an nhân dân, Người dạy: “Phải tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tổng kết và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành công an”[75, tr.170]. Trong tư duy khi vận dụng lý luận, Người cũng nhắc nhở phải vận dụng thích hợp vào từng hoàn cảnh, từng điều kiện, tránh cái tệ vận dụng máy móc, dập khuôn, giáo điều.Phải nhớ rõ mục đích học lý luận là để vận dụng vào thực tiễn. Người nhắc nhở, “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn”[71, tr.96].

Thứ ba, phong cách tư duy người CAND phải kết hợp hài hòa giữa phong cách độc lập, tự chủ, sáng tạo,trấn tĩnh với nhạy bén, nhanh nhẹn, quyết đoán

Độc lập, tự chủ, sáng tạo là nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo

điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ bản thân. Sáng tạo là biết tìm tòi những cái mới, cáihay phù hợp với quy luật phát triển nhưng có thể bao hàm cái cũ hoặc vượt lên trên và bổ sung nhưng giá trị mới.

Đối với lực lượng công an, Hồ Chí Minh khẳng định, trong công tác công an, người cán bộ phải có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Có độc lập, tự chủ mới làm việc không giáo điều, lệ thuộc, dập khuôn; mới chủ động được trong công tác, khắc phục hạn chế của hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ; có bản lĩnh chịu trách nhiệm trước nhân dân, đất nước. Độc lập, tự chủ phải đi liền với sáng tạo, công an phải liên tục sáng tạo: sáng tạo trong cách ngăn ngừa tội phạm, cách đánh địch; sáng tạo trong công tác phục vụ nhân dân, tránh gây phiền hà cho dân; sáng tạo trong công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự… Người dạy lực lượng công an phải luôn luôn có tư duy sáng tạo và khẳng định công an “Phải học tập và sáng tạo. Học tập và sáng tạo đi liền với nhau”[75, tr.140].

Một điểm rất đặc trưng mà Hồ Chí Minh chỉ ra ở phong cách tư duy của công an đó là lối tư duy, suy nghĩtrấn tĩnh. Trấn tĩnh ở đây là gặp việc khó mà không hoang mang, “lâm nguy bất loạn”, bình tĩnh suy xét sự việc, suy nghĩ giải pháp.Tính chất nguy hiểm của công tác công an được Người chỉ ra: “Công tác công an rất cần, rất quan trọng nhưng đồng thời cũng rất khó. Tình báo, gián điệp đế quốc rất nguy hiểm” [75, tr.140]. Chính cái khó khăn, nguy hiểm đó đặt ra yêu cầu cho người cán bộ công an cần hết sức trấn tĩnh trước địch. Chỉ có trấn tĩnh mới sáng suốt để tư duy sâu vào bản chất của vấn đề. Người dạy: “Đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là bước đầu thắng địch. Cố nhiên, trấn tĩnh rồi còn phải đi sâu xét kỹ.”[70, tr.259].

Sự nghiệp bảo vệ Đảng, Tổ quốc, nhân dân là công việc gian khổ, với nhiều giờ phút gay go, quyết liệt. Chính thực tiễn đó đặt ra phong cách tư duy

của lực lượng công an còn cần nhạy bén, nhanh nhẹn và quyết đoán. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần huấn thị cán bộ, chiến sĩ công an cần nhạy bén, nhanh nhạy với công việc: “Muốn bảo vệ tốt phải hiểu tâm lý kẻ địch” “Phải biết tại sao phải bảo vệ? Lúc nào thì bảo vệ”[73, tr.346]… Đó là yêu cầu của công việc, chính yêu cầu đó buộc người công an phải thực sự nhanh nhạy, tránh trì trệ trong tư duy, đặc biệt là không đi theo lối mòn, dễ hỏng việc. Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Người chỉ rõ tư duy nhạy bén, quyết đoán của lực lượng công an còn thể hiện ở chỗ: “Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”[65, tr.499].

1.2.3.2. Phong cách diễn đạt

Diễn đạt là dùng ngôn ngữ hoặc hình thức nào đó làm cho tư tưởng, tình cảm được tỏ rõ ra cho người khác hiểu.Phong cách diễn đạt là sự biểu hiện của phong cách tư duy, được thể hiện ra trong cuộc sống. Con người thường diễn đạt bằng hai ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ nói, viết và ngôn ngữ hành động.

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là kết tinhgiữa uyên bác với dân dã; hiện đại với cổ điển; phương Đông với phương Tây; truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.Hồ Chí Minh là bậc thầy của ngôn ngữ. Lối nói, lối viết của người rất đa dạng, sinh động và những hành vi của Người rất giản dị, nhẹ nhàng, gần gũi nhưng lại có sức lan tỏa đối với quần chúng rất mạnh. Tất cả những điều đó làm nên một phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh rất riêng, rất sâu sắc mà cán bộ, đảng viên phải noi theo học tập.

Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, lực lượng công an nói riêng, Hồ Chí Minh đưa ra rất nhiều quan điểm về phong cách diễn đạt. Những nội dung đó bao gồm:

Trong cuốn sách Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc có đưa ra tuyên ngôn của mình về cách diễn đạt, đó là: “giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả” [62, tr.283]. Trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thường thấy Người nói rất ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ nội dung cần thiết. Người không đồng tình với lối viết dài như “rau muống kéo dây” vừa “lằng nhằng” lại dễ làm cho người đọc khó hiểu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về phong cách người công an nhân dân cho sinh viên học viện an ninh nhân dân hiện nay (Trang 39 - 66)